Bài viết của Cố Vọng

[MINH HUỆ 16-04-2025] 26 năm trước, vào sáng sớm ngày 25 tháng 4 năm 1999, số người trên phố Phủ Hữu, Bắc Kinh càng lúc càng đông. Họ không quen biết nhau, nhưng ai cũng hỏi về một địa chỉ: Văn phòng Khiếu nại Trung ương. Họ lặng lẽ đứng ở một bên đường, không gây cản trở cho người đi bộ và xe cộ qua lại.

Vào tối ngày 24 tháng 4, chuông điện thoại nhà một học viên Pháp Luân Công vang lên, một người bạn cảnh sát nhờ người chuyển lời: “Phải buộc chị dâu ở nhà, khóa trái cửa lại, đừng để chị ấy đến Trung Nam Hải (Văn phòng Khiếu nại Trung ương), cấp trên yêu cầu chúng tôi ngày mai không tiếp dân, thấy ai đến là bắt người đó…” Người học viên cảm ơn lời nhắc nhở thiện ý của người kia, nhưng sáng hôm sau, bà vẫn đứng ở bên đường Phủ Hữu.

Trong số họ có những người già 60, 70 tuổi, đã trải qua các cuộc vận động do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng như Tam phản, Ngũ phản, Hợp tác hóa nông thôn, Công xã hóa, Đại nhảy vọt, Tăng gia tiết kiệm, Chống cánh hữu, Cách mạng Văn hóa… Trong quá trình diễn ra những cuộc “vận động” này, việc phê phán, đấu tố, chỉnh đốn mang tính quần chúng đã trở nên phổ biến từ lâu.

Trong số họ cũng có những người trẻ ở độ tuổi 20, 30, bóng ma của cuộc thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, cách đó 10 năm, còn chưa tiêu tan. ĐCSTQ đã xé bỏ lớp mặt nạ “vì nhân dân phục vụ”, dùng xe tăng và súng tiểu liên để đàn áp các sinh viên đại học mong muốn “chống tham nhũng”, và muốn “cải cách”.

Trong số họ có cả những quan chức trong hệ thống của ĐCSTQ, không còn lạ gì với các thủ đoạn và phương cách mà ĐCSTQ dùng để đối phó với người dân, thậm chí có người từng là người thực thi. ĐCSTQ lên nắm quyền bằng cách mạng bạo lực, tất yếu phải dựa vào bạo lực để duy trì mọi thứ đã cướp đoạt được.

Tất cả họ đều là học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra từ Trường Xuân vào năm 1999, lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc, tu luyện cả thân và tâm, nâng cao đạo đức. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, đã có hàng trăm triệu người tu luyện. “Thời báo Kinh tế Trung Quốc”, “Báo Thanh niên Trung Quốc”, “Báo chiều Dương Thành” v.v… lần lượt đưa tin về những kỳ tích xuất hiện trên thân thể và tâm trí của người tu luyện.

Tuy nhiên, từ năm 1996, vì khao khát lập công, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ đã bắt đầu điều tra Pháp Luân Công, đồng thời trong nội bộ chỉ định môn này là tà giáo, bắt đầu lệnh cấm và đàn áp cục bộ. Đến năm 1999, tại Thiên Tân đã xảy ra vụ việc bắt giữ các học viên một cách ác ý. Theo xu thế này, việc cấm Pháp Luân Công và cấm tu luyện rất có thể sẽ xảy ra.

Người tu luyện không chấp trước vào lợi ích cá nhân, không mưu cầu chính trị, chẳng lẽ tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, làm người tốt mà chính phủ cũng không cho phép sao? Thấy một số cơ quan chức năng của chính phủ can nhiễu hoàn cảnh tu luyện yên bình của các học viên Pháp Luân Công trong thời gian dài, các học viên đã nghĩ, làm người tốt chẳng lẽ lại sai sao? Chắc chắn là chính phủ chưa hiểu tình hình rồi, chúng ta hãy phản ánh cảm thụ chân thực của mình, chính là xuất phát từ suy nghĩ giản dị và chân thật như vậy, những người khỏe mạnh cả thân và tâm nhờ tu luyện, những người dùng Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân trong công việc, gia đình, những người từ tiêu cực sống qua ngày trở nên tích cực vươn lên, v.v.. bạn muốn nói, tôi cũng muốn nói, vậy là mọi người liền đến.

Có người bế theo con nhỏ mới bảy tháng tuổi, có người mang bụng bầu lớn, có người cả gia đình cùng đến, họ chỉ muốn nói một câu: “Pháp Luân Công là công pháp tốt, giúp người ta khỏe mạnh thân tâm, làm người tốt.”

Các học viên Pháp Luân Công lấy túi nilon thu dọn vỏ trái cây và các đồ vật khác, thu dọn và nhặt rác người khác vô tình đánh rơi, nhặt cả những mẩu thuốc lá cảnh sát vứt bỏ, rồi bỏ vào thùng rác.

Họ tự giác làm những việc này, một cách âm thầm lặng lẽ. Mọi người không biết thân phận của nhau, dù là công nhân, nông dân, hay giáo sư, nhà khoa học, điều ấy không còn quan trọng nữa, mà họ có một thân phận chung, đó là học viên Pháp Luân Công.

Một cảnh sát đang duy trì trật tự lúc đó chỉ xuống đất và nói với các cảnh sát khác: “Các anh xem, cái gì là đức hạnh, đây chứ đâu, đây chính là đức hạnh!”

Lúc ấy có nhiều người đi đường dừng chân kinh ngạc thốt lên: “Trung Quốc có hy vọng rồi!” Một số người dân địa phương nói với họ: “Cả đời chúng tôi sống ở đây, loại người nào chúng tôi cũng từng gặp cả, có người khóc, người la, người gây rối, người đánh nhau, có người xông vào trong, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy ai như các vị. Thấy được cảnh tượng này, đời này quả thực sống không uổng phí.”

Tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, trong môi trường lớn mà đạo đức ngày càng xuống dốc ấy, có thể có nhiều người như vậy không chút do dự cùng bước ra trong cùng một ngày, không hẹn mà cùng đến một nơi, vì bảo vệ chân lý và phúc lợi của nhân loại mà buông bỏ mọi thứ cá nhân, “Ngày 25 tháng 4” đã dựng nên một tượng đài cao cả về đạo đức!

Người dân Bắc Kinh, cảnh sát duy trì trật tự lần lượt giơ ngón tay cái lên khen ngợi Pháp Luân Công, Pháp Luân Công như một dòng nước tinh khiết, mà qua đó, khiến hàng trăm triệu người lần đầu tiên nhìn thấy sự lương thiện và chân thành đã không gặp từ lâu. Văn hóa truyền thống Trung Hoa có truyền thống lịch sử xả thân thủ nghĩa, kính Thiên tu đức, còn trong văn hóa phương Tây có sự bảo vệ chân lý và chính nghĩa. Nhà triết học Bacon từng nói, nơi nào có chính nghĩa, nơi đó chính là thánh địa. Đạo đức cao thượng có thể khiến người ta tỉnh táo, không mơ hồ, kiên trì đạo nghĩa, không bị vật chất lôi kéo, không bị hoàn cảnh xoay chuyển, trước sau như một.

Mọi người bắt đầu suy ngẫm, vì sao những người này lại khác biệt như vậy? Pháp Luân Công rốt cuộc là gì?

Mười năm Cách mạng Văn hóa đã xé nát bản tính con người và để lại những vết sẹo sâu cho người Trung Quốc. Tạo phản không phải là tội, cha con đấu tố nhau, thầy trò chống lại nhau, vợ chồng tàn sát lẫn nhau; Hồng vệ binh đập phá Khổng Miếu, đào mộ nhà họ Khổng và nghiền xương cốt thành tro.

Truyền thống và đạo đức bị chôn vùi trong hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác do ĐCSTQ phát động. “Đạo đức đáng giá bao tiền một cân” đã trở thành câu cửa miệng của mọi người, phong tục xã hội ngày càng suy đồi, chỉ biết trục lợi, lừa gạt lẫn nhau.

Trong thời buổi hỗn loạn đen tối này, có người vai sắt gánh đạo nghĩa, dùng lòng dũng cảm chưa từng có để bảo vệ lương tri và chính nghĩa, giống như bầu trời u ám đột nhiên nhìn thấy ánh sáng, bức màn sắt mà ĐCSTQ tạo dựng mấy chục năm đã bị xé toạc một lỗ bởi sự lương thiện và dũng khí của các học viên Pháp Luân Công; khi thấy ĐCSTQ ngông cuồng tự cao tự đại gặp phải Pháp Luân Công “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, nỗi sợ hãi ĐCSTQ trong lòng người dân bắt đầu tan biến.

Sức mạnh đạo đức bao hàm trong ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn này vô cùng to lớn.

Thế nhưng, ma quỷ không vì lương thiện mà cảm động. Một lời nói dối thế kỷ và cuộc bức hại tàn khốc vẫn đang diễn ra. Nhưng rồi công cuộc giảng chân tướng, phản bức hại suốt 26 năm qua của các học viên Pháp Luân Công sẽ bước lên vũ đài lịch sử.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/16/492659.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/17/226275.html

Đăng ngày 19-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share