[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua. 

***************

Trường học và nơi làm việc là những thể chế mà ĐCSTQ ngay lập tức huy động đến khi nó khởi xướng chiến dịch chống lại Pháp Luân Công năm 1999. Chính là được thực hiện trong những đơn vị rất nhỏ của xã hội Trung Quốc mà cuộc bức hại có thể vươn tới đông đảo quần chúng.

Ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mỗi trường học và đơn vị công tác (dan wei) đều có viên chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm thực hiện chỉ thị của ĐCSTQ và báo cáo lại lên cấp trên. Nạn quan liêu ở Trung Quốc hàng thập kỷ dưới những quy tắc của ĐCSTQ đã ăn sâu ở mức độ chưa từng có và đạt đến khả năng có thể nhanh chóng huy động các chiến dịch trên toàn đất nước rộng lớn.

Dù có một chút lỗi thời, hệ thống này vẫn  sẵn sàng ở đó để  lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân sử dụng vào năm 1999.

Trước khi có lệnh cấm vào năm 1999, có thể thấy nhiều sinh viên và giáo viên thường tập Pháp Luân Công cùng nhau, như họ vẫn làm hiện nay ở Đài Loan (báo cáo). Tại trường đại học Thanh Hoa danh tiếng – “MIT của Trung Quốc”  có 11 điểm tập Pháp Luân Công trong khuôn viên trường với hơn 500 học viên Pháp Luân Công, trong đó có từ 100 đến 200 giáo sư.

Ở nhiều chỗ làm, Pháp Luân Công đã nhanh chóng lan truyền từ người này sang người khác, bởi vì nhiều nhân viên đã trở nên thích thú và hào hứng với môn tập luyện mới và đạo lý về rèn luyện đạo đức. Ở một số nhà máy, các công nhân cùng nhau tập luyện trong sân nhà máy những bài tập động tác chậm rãi của Pháp Luân Công vào buổi sáng sớm trước giờ làm; vài người quản lý thậm chí còn khen ngợi môn tập luyện vì tự hào về chuẩn mực đạo đức và tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhưng từ khi phát động cuộc bức hại, với chiến dịch tuyên truyền đi kèm, hàng triệu sinh viên, giáo viên, và nhiều bạn học cùng lớp đã bất ngờ bị tẩy chay. Những học viên Pháp Luân Công trước  là  “Những nhân viên kiểu mẫu” và những học sinh ưu tú  thì nay bị khiển trách và thậm chí còn bị bỏ tù. Những người bạn chỉ vài tuần trước đây còn hỏi mượn sách Pháp Luân Công thì nay lại thúc giục các học viên chấm dứt tập luyện để tránh bị rắc rối.

Những người chủ và hiệu trưởng trường học ngay lập tức gặp phải áp lực nếu một trong những nhân viên hay học sinh của họ công khai kiến nghị với chính phủ nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Hết người này đến người khác bị nghỉ việc và sinh viên bị đuổi học vì niềm tin của họ.

Trong lúc đó, các trường học và đơn vị công tác  buộc phải tiến hành các buổi học kiểu Cách Mạng Văn Hóa. Nó bao gồm việc tố cáo Pháp Luân Công dựa trên các bài xã luận của thời báo Nhân dân  và các tài liệu của ĐCSTQ khác, những thứ phác ra “cái nhìn đúng đắn” mà người Trung Quốc nên có về Pháp Luân Công.

Các học sinh tiểu học  buộc phải xếp hàng và kí vào các biểu ngữ lớn phản đối Pháp Luân Công và “mê tín dị đoan” trên phạm vi rộng  hơn trong lúc tuyên thệ sẽ trung thành với tính tiến bộ của chủ nghĩa Mác và khoa học.

Học sinh trung học phải trả lời theo đường lối chính thức của ĐCSTQ trong các bài thi  tuyển vào đại học theo chuẩn quốc gia. Trả lời sai có nghĩa là bị đuổi học hoặc không được nhận vào đại học cho dù có đạt đủ điều kiện. Một câu trả lời mà mang tính thách thức  lý luận của ĐCSTQ thì có nghĩa là sẽ dẫn đến cảnh tù đày, hoặc còn tệ hơn.

Những học viên bị bắt giam, những người cự tuyệt “chuyển hóa” (xem thêm về tẩy não) bị đe dọa rằng sự kháng cự của họ sẽ gây tổn hại đến  công việc và cơ hội học tập của những người thân. (xem thêm về bức hại người thân)

Những người sống sót báo cáo rằng, trong nhiều trường hợp, những lời đe dọa đã được thực hiện.

Phòng học, văn phòng, ký túc xá cũng được dùng làm trại giam đặc biệt cho các học viên Pháp Luân Công, những người đã gửi thư thỉnh nguyện cho các văn phòng kháng cáo. Một phụ nữ từ Thượng Hải miêu tả việc bà bị giam ở trường nơi bà dạy học, khi mà  cảnh sát thay nhau suốt ngày đêm thực hiện “công tác tư tưởng” (sixiang gongzuo).

Cuối cùng, các sinh viên ở mọi lứa tuổi cũng không thoát khỏi những phương thức bức hại tàn bạo nhất. Ví dụ như cô Wei Xingyan, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Trùng Khánh, là một học viên Pháp Luân Công  đã bị cưỡng bức bởi một cảnh sát trước nhiều người. Khi trường hợp của cô được phơi bày trên mạng, cô đã biến mất và trường đại học đã phủ nhận sự tồn tại của cô (tin tức).

Bởi vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công được thực hiện có chủ ý trên toàn hệ thống giáo dục ở Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Trần Chí Lập (Chen Zhili) đã bị kiện vì những tội ác chống lại nhân loại (báo cáo)

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/589/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118502.html
Đăng ngày 22-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share