[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]
Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị phơi bày hoàn toàn, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Những nhà lãnh đạo kia của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này. Hướng tới đoạn kết này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và tường thuật lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý độc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công qua.
—–
Cùng với nhiều hình thức bạo lực tàn bạo, như tra tấn và mổ cắp nội tạng, một hình thức lặng lẽ, ngấm ngầm của bạo lực có hệ thống chống lại học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, đó là sự cơ cực và thay đổi chỗ ở.
Mặc dù số lượng học viên Pháp Luân Công bị ép buộc trở thành vô gia cư và phải sống lánh nạn hiện không rõ, nhưng có rất nhiều lời khai, và báo cáo của hàng trăm nghìn học viên bị mất tích ở Trung Quốc lục địa cho thấy sự cùng cực đã lan tràn. Có nhiều lý do cho hiện tượng này.
Đầu tiên, các học viên Pháp Luân Công đã bị đuổi khỏi trường học và khu kí túc xá, bị xa thải và từ chối cơ hội tuyển dụng lại do niềm tin của họ hoặc công khai chống lại cuộc bức hại (xem thêm bức hại tại trường học và nơi làm việc). Tình trạng này, hơn nữa, đã khéo dài hơn tám năm. Không có bất cứ phương tiện tài chính nào, những người đó không thể dựa vào sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè đang trở buộc trở thành vô gia cư.
Thứ hai, học viên bị cưỡng ép phá sản do bị cướp và bị tống tiền. Công an, Phòng 610, và các viên chức địa phương đều biết cướp phá nhà của học viên, sau khi họ bị bắt. Trong nhiều vụ án khác, công an ép buộc gia đình học viên phải trả nhiều khoản tống tiền lớn để giải thoát người thân và tránh khỏi bị tra tấn.
Thứ ba, nhiều học viên trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại hơn nữa. Sau khi liên tục bị bắt giam và tra tấn, và nhận ra sự tùy tiện của những cuộc bắt bớ như vậy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào các viên chức địa phương nhân được các chỉ thị mới hoặc bất cứ khi nào có một lễ kỉ niệm lớn sắp diễn ra, các học viên phải chọn cách rời khỏi nhà và lang thang từ nơi này đến nơi khác để thoát khỏi những kẻ truy lùng họ.
Cùng với Phòng 610 và lực lượng công an địa phương, ĐCSTQ cũng sử dụng một hệ thống hàng xóm láng giềng và hội đồng khu phố. Giống như hệ thống được sử dụng ở Đông Đức, phiên bản canh phòng nhân dân tuyển mộ những người đã nghỉ hưu giành cả ngày để dò xét và báo cáo về hàng xóm xung quanh họ – không phải để phòng trộm cắp mà là đề phòng dán áp phích, phát tờ rơi hoặc tập công. Với một hệ thống như vậy, thì học viên Pháp Luân Công không thể sống an toàn ở bất kì nơi nào trong thời gian dài và phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác như những kẻ lang thang phiêu bạt.
Thứ tư, nhiều học viên đã phải rời nhà để tránh cho gia đình không bị áp lực từ công an. Sự quấy nhiễu sẽ không kết thúc khi học viên Pháp Luân Công được trả tự do từ trại giam. Sau khi học viên trở về nhà thì họ bị quấy nhiễu thường xuyên, đôi khi là hàng ngày, công an và viên chức địa phương đều đến nhà học viên. Họ cố tìm chỗ ở của các học viên Pháp Luân Công khác cũng như muốn đảm bảo học viên vừa mới được thả đang duy trì “quan điểm đúng đắn”. Những lần đến thăm như vậy thường không thân thiện.
Cuối cùng, con cái của học viên Pháp Luân Công cũng không bị bỏ qua. Khi cha mẹ các em bị bắt giam, bị bức hại hoặc bị giết chết, những em bé như Kaixin, chỉ mới 3 tuổi, đã phải tự lo liệu cho bản thân. Trong khi một số em phải đến sống cùng họ hàng hay các học viên khác, những người có quen biết với cha mẹ các em, một số em khác thì trở thành vô gia cư (tin tức). Một số học viên Pháp Luân Công đã có thể trốn sang vùng Đông Nam Á hoặc các nước khác và tìm được nơi an toàn nhờ các quốc gia sở tại. Một số lượng lớn, tuy nhiên, phải di chuyển từ vùng này đến vùng khác, theo cách diễn đạt của người Trung Quốc là cảnh tha hương tại đất nước của họ để tránh bị bức hại.
Thêm vào việc yêu cầu chứng minh thư cho việc thuê nhà hay nhận lương, người dân Trung Quốc có thể bị yêu cầu xuất trình chứng minh thư cho công an vào bất cứ lúc nào. Lo ngại bị phát hiện là học viên Pháp Luân Công, và trong vài trường hợp đã bị đưa vào danh sách truy nã công khai vì đi phát tờ rơi, các học viên không thể thiết lập một cuộc sống mới hoặc cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi nào tại Trung Quốc.
Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/topic/16/
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118463.html
Đăng ngày 08-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.