Theo các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-04-2012] Chúng tôi là các học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh. Sau tháng 06 năm 2008, khi Bạc Hy Lai, cựu bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Trùng Khánh, điều động Vương Lập Quân tới Trùng Khánh, chúng tôi đã chứng kiến nhiều tội ác do Vương và Bạc gây ra. Họ đã tẩy não người dân Trùng Khánh với những cách thức tương tự như trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và leo thang bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Để gia tăng “thành tích” và nịnh bợ các lãnh đạo cấp cao trong hàng ngũ ĐCSTQ, Bạc Hy Lai đã bí mật ra lệnh thực hiện một chiến dịch leo thang và tàn bạo để đàn áp Pháp Luân Công. Dưới chỉ thị của Bạc, Vương Lập Quân, cựu Phó Thị trưởng và là Giám đốc Công an Trùng Khánh, đã thực thi một chính sách diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công. Ông ta ra lệnh mỗi phân cục phòng công an ngược đãi bức hại các học viên, thông qua việc bắt giữ phi pháp, giam giữ, tra tấn, xét xử, và kết án. Nhiều học viên đã bị chấn thương nghiêm trọng, tàn tật, hoặc thậm chí đã chết do bị gia tăng bức hại. Trùng Khánh đã trở thành một thành phố được biết như một nơi các học viên bị bức hại tàn khốc.
Theo các thống kê chưa đầy đủ của website Minh Huệ, vào thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, có hơn 240 học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh đã bị bắt và bị giam cầm.
Vào năm 2009, ít nhất 188 học viên đã bị bắt. Trong đó có 6 người bị bức hại đến chết, 18 người bị kết án tù, 76 người bị kết án lao động cưỡng bức, và 5 người bị đưa đến các bệnh viện tâm thần để bức hại.
Trong năm 2010, có 193 học viên đã bị bức hại. Trong đó có 2 người bị bức hại đến chết, 13 người bị kết án tù, 50 người bị kết án lao động cưỡng bức, 123 người bị bắt, và 5 người bị sách nhiễu nghiêm trọng.
Từ năm 2011 đến thời điểm viết báo cáo này, có 324 học viên đã bị bức hại. Trong số đó có 8 người bị bức hại đến chết, 5 người bị giam giữ, 23 người bị kết án lao động cưỡng bức, và 45 học viên bị sách nhiễu. Hầu hết nhà của học viên đều bị lục soát.
Bên cạnh việc sử dụng các phòng công an, chính quyền Trùng Khánh cũng tuyển mộ những người gọi là “cán bộ hỗ trợ” để giám sát ngày đêm nhiều học viên “chủ chốt”. Họ thậm chí còn hướng đến các học viên lớn tuổi và trẻ em, với việc bắt giữ phần lớn các học viên từ 60 đến 70 tuổi.
Vài học viên bị đánh đập nặng nề đến mức não của họ bị tổn thương, số khác thì bị bức thực và tiêm những thuốc thương tổn thần kinh, và một số học viên đã qua đời do bị tra tấn và ngược đãi. Vài học viên đã qua đời do bị bức hại tinh thần và thể xác trong thời gian dài. Nhiều người bị giam giữ phi pháp trong thời hạn kéo dài, trong khi số khác bị buộc phải rời khỏi nhà. Vài học viên “biến mất” một cách bí ẩn. Cuộc sống của vô số các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ đã bị phá vỡ nghiêm trọng bởi cuộc bức hại ở Trùng Khánh.
Dưới đây là một vài ví dụ liên quan đến các trường hợp bức hại dưới sự giám sát của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân.
1. Ông Giang Tích Thanh bị hỏa thiêu trong lúc vẫn sống
Ông Giang Tích Thanh, một học viên Pháp Luân Công 66 tuổi, là nhân viên đã nghỉ hưu thuộc Cục thuế nhà đất thành phố Giang Tây ở Trùng Khánh. Ngày 28 tháng 01 năm 2012, nhiều viên chức ở Trại lao động Tây Sơn Bình tuyên bố ông Giang đã chết. Sáu giờ sau, người nhà ông đã đến. Khi họ trông thấy thi thể của cha mình trong phòng lạnh, họ cảm thấy ngực và bụng của ông, vẫn còn ấm. Họ đã khóc “Cha của chúng tôi vẫn còn sống, làm ơn hãy cứu ông ấy.” Họ cố gắng thực hiện CRT cho ông nhưng lính canh đã ngăn họ lại. Hơn 20 lính canh đã dùng vũ lực đưa ông Giang đi và hỏa táng ông.
2. Bà Từ Chân bị bóp nghẹt thở đến chết
Bà Từ Chân, 46 tuổi, là một học viên ở quận Hợp Xuyên, Trùng Khánh. Vào ngày 20 tháng 09 năm 2011, bà đã bị bắt giữ phi pháp, vào ngày 26 tháng 09, bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Trùng Khánh.
Vì bà cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh đã kéo bà lên tầng bốn, nơi không có cài đặt thiết bị giám sát, và đã đánh đập bà dã man. Chính quyền trại sau đó đã ra lệnh cho một lính canh nam, Dụ Hiểu Hoa, thiết lập một nhóm các tù nhân giám sát và tra tấn bà trên tầng bốn. Họ bịt miệng và trói chân bà lại, đấm và đá bà, và tra tấn bà theo nhiều cách khác nhau. Bà Từ đã bị ngất xỉu trong nhiều lần bị đánh. Tù nhân đã dội nước lạnh lên người bà để bà tỉnh lại và sau đó tiếp tục đánh. Hai tù nhân Đường Hồng Hà và Chu Ức đã nhét bìa các-tông vào âm đạo của bà Từ, và bắt bà liên tục ngồi dậy và ngồi xổm. Tra tấn khiến bà Từ bị chảy máu liên tục đến khi bà ở trong cơn nguy kịch. Lính canh Dụ đã khuyến khích hai tù nhân tra tấn bà Từ, nói với họ rằng họ thu thập công trạng bằng làm việc này, và càng có nhiều tra tấn tàn bạo, thì càng tốt. Ông ta cũng thưởng cho họ trái cây.
Các tù nhân đều đặn kéo bà Từ lên tầng bốn để tiếp tục tra tấn bà cả ngày và nhốt bà trong phòng biệt giam vào ban đêm. Bà Từ phải ngủ ở trên sàn vì không có đồ đạc trong phòng biệt giam. Người bà trở nên hốc hác và yếu ớt do bị ngược đãi.
Lính canh Chu Hậu đã ra lệnh cho các tù nhân đánh thức bà Từ vào lúc 05 giờ sáng và giữ cho bà thức đến tận 11 giờ sáng ngày hôm sau. Vào ngày 19 tháng 10 năm 2011, Tần Phương, một tù nhân nghiện ma túy, đã dùng một cái chăn khiến bà Từ bị ngạt thở đến chết. Không ai phải chịu trách nhiệm về cái chết của bà Từ.
3. Không ai biết nơi ở của một em bé sau hai lần bị bắt
Quê của em Trương Duyên Viên là thị trấn Tử Đồng, Trùng Khánh. Cha của em, ông Trương Hồng Húc và mẹ em là bà Ngô Vịnh Mai, đều là học viên Pháp Luân Công. Tháng 12 năm 2003, Trương Lương, đội trưởng Đội an ninh nội địa huyện Đồng Nam, đã bắt mẹ của Duyên Viên. Bà bị đưa đến một trại giam và bị thẩm vấn. Bà Ngô đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt giữ phi pháp. Sau đó bà được thả khi đã gần kề cái chết.
Ngày 01 tháng 01 năm 2004, với âm mưu bắt giữ cha mẹ của Duyên Viên, người ở Đồn công an số 01 Đồng Nam đã bắt cóc Duyên Viên, khi lúc đó em mới chỉ bốn tuổi.
Lúc 11 giờ sáng ngày 07 tháng 08 năm 2010, người ở Phòng công an Đồng Nam đã bắt nhiều học viên, trong đó có Duyên Viên, lúc này đã 11 tuổi. Họ giam em trong phòng biệt giam và cố dọa nạt em. Sau đó, họ đưa em đến một người họ hàng xa. Vào năm 2011, sau khi cha em, ông Trương Hồng Húc bị đưa đến Trại lao động Tây Sơn Bình, Duyên Viên đã rời khỏi nhà để tránh bị bức hại. Không ai biết hiện giờ em đang ở đâu.
4. Ông Lưu Kiến Hoa, một giáo viên về hưu đã qua đời sau một thời gian dài bị tổn thương
Vợ ông Lưu Kiến Hoa, bà Cố Chí Nghị; con gái họ, cô Lưu Chi Lan; và con rể, anh Trương Toàn Lương, đã bị bức hại nhiều lần. Bà Cố bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào năm 2000; cô Lưu bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào năm 2005; anh Trương bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào năm 2000 và bị tra tấn tàn bạo trong lúc bị giam. Vào năm 2005, anh Trương bị kết án năm năm tù và bị bức hại nghiêm trọng ở Nhà tù Vĩnh Xuyên ở Trùng Khánh. Cô con gái lớn của họ từng bị bệnh tâm thần. Sau khi tập Pháp Luân Công, cô đã hồi phục. Tuy nhiên, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, tình trạng của cô trở nên tồi tệ. Ông Lưu đã bị tổn thương do gia đình ông bị bức hại trong thời gian dài, vì vậy mà ông đã bị liệt vào năm 2000.
Lúc 7 giờ 40 sáng ngày 03 tháng 08 năm 2011, các viên chức Phòng 610 địa phương cố gắng bắt ông Lưu nhưng đã thất bại. Lúc 8 giờ sáng ngày 11 tháng 10 năm 2011, trong lúc cô Lưu và anh Trương đang trên đường đi làm, người ở Ủy ban khu phố Tân Sơn đã bắt giữ họ. Khi ông Lưu biết được tin, ông đã không thể chịu đựng được và suýt chết. Trong lúc đang hồi phục ở nhà, người ở Phòng 610 địa phương và ủy ban khu dân cư địa phương, hơn mười người tất cả, đã xông vào nhà và bắt bà Cố, vốn đang chăm sóc cho ông. Tình trạng của ông Lưu xấu đi sau đó, ông đã qua đời vào tháng 01 năm 2012.
Những trường hợp trên chỉ là một vài ví dụ của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trùng Khánh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/6/王立军、薄熙来迫害重庆法轮功学员案例-255258.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/14/133325.html
Đăng ngày: 17– 6– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.