[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua. 

***************

Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền ĐCSTQ (CCP) – đã có một khoảnh khắc bộc trực hiếm hoi, nếu không nói là đáng kinh ngạc vào tháng 7 năm 1999, bốn ngày trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tân Hoa Xã đã tự hào tuyên bố “Thực tế, cái gọi là ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ nguyên lý giảng dạy của ông Lý Hồng Chí [Người sáng lập Pháp Luân Công],” “không có điểm gì chung với tiêu chuẩn đạo đức xã hội và sự tiến bộ của văn hóa mà chúng ta đang phấn đấu để đạt được.” Đặc biệt là “yếu tố Chân”.

Giống như trong tất cả các vụ diệt chủng của thế kỉ 20, tâm điểm cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một chiến dịch tuyên truyền gây thù hận trên phạm vi rộng lớn. “Bắc Kinh đã đẩy chiến dịch lên một trạng thái cao độ, tấn công dồn dập người dân bằng một cuộc chiến tuyên truyền xưa cũ theo kiểu cộng sản,” Theo báo cáo của tạp chí Phố Wall (Ian Johnson , Cuộc chiến phản đối Pháp Luân Công ở Trung Quốc tiến vào chiến trường mới: Các trường tiểu học,” The Wall Street Journal, ngày 13 tháng 2 năm 2001).

Cuộc tấn công, mà sau đó vẫn tiếp diễn trong gần một thập kỷ với nhiều hình thức biến đổi khác nhau, bắt đầu từ ngày 22 tháng 7 năm 1999, ngày mà Pháp Luân Công chính thức bị cấm ở Trung Quốc. Dưới sự chỉ đạo của một cơ quan khéo léo gọi là Bộ tuyên truyền, Đài truyền hình nhà nước đã ngay lập tức phát động cuộc chạy đua thông tin đánh lạc hướng, truyền đi rộng rãi “phơi bày” có viện dẫn về nhóm thiền suốt 24 giờ trong ngày.

Không chịu thua kém, các đài phát thanh đã phát sóng tràn lan luận điệu lên án nhóm tập luyện của chính phủ. Các cơ quan báo chí của nhà nước đã kết tội Pháp Luân Công với cách nói huênh hoang vô lối dẫn đầu bởi thời báo Nhân Dân của ĐCSTQ, gây sửng sốt với 347 “bài báo” chống lại nhóm tập – trong một tháng.

Theo thời gian ĐCSTQ hẳn sẽ mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của việc tuyên truyền, dựng các bảng thông báo, phát hành nhiều truyện tranh châm biếm, áp phích, và sản xuất phim, loạt phim truyền hình, và thậm chí là các vở kịch.

Clive Ansley, Esq., một luật sư nổi tiếng, người đã công tác và giảng dạy ở Trung Quốc trong 14 năm, đã sống tại Trung Quốc trong thời gian đó. Ông miêu tả việc tấn công bằng truyền thông là “cực đoan nhất, và hoàn toàn phi lý, chiến dịch của sự hận thù nặng nề mà tôi từng chứng kiến.”

Một đặc tính phổ biến của tuyên truyền là bản chất hiểm độc của nó, gây ra sự bất tín, phân biệt và hận thù, để rồi tạo ra một môi trường mà bạo lực nằm ngoài sức tưởng tượng có thể được dùng để biện minh. Thông qua một sự kết hợp giữa thóa mạ, xuyên tạc với quy mô lớn, và nhiều thủ đoạn kinh hoàng, ĐCSTQ đưa ra luận điệu cố gắng biến những ai tập Pháp Luân Công thành những kẻ mất tính người. Chiêu bài phổ biến nhất mà ĐCSTQ gán ghép cho học viên Pháp Luân Công là “các thành viên tà giáo”.

Lấy ví dụ, ngày 2 tháng 7 năm 2002, Tân Hoa xã công bố một câu chuyện có tựa đề “16 người ăn xin bị đầu độc: Kẻ tình nghi là một học viên Pháp Luân Công.”. Tại cùng thời điểm, nhiều báo cáo chi tiết từ một tờ báo địa phương ở Triết Giang, nơi sự việc xảy ra, đã không đề cập đến Pháp Luân Công, và cho biết vụ án vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, câu chuyện viết trên Tân Hoa xã lại được truyền bá trên nhiều tờ báo khắp Trung Quốc và thậm chí còn được chọn đăng bởi nhiều kênh truyền tin quốc tế. (https://www.faluninfo.net/Compassion5/ratpoison.htm). Pháp Luân Công đã phải gánh chịu cho tất cả các tệ nạn ở Trung Quốc – từ nghèo nàn đến “dị đoan”. Một số người thuộc chính quyền đã kêu gọi chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên, cùng lúc cố liên kết một cách vụng về Pháp Luân Công với “lực lượng chống Trung Quốc ở hải ngoại”. Chiến dịch tuyên truyền là hình thức bổ sung cho bạo lực mà thông tin chi tiết có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên trang tin này. “Bạo lực thuần túy đã không có tác dụng. Cả cải tạo cưỡng bức cũng không có tác dụng” một cố vấn của ĐCSTQ đã giải thích với báo Bưu Điện Washington. “ Và sẽ không có cái nào có tác dụng nếu như công tác tuyên truyền không bắt đầu thay đổi cách nghĩ của công chúng, Bạn cần phải có cả ba thứ”.

***************

Năm 2003, Ferdinand Nahimana và Hassan Ngeze đã bị kết tội và kết án chung thân vì kích động hận thù gây ra sự diệt chủng ở Rwanda vào năm 1994. ” Các ông đã gây ra cái chết của hàng nghìn người dân vô tội mà không cần dùng đến súng hay dao rựa.” quan tòa tuyên bố. Các quan chức truyền thông và tuyên truyền Trung Quốc đã bị khởi kiện ở nước ngoài vì tội kích động diệt chủng(https://grandtrial.org/English/overview_of_legal_cases.htm).

Chiến dịch tuyên truyền không chỉ giới hạn ở kênh truyền thông của nhà nước của ĐCSTQ, mà còn lan truyền ra cả nước ngoài, đến độ mà người dân nước khác đã lặp lại khẩu hiệu của ĐCSTQ về Pháp Luân Công dù không biết nguồn gốc của nó. Tuyên truyền của ĐCSTQ cũng vậy, nó đã len vào các bài đưa tin về Pháp Luân Công của giới truyền thông tây Phương và một số học bổng hàn lâm mà không hề bị thắc mắc. (xem: phân tích “Nằm ngoài tâm điểm của truyền thông”)

Ví dụ nổi bật nhất về một bài tuyên truyền đã thành công trong việc kích động lòng hận thù chống lại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và lòng hoài nghi về Pháp Luân Công ở nước ngoài, là bài về “vụ tự thiêu”. Điều này bất chấp thực tế rằng vụ việc này đã bị vạch trần là có thể đã được dàn dựng bởi ĐCSTQ ( giành giải thưởng cho phần video và phân tích). Trong khi đó, các kênh tuyên truyền chính cả ở Trung Quốc và hải ngoại – Tân Hoa xã và Truyền hình trung ương Trung Quốc – hiện đang được chú ý ở quốc tế hơn bao giờ hết, nhờ các tập đoàn truyền thông ký hợp đồng với những tổ chức tự nhận là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ này.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/14/118574.html
Đăng ngày 22-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản
Hiệu chỉnh lần 1: 02-09-2010

Share