[Trung tâm thông tin Pháp Luân Dại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua. 

**********

Tất cả các cấp của ĐCSTQ, bao gồm tòa án, phương tiện truyền thông, cảnh sát, cơ quan ngoại giao đều liên can đến chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Nhiều giáo viên, chủ doanh nghiệp, đồng nghiệp, hàng xóm, và thậm chí là các thành viên trong gia đình cũng tiếp tay cho cuộc đàn áp những đồng bào của họ. Tuy nhiên, một vài cá nhân là chịu trách nhiệm chính cho việc phát động và chỉ huy cuộc đàn áp.

Hãy lưu ý rằng họ chỉ là một phần của một hệ thống lớn đã tự nó duy trì liên tục gần sáu thập niên qua hầu hết nhờ vào bạo lực, dưới đây là hồ sơ của những  thủ phạm chính.

Nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với các vụ kiện dân sự và hình sự bên ngoài Trung Quốc.

  • GIANG TRẠCH DÂN
  • PHÒNG 610
  • CÁC CHỦ TỊCH TỈNH VÀ THỊ TRƯỞNG
  • BÍ THƯ ĐCSTQ TẠI CÁC TỈNH
  • CÁC BỘ NGÀNH
  • CÁC THÀNH VIÊN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ BỘ CHÍNH TRỊ
  • CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA NHÀ NƯỚC GIANG TRẠCH DÂN

Giang Trạch Dân là cựu lãnh đạo gần đây nhất của đất nước Trung Quốc. Vị trí này bao gồm ba chức danh riêng biệt: Lãnh đạo Đảng (Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ), Chủ tịch nước (người đứng đầu Hội đồng Nhà nước), và Tổng tư lệnh (Chủ tịch Hội đồng Quân sự trung ương).

Vào năm 1999, Giang đã lợi dụng quyền lực tập trung (jiquan) ở vị trí đứng đầu nhà nước để phát động một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp chống lại Pháp Luân Công.

1. Giang gạt đi lập trường hòa giải của Thủ tướng Chu Dung Cơ đối với Pháp Luân Công và quyết định coi cuộc tụ họp ngày 25 tháng 4 năm 1999 là một mối đe dọa hình sự.

2. Giang thành lập Phòng 610 và trao cho nó quyền lực chưa từng có tiền lệ, đứng trên mọi cấp chính quyền địa phương để thực hiện chiến dịch gián điệp, tùy ý bắt giữ, tra tấn và giết hại đối với các học viên Pháp Luân Công.

3. Giang đã cấm Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 và vào tháng 10 năm 1999 Giang đã một tay đưa ra một “đạo luật” để viện cớ cho lệnh cấm được đưa ra trước đó.

4. Vào năm 1999, Giang bỉ ổi đưa ra các chỉ thị rằng “không có biện pháp nào là quá đáng để diệt trừ Pháp Luân Công”, và để làm vậy, Đảng phải “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, và hủy hoại thân thể của chúng”. Vào năm 2002, Giang tiến thêm một bước xa hơn bằng việc ban hành mệnh lệnh “bắn tại chỗ” bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào công khai vạch trần cuộc bức hại.

5. Hầu hết các bước chủ yếu trong chiến dịch, từ việc gán nhãn cho Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông, đến các vụ bắt giữ hàng loạt, gây áp lực lên chính phủ các nước ngoài tất cả đều được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Giang, ít nhất là cho đến khi ông ta chính thức từ bỏ quyền lực vào năm 2003. Các nguồn tin nội bộ cho biết rằng sau đó Giang vẫn tiếp tục ở đằng sau thao túng chiến dịch  thông qua những cán bộ cao cấp mà trung thành với phe nhóm của ông ta, như Luo, Zeng, và Zhou dưới đây.

Giang đã bị khởi tố dân sự và hình sự cho tội tra tấn, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng tại Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Canada, Hy Lạp, Úc, New Zealand, Bolivia, Chile, Hà Lan, Pêru, Nhật Bản, và Thụy Điển.

  • Để có thêm thông tin về vai trò của Giang trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, xem tại…
  • Báo cáo đặc biệt về Giang Trạch Dân của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
  • Bản phân tích của CNN
  • Phòng 610
  • Bản hồ sơ tóm tắt cho vụ kiện chống lại Giang Trạch Dân được trình lên bởi Giám đốc điều hành của Tổ chức Thế giới chống tra tấn, Hoa Kỳ.

PHÒNG 610

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công. Giang cũng thành lập Phòng 610 (còn được biết là Văn phòng kiểm soát Pháp Luân Công) được coi như một phương tiện để Ban chỉ đạo  quản lý và đảm bảo chắc chắn rằng chiến dịch được tiến hành  trên khắp Trung Quốc. Giang trao cho Phòng 610 quyền kiểm soát sâu rộng khắp các cơ quan nhà nước và cơ quan Đảng, trong đó có Bộ Công an, hệ thống tư pháp, các trại lao động, Bộ Tuyên giáo.

Phòng 610 và Ban chỉ đạo được đặt tại Ủy ban chính trị và tư pháp của Ủy ban Trung ương [ĐCSTQ], và có thể thấy các chi nhánh của Phòng 610  tại tất cả các cấp chính quyền và trong nhiều cơ quan nhà nước và trường học trên khắp Trung Quốc. Dưới đây là các nhân vật chủ chốt của các Phòng 610:

Lý Lam Thanh là Phó giám đốc Ban chỉ đạo của Phòng 610 từ năm 1999 đến năm 2003. Ông ta cũng đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Ông ta phụ trách chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trên toàn quốc đồng thời đưa ra nhiều báo cáo và  bài phát biểu kích động thù hận đối với nhóm [học viên Pháp Luân Công].

Lý đã bị khởi tố dân sự và hình sự ở Pháp, Bỉ, Đài Loan, Đức, Canada, Chile, Hà Lan, Nhật Bản, và Thụy Điển.

Vụ kiện chống lại Lý Lam Thanh ở Pháp [https://flgjustice.org/index.php?option=content&task=view&id=76&Itemid=103]

La Cán là Phó giám đốc Ban chỉ đạo của Phòng 610 và cũng là ủy viên Ủy ban thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ và Bí thư Ủy ban chính trị và tư pháp của Ủy ban Trung ương [ĐCSTQ]. La đích thân thanh tra các cơ sở của Ủy ban chính trị và tư pháp cũng như các trại lao động trên toàn quốc để đảm bảo tất cả các cấp chính quyền đều thực thi mệnh lệnh tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công của Giang.

La Cán là cái tên được liên tưởng đến nhiều nhất trong những năm đầu của cuộc bức hại, trước khi Pháp Luân Công bị cấm chính thức vào năm 1999. Từ năm 1996 đến năm 1999, Bộ Công an dưới sự chỉ huy của La đã từng bước tăng cường hoạt động gián điệp và quấy rối các học viên Pháp Luân Công. Trong khi đó các phương tiện truyền thông nhà nước bắt đầu đả kích Pháp Luân Công. Hai trong số các bài chỉ trích nổi tiếng nhất trên truyền thông, trên thực tế bắt nguồn từ He Zuoxiu, anh rể của La.

La đã bị khởi tố dân sự và hình sự Phần Lan, Acmênia, Moldova, Iceland, Tây Ban Nha, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Canada, Bolivia, Chilê, Pêru, Nhật Bản, Thụy Điển, Bỉ, và Achentina.

Vụ kiện chống lại La Cán đang diễn ra ở Argentina [1]

Cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống lại bốn vị lãnh đạo tàn bạo www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8534

Lưu Kinh là Phó giám đốc Ban chỉ đạo của Phòng 610 từ năm 2000 đến năm 2002. Ông ta đã tổ chức các cuộc họp báo vu khống Pháp Luân Công và sử dụng các tuyên truyền về vụ tự thiêu được dàn dựng để biện minh cho cuộc bức hại. Ông ta cũng chỉ đạo việc cưỡng bức chuyển hóa và tẩy não đối với các học viên Pháp Luân Công ở cấp tỉnh. Đồng thời ông ta cũng từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Lưu đã bị kiện tại Canada, Thụy Điển và Bỉ.
Bộ Công an ban hành chỉ thị mật về việc điều tra và ngăn chặn hàng nghìn người trên khắp thế giới đến Thế vận hội Olympics [www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9489]
Cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống lại bốn vị lãnh đạo tàn bạo www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8534

Các quan chức khác của Phòng 610:

Dong Zongfang
Gao Kuixian
Guo Chuanjie
Huang Ju
Li Yuanwei
Lin Yanzhi
Su Rong
Wang Maolin
Zhang Xiaoguang
Zhao Zhifei

Dong Zongfang là Giám đốc Phòng 610 của Sở Công an tỉnh Sơn Đông, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Tây Ban Nha.

Vụ kiện chống lại Dong Zongfang ở Tây Ban Nha [2]

Gao Kuixian là Giám đốc Phòng 610 của Sở Công an tỉnh Cát Lâm, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Tây Ban Nha.

Vụ kiện chống lại Gao Kuixian ở Tây Ban Nha [3]
Guo Chuanjie là Phó giám đốc Phòng 610 tại Học viện Khoa học Trung Quốc. Ông ta đã tìm cách theo dõi, đàn áp và giết hại các học viên Pháp Luân Công tại Học viện thông qua một chiến dịch trên diện rộng câu kết với các chính quyền địa phương bắt cóc, giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại Học viện. Guo cũng thi hành chính sách thu hồi bằng cấp, chứng chỉ, tiền lương và tiền hưu trí của các học viên Pháp Luân Công ở Học viện, và từ chối thăng chức, chăm sóc sức khỏe và cung cấp phúc lợi giáo dục cho các học viên [Pháp Luân Công]. Ông ta đã bị khởi tố dân sự tại Hoa Kỳ.
Vụ kiện chống lại Guo Chuanjie ở Hoa Kỳ [4]

Hoàng Cúc nguyên là Giám đốc Phòng 610 của Sở Công an tỉnh Cát Lâm, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Hoàng hiện đang là Phó thủ tướng Trung Quốc. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Ai-len.

Vụ kiện chống lại Hoàng Cúc ở Ai-len [5]

Lý Nguyên Úy là Giám đốc Phòng 610 của Sở Công an tỉnh Liêu Ninh, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Lý cũng là Giám đốc quản lý chi nhánh nhà tù Lingyuan. Ông ta đã bị khởi tố hình sự ở Pháp.

Lin Yanzhi là Giám đốc Phòng 610 Sở Công an tỉnh Cát Lâm, và là Phó bí thư ĐCSTQ tỉnh Cát Lâm. Cát Lâm là một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Lin đã ra lệnh và trực tiếp tham gia vào quá trình cưỡng bức chuyển hóa – bao gồm cả tra tấn và tẩy não – các học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động trên khắp tỉnh Cát Lâm. Ông ta đã bị khởi tố dân sự ở Canada.

Vụ kiện chống lại Lin Yanzhi ở Canada [6]

Su Rong là cựu Giám đốc Phòng 610 Sở Công an tỉnh Cát Lâm, và hiện đang là Bí thư ĐCSTQ tỉnh Cam Túc. Sau khi bị khởi tố dân sự ở Zambia, ông ta đã trốn qua biên giới.

Lệnh bắt được ban hành bởi Tòa án Zambia [7]

Thời báo Đại Kỷ nguyên: Một quan chức Trung Quốc chạy trốn ở Zambia [8]

Vụ kiện chống lại Su Rong ở Zambia [9]

Wang Maolin là Giám đốc Ban chỉ đạo của Phòng 610 và là Giám đốc Phòng 610 Trung ương. Wang đã bị khởi tố tại Canada và Thụy Điển.

Vụ kiện chống lại Wang Maolin ở Canada[n]

Trương Hiểu Quang là Giám đốc Phòng 610 Sở Công an tỉnh Hắc Long Giang, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Tây Ban Nha.

Vụ kiện chống lại Trương Hiểu Quang ở Tây Ban Nha[n]

Zhao Zhifei là Phó giám đốc Phòng 610 Sở Công an tỉnh Hồ Bắc. Zhao là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đàn áp tại Hồ Bắc, ông ta đã sử dụng toàn bộ lực lượng công an cũng như các ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp của chính quyền tỉnh để giết hại, tra tấn, tùy tiện bắt giữ và gaim cầm hàng trăm học viên Pháp Luân Công, trong khi đó ông ta phủ nhận rằng không có bất kỳ việc bức hại nào xảy ra. Ông ta đã bị khởi tố dân sự tại Hoa Kỳ và khởi tố hình sự ở Đức.

Zhao Zhifei nhận bản án kết tội của tòa án Mỹ
https://www.faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=5151

Vụ kiện chống lại Zhao Zhifei ở New York [10]

CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN THƯỜNG VỤ BỘ CHÍNH TRỊ

Lý Trường Xuân là ủy viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông ta đảm trách việc kiểm soát thông tin và truyền thông ở Trung Quốc và đã kích động thù hận, bôi nhọ Pháp Luân Công thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước với tư cách này. Ông ta đã bị khởi kiện tại Pháp.

Vụ kiện chống lại Lý Trường Xuân ở Pháp [11]

Tăng Khánh Hồng là ủy viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị và là Phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Phó Chủ tịch hội đồng Nhà nước). Tăng đã liên kết chặt chẽ với phe nhóm Giang Trạch Dân đi đầu trong việc chỉ đạo chiến dịch chống lại Pháp Luân Công và hiện là thành viên cao cấp nhất của bè nhóm trung thành với Giang Trạch Dân. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Peru.

Động cơ rõ ràng, các biện pháp ghê rợn – Tăng Khánh Hồng và vụ bắn súng ở Nam Phi [www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8752]
Thời báo Đại Kỷ nguyên: Tăng Khánh Hồng bị kiện trong chuyến thăm Peru [n]

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Tăng Khánh Hồng ở Peru https://flgjustice.org/index.php?option=content&task=view&id=551&Itemid=334

CÁC BỘ NGÀNH

Chu Vĩnh Khang nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ Công an có trách nhiệm giám sát việc thực thi luật pháp ở Trung Quốc. Nó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công được tiến hành bởi cảnh sát và các nhân viên an ninh ở mọi cấp của chính phủ, vì họ luôn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an. Chu đã bị khởi tố hình sự tại Hoa Kỳ, Canada, và Bỉ.

Cuộc biểu tình trên toàn thế giới chống lại bốn vị lãnh đạo tàn bạo [www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8534]

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Chu Vĩnh Khang ở Pháp [12]

Cổ Xuân Vượng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 1999 cho đến năm 2002. Kể từ năm 2003 Cổ là trưởng Công tố viên thuộc Phòng truy tố của Tòa án tối cao. Khi còn ở Bộ Công an, Cổ đã ban hành một lệnh miễn truy tố bất kỳ lực lượng an ninh, cảnh sát hay nhân viên trại giam nào chịu trách nhiệm về việc tra tấn hoặc giết hại các học viên Pháp Luân Công. Ông vẫn có thể tiếp tục giám sát việc miễn tội này thông qua vị trí hiện tại của mình ở Tòa án Tối cao. Cổ đã bị khởi tố hình sự ở Đan Mạch.

Vụ kiện chống lại Cổ Xuân Vượng ở Đan Mạch [13]

Tôn Gia Chính là Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Kể từ tháng 7 năm 1999, Bộ này đã ra lệnh tịch thu và tiêu hủy tất cả các ấn phẩm về Pháp Luân Công trên toàn quốc và cấm bất kỳ việc xuất bản thêm ấn phẩm. Bộ [Văn hóa] cũng theo dõi và kiểm soát truyền thông Internet ở Trung Quốc để ngăn chặn bất kỳ luồng thông tin nào về Pháp Luân Công và tuyên truyền cho đường lối của ĐCSTQ. Bộ [Văn hóa] dưới quyền Tôn đã sử dụng các hoạt động văn hóa ở nước ngoài để kích động thù hận chống lại Pháp Luân Công. Tôn đã bị khởi tố ở Pháp và Tanzania.
Vụ kiện chống lại Sun Jiazheng [14]

Trần Chí Lập nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bộ Giáo dục yêu cầu giáo viên và học sinh các cấp tham gia vào chiến dịch loại trừ Pháp Luân Công tại các cơ sở giáo dục trên khắp Trung Quốc. Học sinh và giáo viên phải thực hiện việc công khai tố cáo Pháp Luân Công trong bài viết, bài thi, và các hoạt động công cộng như ký kết các biểu ngữ hoặc sẽ bị đuổi học/ việc, bắt giữ, thẩm vấn bởi cảnh sát, và thậm chí cả tra tấn. Trần đã bị khởi kiện tại Tanzania và Hàn Quốc.
Hội đồng nhà nước có thể phải đối mặt với phiên tòa hình sự vì sử dụng hệ thống trường học của Trung Quốc như những trung tâm truyền giáo và khủng bố. [www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8853]
Thời báo Đại Kỷ nguyên: Phiên tòa xét xử Trần Chí Lập có thể tiếp tục, thẩm phán Tanzania ra phán quyết [15]

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Trần Chí Lập ở Canada [16] và Tanzania [17]

Hứa Vĩnh Dược là Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia. Đây là cơ quan an ninh của Trung Quốc chịu trách nhiệm thu thập tin tình báo trong nước và giám sát các học viên Pháp Luân Công như những cảnh sát mật. Hứa đã bị kiện ở Bỉ.

Vụ kiện chống lại Hứa Vĩnh Dược ở Bỉ [18]

CÁC BÍ THƯ ĐCTSQ Ở CẤP TỈNH

Vương Húc Đông là cựu Bí thư ĐCSTQ tỉnh Hà Bắc. Là Bí thư [ĐCSTQ], Vương nắm quyền đưa ra tất cả các chính sách quan trọng của tỉnh và giám sát Phòng 610 tỉnh thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta đã sử dụng quyền lực của mình để loại bỏ hoặc trừng phạt các quan chức cấp cao ở Hà Bắc không hợp tác với chiến dịch của ông ta và cùng lúc tặng thưởng cho các quan chức đã hợp tác. Vương đã bị khởi tố hình sự tại Hoa Kỳ.

Vụ kiện chống lại Vương Húc Đông năm 2007 [19]

Từ Quang Xuân là Bí thư Đảng tỉnh Hà Nam, nơi có gần 100 học viên Pháp Luân Công đã bị chết vì bị tra tấn. Ông ta đã bị khởi tố hình sự ở Hoa Kỳ.

Vụ kiện chống lại Từ Quang Xuân [20]

Trương Đức Giang là Bí thư ĐCSTQ tỉnh Quảng Đông. Trương giám sát Phòng 610 tỉnh và các trại lao động. Ông ta lên kế hoạch, ra lệnh, và giao quyền cho cảnh sát cùng các lực lượng an ninh khác bức hại những học viên Pháp Luân Công ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Trương đã bị khởi tố hình sự tại Úc.

Vụ kiện chống lại Trương Đức Giang [21]

Vương Thái Hoa là Bí thư ĐCSTQ tỉnh An Huy. Vương giám sát trại lao động nữ tỉnh An Huy, nơi giam giữ hành chính các học viên Pháp Luân Công, bị tra tấn và phải chịu chương trình cưỡng bức chuyển hóa. Ông ta đã bị khởi tố hình sự tại Hoa Kỳ.

Vụ kiện chống lại Vương Thái Hoa [22]

CÁC TỈNH TRƯỞNG VÀ THỊ TRƯỞNG

Bạc Hy Lai giữ chức Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh từ năm 2000 đến năm 2004, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Hiện nay ông ta giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại. Với tư cách Tỉnh trưởng, Bạc đã thi hành toàn bộ việc giám sát tất cả các chính sách và hoạt động hành chính của tỉnh Liêu Ninh, bao gồm cả quản lý nhà tù và thi hành pháp luật. Bạc đã ban hành chính sách tùy ý bắt giữ, giam cầm, tuyên án, tra tấn và giết hại phi pháp các học viên Pháp Luân Công.

Đặc biệt, Bạc giám sát trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, một trong những cơ sở chính của quốc gia được sử dụng để tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Bạc đã bị khởi tố dân sự và hình sự tại Hoa Kỳ, Anh, Ba Lan, Nga, Chile, Peru, Tây Ban Nha, và Hàn Quốc.

Bản tóm tắt của Trung tâm thông tin [Pháp Luân Đại Pháp]: Những tội ác của Bạc Hy Lai trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công [n]

Thời báo Đại Kỷ nguyên: Từ các trại lao động tới APEC [23]

Vụ kiện chống lại Bạc Hy Lai ở Canada năm 2007 [24]

Hoàng Hoa Hoa là Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông và cũng là Phó Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Là quan chức chính phủ cao cấp nhất tại Quảng Đông, Hoàng có quyền giám sát các lực lượng cảnh sát và an ninh hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng như quyền ban hành các chính sách cấp tỉnh và giám sát, điều khiển, và lãnh đạo ban chấp hành tỉnh Quảng Đông.

Hoàng đã lên kế hoạch, ra lệnh và trao quyền cho cảnh sát cùng các lực lượng an ninh khác bức hại những học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quảng Đông, đặc biệt là ở trại cưỡng bức lao động nữ Shanshui. Bởi Hoàng mà các học viên Pháp Luân Công tỉnh Quảng Đông đã phải chịu bị giam giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn, và thậm chí bị giết hại phi pháp. Hoàng đã bị khởi tố hình sự ở Hoa Kỳ và khởi tố dân sự ở Canada.

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Hoàng Hoa Hoa ở Hoa Kỳ [25] và ở Canada [26]

Hạ Đức Nhân là Phó chủ tịch tỉnh Liêu Ninh và là cựu Thị trưởng tỉnh Đại Liên. Với tư cách là Phó chủ tịch tỉnh, phạm vi quyền lực đặc biệt của Hạ là quản lý và giám sát Cục Thông tin và Xuất bản và tất cả các hoạt động liên quan đến việc kiểm soát các phương tiện truyền thông nhà nước, thông tin liên lạc của chính phủ, và phân phối các ấn phẩm và thông báo của chính phủ tại tỉnh Liêu Ninh, một trong bốn tỉnh nơi mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra nghiêm trọng nhất. Ở vị trí này, Xia đã thúc đẩy và biện minh cho chiến dịch chống lại Pháp Luân Công.

Hạ đã bị khởi tố dân sự và hình sự ở Hoa Kỳ và Đức.

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc bị kết án phạm tội ác chống lại nhân loại [27]

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Hạ Đức Nhân năm 2002  [https://flgjustice.org/index.php?option=content&task=view&id=81&Itemid=108]
Ngô Quan Chính nguyên là Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông, một trong bốn tỉnh miền đông bắc nơi mà cuộc bức hại diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Ông ta đã bị kiện tại Đảo Síp và Canada.

Vụ kiện chống lại Ngô Quan Chính năm 2007 [28]

Lưu Kỳ là Trưởng Ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh. Ông ta cũng là cựu Thị trưởng thành phố Bắc Kinh và hiện là Bí thư ĐCSTQ ở Bắc Kinh. Ông ta đã bị khởi tố dân sự ở Hoa Kỳ và khởi tố hình sự ở Đức bởi tội giám sát tra tấn.

Trung tâm Tư pháp và Giải trình về vụ kiện Liu Qi [https://www.cja.org/cases/liuqi.shtml]

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc bị kết án phạm tội ác chống lại nhân loại [29]

Các tài liệu từ vụ kiện chống lại Lưu Kỳ [30]

Giả Khánh Lâm là Thị trưởng thành phố Bắc Kinh và là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Là quan chức đứng đầu ở đó từ năm 1999 đến năm 2002, Giả đã có nhiều bài phát biểu thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công và biểu dương những kẻ thực hiện chiến dịch với lòng nhiệt tình nổi trội. Ông ta đã bị kiện ở Áo và Tây Ban Nha.

Thời báo Đại Kỷ nguyên: công lý của Trung Quốc ở một tòa án Tây Ban Nha [31]

Vụ kiện về tội diệt chủng chống lại Giả Khánh Lâm vẫn đang tiếp diễn ở Tây Ban Nha [32]

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) là cơ quan truyền hình quốc gia duy nhất tại Trung Quốc được thành lập bởi nhà nước Trung Quốc. Kể từ tháng 7 năm 1999, các chương trình của nó đã được triển khai cụ thể để kích động thù hận chống lại Pháp Luân Công, để lờ đi, phủ nhận, và che đậy cho việc tra tấn và giết hại các học viên [Pháp Luân Công] ở Trung Quốc, cũng như bôi nhọ và làm mất uy tín của những người nước ngoài phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. CCTV cũng ảnh hưởng đến cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài nơi các kênh của nó vẫn còn phổ biến nhất.

Các chương trình của CCTV được sử dụng để đưa ra những lý lẽ biện minh cho các hành vi ra tấn và ngược đãi khác đối với những học viên Pháp Luân Công của các quan chức tại các trạm cảnh sát, các trại lao động và trung tâm tẩy não. Các chương trình của nó cũng được dùng như một yếu tố không thể thiếu cho các chương trình “tẩy não” đối với những học viên. CCTV đã bị khởi tố dân sự tại Hoa Kỳ.

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc bị kiện bởi các chương trình xúi giục việc tra tấn, tẩy não [https://www.faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=9337]

Thông tin thêm về sự tuyên truyền của chế độ cộng sản Trung Quốc (liên kết tới các trang tuyên truyền)
Một bi kịch được dàn dựng: Vụ tự thiêu là sự sắp đặt? [33]

Zhao Zhizhen là Giám đốc điều hành của Đài phát thanh và truyền hình Vũ Hán, một cơ quan truyền thông của nhà nước. Zhao có quyền lên các đường lối chính sách và chỉ thị biên tập và lập chương trình để dàn dựng, chọn lựa và kiểm soát nội dung của các chương trình truyền thông, và nắm quyền bổ nhiệm, sa thải, kỷ luật và giám sát các nhân viên quản lý ở văn phòng này.

Thông qua thủ đoạn phỉ báng Pháp Luân Công một cách liên tục và rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, Zhao đã bôi nhọ một bộ phận dân chúng Trung Quốc lên đến hàng chục triệu người thành những kẻ phản bội, tội phạm, bịa đặt, bị bệnh tâm thần và kẻ thù của nhà nước. Zhao kích động hận thù chống lại họ, và các tài liệu được sản xuất dưới sự giám sát của ông ta đã được sử dụng để xúi giục các viên chức an ninh tùy tiện bắt giữ, tra tấn hoặc giết hại các học viên Pháp Luân Công, những người không từ bỏ niềm tin của họ.

Zhao ZhiZhen đã bị khởi tố dân sự tại Hoa Kỳ.

Bang Connecticut (Hoa Kỳ), cựu Giám đốc đài truyền hình Trung Quốc bị kiện ra tòa vì tội diệt chủng[34]

Thông tin chi tiết về vụ kiện chống lại Zhao Zhizhen [35]

Vương Vũ Sinh là Phó chủ tịch Hiệp hội chống lại dị giáo của nhà nước Trung Quốc, người đã nhiều lần cố gắng phác thảo chiến dịch chống lại Pháp Luân Công như một phần của cuộc đấu tranh toàn cầu chống lại các dị giáo nguy hiểm. Biện pháp “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công của ông ta đã được áp dụng một cách có hệ thống trong các trại lao động và các trại tạm giam (liên kết tới trang tra tấn về tinh thần). Ông ta là người ủng hộ mạnh mẽ cho việc sử dụng biện pháp cấm ngủ. Ông ta đã bị khởi kiện ở Thụy Sĩ.

Báo cáo về Vương Vũ Sinh và vụ kiện chống lại ông ta ở Thụy Sĩ [36]
Toàn bộ danh sách theo thứ tự abc:
Bạc Hy Lai
Trần Chí Lập
Chu Vĩnh Khang
Dong Zongfang
Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc
Gao Kuixian
Guo Chuanjie
Hoàng Hoa Hoa
Hoàng Cúc
Giả Khánh Lâm
Giang Trạch Dân
Lý Trường Xuân
Li Lanqing
Li Yuanwei
Lin Yanzhi
Lưu Kinh
Lưu Kỳ
La Cán
Cổ Xuân Vượng
Su Rong
Sun Jiazheng
Tăng Khánh Hồng
Vương Vũ Sinh
Wang Maolin
Vương Thái Hoa
Vương Húc Đông
Wu Guangzheng
Hạ Đức Nhân
Từ Quang Xuân
Xu Yongyue
Trương Đức Giang
Trương Hiểu Xuân
Zhao Zhifei
Zhao Zhizhen
________________________________________
Bài viết gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/222/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118351.html
Đăng ngày: 25- 09 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share