[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua. 

*********

Trong lúc hầu hết người đọc nhận ra rằng dưới hệ thống một đảng ở Trung Quốc, thì chức năng của ngành tư pháp thật khác biệt so với một xã hội dân chủ, ít người nhận ra được rằng hệ thống pháp luật của Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào sự chuyên quyền của ĐCSTQ  đến mức độ nào. Với hàng trăm nghìn luật sư ở Trung Quốc, hàng chục nghìn thẩm phán và có nhiều phòng xử mới, liệu các học viên Pháp Luân Công đang bị giam cầm trái phép có một nơi để khiếu nại? Hay là những người đang bị ngược đãi có thể kết tội những người tra tấn họ? Câu trả lời là, mặc dù cụm từ hoa mỹ “quy định luật pháp” có được nhắc đến, việc đòi hỏi công lý thông qua hệ thống pháp luật Trung Quốc vẫn là một điều bất khả thi đối với các học viên Pháp Luân Công. Thật vậy, chiến dịch phản đối Pháp Luân Công là lời nhắc nhở liên tục về khả năng vượt mặt hiến pháp, kiểm tra chặt chẽ các cơ quan tư pháp, và ngang nhiên phớt lờ cam kết trong các điều ước quốc tế về nhân quyền của ĐCSTQ.

Vi phạm luật pháp của Trung Quốc

Việc các viên chức của ĐCSTQ cự tuyệt chỉ trích về thành tích nhân quyền, cho rằng những chỉ trích đó đã phát xét Trung Quốc một cách không công bằng theo tiêu chuẩn quốc tế không phải là việc hiếm thấy. Những chính sách xét xử không công bằng đáng chú ý ở Trung Quốc là theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi bản thân lời bình luận này có vấn đề, như trích dẫn ở trên cho thấy nó không đúng với trường hợp của Pháp Luân Công. Điều này là bởi vì trong cuộc bức hại nhóm tập này, ĐCSTQ đã không chỉ vi phạm các giao ước quốc tế của nó, mà còn vi phạm hệ thống luật pháp của Trung Quốc.

Bên cạnh một điều khoản mang tính lôi kéo nhiều hơn được thêm gần đây nói rằng “nhà nước tôn trọng và đề cao quyền con người,” (Điều 33) của Hiến pháp Trung Quốc bao gồm 16 các quy định khác phác thảo cụ thể các quyền và quyền tự do. Chúng bao gồm quyền tự do tôn giáo (Điều 36), quyền tự do ngôn luận (Điều 35), và quyền giáo dục (Điều 46). Ngoài ra còn có nhiều điều khoản cấm giam giữ trái pháp luật (Điều 37) và cấm sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, và người cao tuổi (Điều 49).

Tuy nhiên, như chứng cứ được trình bày trên các trang đi kèm của trang thông tin này cho thấy, trong chính sách đàn áp Pháp Luân Công, từng điều khoản trên đã bị vi phạm.

Sự vi phạm đã không chỉ giới hạn đối với hiến pháp. Theo luật sư nhân quyền Trung Quốc Cao Trí Thịnh chỉ ra, trong việc đối xử với Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã bỏ qua quy định về trừng phạt của Trung Quốc, cũng như quy định luật pháp chung, như sự ngăn cấm áp dụng luật hồi tố. Trong báo cáo của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng tương tự dẫn ra điều được gọi là một “quy tắc che đậy luật pháp,” nhấn mạnh rằng luật pháp được trích dẫn bởi giới chức Trung Quốc như cơ sở pháp lý cho lệnh cấm trên thực tế được thông qua vào tháng 10 năm 1999, ba tháng sau khi việc bức hại đã được thi hành.

Nói cách khác, khi Giang Trạch Dân muốn hành động chống lại Pháp Luân Công, đối với ông ta, không là vấn đề gì khi những điều luật liên quan là không có hoặc các biện pháp mà ông ta viện đến trái với hiến pháp – nếu không có điều luật nào để làm cơ sở cho hành động của ông ta, thì ông ta sẽ làm những gì ông muốn đầu tiên và tạo ra các luật lệ sau này.

Thật vậy, chiến dịch phản đối Pháp Luân Công là sự nhắc nhở liên tục về khả năng vượt qua hiến pháp của ĐCSTQ, một đặc tính cốt lõi của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Như ông Daniel Chow, chuyên gia về luật pháp Trung Quốc nói, “cơ cấu quyền lực thực sự ở Trung Quốc là không thể tìm thấy ở bất cứ điểm nào trong hiến pháp. Quyền lực thực sự nằm trong tay của ĐCSTQ “2 1

Để có danh sách chi tiết của các điều khoản cụ thể trong Hiến pháp Trung Quốc và việc vi phạm luật hình sự trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, xin xem tại đây.
________________________________________

Các bài tham khảo và nguồn bổ sung:

[1] D. Chow, Hệ thống luật pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (St. Paul, 2003), trang 114.
B. Edelman and J.T. Richardson, “Pháp Luân Công và Luật pháp: Sự phát triển của việc kiểm soát xã hội hợp pháp ở Trung Quốc” Nova Religio, Vol. 6, No. 2, April 2003, pp. 312-331, 312.

R. Berring, Giáo sư Luật, Đại học California (Boalt Hall), Bản khai cho toà án quận của U.S, Quận Bắc California về trường hợp của Jane Doe I, et al. V. Liu Qi đối với điều luật của Trung Quốc liên quan đến việc bức hại Pháp Luân Công và vai trò của Liu với tư cách là cựu thị trường Bắc Kinh (link).

Nhóm tác chiến nhân quyền Pháp Luân Công, ” Tình trạng bạo lực với phụ nữ của chính quyền Trung Quốc” 2002 báo cáo với đặc phái viên Liên Hợp Quốcvề Bạo lực đối với phụ nữ (link).

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/489/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118495.html
Đăng ngày 18-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share