Bài viết của Ấu Từ, một để tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-07-2023] Con trai tôi ra nước ngoài du học, tốt nghiệp xong, lại được ở lại làm việc. Từ nhỏ, con đã biết Đại Pháp là tốt. Khi quyết định đi du học, một trong những mục đích của cháu là để có môi trường tự do tu luyện. Gần đây, con trai tôi gặp bế tắc trong vấn đề tình cảm, tư tưởng bị dao động. Khi chia sẻ, tôi nhận thấy cháu lộ ra vẻ oán trách, than vãn.

Con trai kể rằng trạng thái tu luyện của các đồng tu xung quanh không được khả quan lắm, ai cũng có vấn đề nào đó. Chẳng hạn, người thì không cân bằng được quan hệ giữa người tu luyện với người thường; người thì không quyết định được hướng đi trong cuộc sống, làm việc gì cũng đi đến cực đoan; người thì không hiểu được một số cách làm của đồng tu cha mẹ; người thì vì đồng tu cha mẹ ra quyết định cho mình mà cuối cùng sinh ra bất mãn; có người bề mặt thì răm rắp nghe lời cha mẹ, nhưng đằng sau lại bị sóng cuốn trôi theo dòng [xã hội người thường]… Con trai tôi cũng gặp ít nhiều những vấn đề trong đó, mà hết thảy những điều này lại càng khiến con đâm ra nghi ngờ quần thể tu luyện.

Những đồng tu thanh niên này đa số là khi còn nhỏ, cha mẹ đã tu luyện, nên các cháu cũng được dẫn dắt vào tu luyện. Tôi đã suy ngẫm rất nhiều về con trai mình và những vấn đề xuất hiện với các đồng tu trẻ tuổi xung quanh.

I. Ngẫm lại bản thân

1. Quyết định về việc du học

Hồi mới cho con trai ra nước ngoài du học, mặc dù cũng là lựa chọn của cháu, nhưng trong tâm tôi cũng muốn đẩy hết, phó thác hết trách nhiệm dẫn dắt con tu luyện cho hoàn cảnh tu luyện và đồng tu ở nước ngoài, tôi chỉ muốn dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để được nhàn hạ, không muốn phải dụng tâm, mà lại hướng ngoại cầu. Còn nữa, trước đây, một điều tôi hết sức tránh nhìn thẳng là, trong lựa chọn ấy còn ẩn giấu tâm bất hảo muốn lợi dụng Đại Pháp và tâm cho rằng học Đại Pháp là con được bảo hộ rồi.

Sau khi đọc “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta”, chúng ta biết rằng, ở hoàn cảnh xã hội phương Tây, có những người ma tính cũng rất lớn, khi quá phóng túng bản thân thì sẽ gây ảnh hưởng phụ diện rất xấu. Các đồng tu trẻ tuổi thì căn cơ và ngộ tính mỗi người mỗi khác, mức độ tinh tấn cũng khác nhau. Trong quá trình đi học và trưởng thành, thời gian sống xa cha mẹ nhiều, lại tiếp xúc nhiều với thầy cô, bạn bè, và những người khác trong xã hội, nên sẽ chịu ảnh hưởng của người này người khác, ngoài ra, ảnh hưởng của internet và công nghệ cũng là điều không thể tránh khỏi.

Dưới ảnh hưởng của đủ loại cám dỗ, nếu như đầu não không thanh tỉnh, ý chí không kiên định, thì họ rất khó giữ mình vững vàng, sẽ dễ bị cuốn trôi theo dòng. Hoàn cảnh tự do, dễ dàng thì có thể tự do, thoải mái tu luyện; nhưng ỷ lại vào hoàn cảnh lại là chấp trước, bất kể là con trẻ hay là ngay cả cha mẹ cũng đều cần phải trừ bỏ chấp trước này.

Ngoài ra, khi được tự do tu luyện, con trẻ còn tiếp cận nhiều tin tức hơn, kể cả các chương trình trên mạng xã hội cá nhân do một số học viên Đại Pháp làm, mà những ý kiến và kiến giải ở đó lại không nhất định đúng với Pháp. Khi các đồng tu trẻ tuổi không nắm vững Pháp, hay bình thường không thực tu, sẽ rất dễ bị một số thứ tự thị nhi phi (tưởng đúng mà không đúng) làm cho lệch lạc. Như vậy, họ cần có các đồng tu xung quanh để giao lưu nhiều hơn, đồng tu cha mẹ cũng phải cảnh tỉnh các đồng tu trẻ tuổi thêm, cần xem Minh Huệ Net nhiều hơn, bởi vì Minh Huệ Net vẫn luôn được Sư phụ coi sóc nên sẽ không có vấn đề gì lớn. Ngẫm lại bản thân, tôi cũng không thường xuyên lên Minh Huệ lắm, không phải ngày nào cũng lên; từ giờ trở đi, tôi nhất định phải trân quý.

2. Không biết làm sao để cân bằng quan hệ giữa người tu luyện với người thường

Khi tôi chia sẻ quan điểm với con trai hay khuyên cháu nên làm thế nào với một số sự việc, cháu thường cảm thấy áp lực rất lớn. Cháu nói người thường xung quanh đều làm theo cách làm nơi thế tục; một mặt, cháu cảm thấy cách làm của người thường không đúng, mà theo yêu cầu tu luyện mới đúng, nhưng vì không đảm bảo được việc học Pháp và chưa đủ chính niệm để làm theo yêu cầu của Pháp, nên cháu thường cảm thấy bế tắc, rất khổ sở. Có lúc cháu nói: “Con không làm được!” Khi tôi đưa cho cháu mấy bài viết về văn hóa truyền thống Trung Quốc, cháu cảm thấy không tiếp thụ được, tôi bèn chia sẻ một số quan điểm, thì cháu nói: “Mẹ đi mà trao đổi với thánh nhân Khổng Tử của 2000 năm trước.”

Viết đến đây, tôi mới chợt nhận ra mình đã phạm một sai lầm rất lớn với con trai. Ngay với chúng ta, trên con đường tu luyện, Sư phụ chưa bao giờ yêu cầu chúng ta phải làm việc này việc kia đến mức nào, Sư phụ chỉ từ bi, khổ công dạy bảo bằng cách giảng Pháp, giảng đạo lý cho chúng ta, cho phép chúng ta ngộ đến đâu thì làm đến đó. Tôi sao có thể đi yêu cầu tiểu đệ tử của Sư phụ phải làm đến mức nào chứ? Làm như vậy là cưỡng ép người khác, là đang tu người khác. Ngộ đến đây, nội tâm tôi bật ra cảm giác tự trách và áy náy.

Khi con trai nói cháu gặp vấn đề nào đó, tôi lại nhắc cháu học Pháp nhiều vào, nhưng nói nhiều rồi thì cháu ngược lại còn không muốn nghe nữa. Thực ra, ngoài học Pháp tập thể ra, tôi cũng không chủ động tự học Pháp mấy. Khi yêu cầu con trai làm vậy là tôi đang tu cháu, chứ chưa tu bản thân. Nếu tôi có thể nắm chắc việc học Pháp, chính niệm đầy dủ, có thể chiểu theo yêu cầu của Pháp lý mà giúp cháu phân tích vấn đề theo Pháp, thì hiệu quả sẽ tốt.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể chỉ giao thiệp với đồng tu thôi, mà còn gặp đủ kiểu người thường. Tu là tu bản thân, là yêu cầu tiêu chuẩn cao và nghiêm khắc đối với mình, chứ không thể yêu cầu đối phương, nhất là người thường, chúng ta không thể yêu cầu họ cũng phải làm được như thế nào đó. Trong ứng xử với người thường, chúng ta hãy hết sức hiểu và bao dung họ, mọi lúc mọi sự đều thiện đãi họ, khiến họ cảm nhận được sự mỹ hảo của Đại Pháp và sự thiện lương của đệ tử Đại Pháp là được rồi. Trong quá trình đó, có gặp các loại mâu thuẫn và vấn đề thì cũng là cơ hội tu tốt bản thân.

3. Đồng tu trẻ tuổi có lối tư duy thụ động, không tự quyết định được cho bản thân

Chỗ con trai tôi có một đồng tu trẻ tuổi bình thường hay làm chút việc liên quan đến hạng mục Đại Pháp, chẳng hạn như đi treo tài liệu lên tay nắm cửa nhà hay đi diễu hành, nhưng yêu cầu đối với bản thân lại không nghiêm khắc lắm, dần dần cậu ấy không học hành gì nữa; thực ra trạng thái tu luyện của cậu ấy cũng không tinh tấn mấy. Khi cha mẹ không gửi tiền nữa thì làm sao để duy trì cuộc sống đây? Như vậy sẽ gây ấn tượng hết sức không tốt cho người thường, ngay việc của chính mình cũng làm không tốt, vậy chẳng phải là bôi nhọ Đại Pháp sao? Đó chẳng phải cũng là mượn cớ để né tránh khó nạn sao? Cuộc sống không có đường tắt, tu luyện cũng không có đường tắt.

Bản thân việc làm hạng mục thì không sai, nhưng đó không phải là tu luyện, rất nhiều phương diện và quá trình làm việc đều có nhân tố đề cao tu luyện. Phải có tiền đề là tu tốt bản thân thì mới có thể làm tốt việc cứu người.

Đồng tu trẻ tuổi này thường nói hết thảy đều có an bài của Sư phụ rồi. Tôi lý giải rằng Sư phụ là an bài con đường tu luyện cho đệ tử, hết thảy những gì gặp phải trên con đường đó đều liên quan đến tu luyện. Nhưng không phải là điều gì trên đường đời cũng do Sư phụ an bài thì chúng ta không cần làm gì nữa, không cần nỗ lực, cứ chểnh mảng, không cần làm cho tốt, mà chỉ ngồi chờ. Không phải như vậy!

4. Không lý giải được một số cách làm của đồng tu cha mẹ

Dưới ảnh hưởng của tư tưởng người thường, con trai tôi hay nói rằng lúc còn nhỏ, con thấy cuộc sống gia đình mình “không có không khí gia đình”. Thật vậy, khi con trai còn nhỏ, ngoài giờ con đi học, làm bài tập ra, còn lại thi thoảng tôi mới học Pháp cùng con, cũng có lúc cùng làm gì đó với con, nhưng cũng ít có dịp như thế. Bởi hồi đó, tôi cảm thấy những thứ vui chơi rất lãng phí thời gian. Bởi vậy, trước đây, khi con nói ra điều này, tôi không tán thành. Khi tôi chia sẻ cách nhìn của mình hay nêu lý do để giải thích một số việc, mặc dù tôi tự thấy mình nói đều có lý, nhưng lại khiến con cảm thấy “càng khó chịu hơn”.

Trong lần chỉnh sửa cuối cho bài chia sẻ này, tôi vừa sửa vừa nghĩ, thì lại có cách nghĩ khác; dù đã muộn để bù đắp cho con, nhưng tôi vẫn viết ra đây để nhắn nhủ các đồng tu khác, rằng con trẻ rốt cuộc vẫn là con trẻ, không thể nào yêu cầu chúng nghiêm túc, lý tính như người lớn được, cần cố gắng hết sức để sắp xếp cuộc sống sao cho phù hợp với con trẻ tùy theo tuổi tác và đặc điểm mới được. “Mài dao sẽ không làm tốn công chặt củi”. Việc ăn ở, học hành, vui chơi cũng cần sắp xếp cho hợp lý, như vậy cũng không nhất thiết ảnh hưởng đến thời gian tu luyện của chúng ta. Làm các việc không thể quá máy móc, giáo điều.

Ngoài ra, “không khí gia đình” vốn là lẽ thường nơi trần thế, người thường cũng coi trọng điều này. Người tu luyện khi nhân tâm nặng thì biểu hiện cũng như người thường, vậy chúng ta cũng cần bao dung họ; nếu chúng ta bỏ mặc họ, cũng có thể khiến họ bất mãn. Tôi cũng từng nghe có người nhà đồng tu nói thế này về đồng tu: “Cô suốt ngày chỉ loanh quanh mấy việc này.” Các đồng tu có lẽ đều gặp vấn đề tương tự, chỉ là nó biểu hiện ở các phương diện khác nhau mà thôi.

Tôi cứ ngẫm bản thân mình, ngoài đi làm và việc nhà ra, thời gian của tôi đều dành cho tu luyện. Khi hướng nội vô điều kiện để tìm vấn đề ở bản thân, tôi thấy có lẽ tôi đã đi sang cực đoan, tu luyện theo hình thức, chứ không thực tu là bao. Người nhà thấy tôi quá bận rộn, mà tâm tính đề cao rất ít, không hoặc hiếm khi để tâm tới cảm thụ và nhu cầu của mọi người trong gia đình, vậy nên trong con mắt họ, chúng ta hết sức vị tư, chỉ sống trong thế giới của mình. Trong tu luyện, đề cao tâm tính là trọng yếu nhất, không thể lấy việc dành bao nhiêu thời gian hay làm bao nhiêu việc Đại Pháp để đo lường.

Nhiều năm trước, chồng tôi – không tu luyện – từng có lần nói tôi “tự tư”, tôi nghe mà thấy hết sức chấn động, bởi tôi cảm thấy mình không phải dạng người như thế. Sau này, tôi rất chú ý tu bản thân từ tiểu tiết, việc gì cũng nghĩ cho anh nhiều hơn, đồng thời tranh thủ thời gian để làm tốt việc nhà. Có lúc, tôi cũng đi leo núi hay đi dạo cùng anh, những lúc ấy cũng có thể phát tài liệu và giảng chân tướng, cũng không hẳn là bị mất nhiều thời gian lắm. Cứ như vậy, sau này, tôi không còn nghe thấy những lời trách móc như trước nữa.

5. Đồng tu cha mẹ quyết định thay cho con, cuối cùng con lại sinh ra bất mãn

Xung quanh tôi có những đồng tu cứ muốn quyết định hướng đi tương lai cho con. Chẳng hạn, có cháu muốn học trường đại học trong nước, nhưng bậc làm cha mẹ lại cho rằng hoàn cảnh tu luyện ở nước ngoài tốt hơn nên cho con đi du học. Nhưng đó lại không phải là mong muốn từ tâm của con, nên khi một thân một mình tha hương tới nước khác, vì cô đơn, tịch mịch mà các cháu dần dần sinh tâm oán trách rất lớn đối với cha mẹ, phát triển thành hận, rồi rời xa tu luyện. Như vậy khiến bọn trẻ thật khổ sở.

Khi đến tuổi thành niên, con cái cũng là cá thể độc lập, không còn phụ thuộc vào cha mẹ nữa, mà đã có quyền tự quyết định. Chúng ta làm cha mẹ cũng không có quyền lấy đi quyền của con. Dù sao, con đường của con trẻ cũng phải do chúng tự bước đi. Có những sự việc cha mẹ có thể giảng giải cho chúng mặt lợi mặt hại, còn chúng cần phải tự suy xét, quyết định cuối cùng vẫn phải do chúng tự đưa ra, hết thảy kết quả hay hậu quả do quyết định của chúng cũng đều phải do chúng tự đối diện. Làm cha mẹ nếu cưỡng ép, áp đặt quá thì kết quả không nhất định sẽ như ý.

6. Con trẻ trước mặt răm rắp nghe lời đồng tu cha mẹ, sau lưng lại bị sóng cuốn theo dòng

Tôi cảm thấy những cháu như thế chưa minh bạch được ý nghĩa nhân sinh và nội hàm của tu luyện. Như đề cập trong phần dưới đây, con trẻ học Pháp chạy theo hình thức, học Pháp không nhập tâm, chỉ học cho cha mẹ xem, vậy lớn lên thì không chỉ là học Pháp, mà cả các việc khác cũng sẽ biểu hiện ra là không thể dùng Pháp để chỉ đạo, học một đằng làm một nẻo, như vậy sẽ dễ bị sóng cuốn theo dòng mà chìm đắm trong người thường.

Về phương diện học Pháp, Sư phụ đã giảng rất nhiều cho chúng ta rồi, Ngài không ngừng nhắc nhở chúng ta học Pháp, học Pháp nhiều hơn, học Pháp cho tốt.

Ngay chúng ta khi học Pháp phải chăng cũng chạy theo hình thức? Có đồng tu học Pháp khi xuất hiện hiện tượng đọc sai chữ, sót chữ, thì thường là tư tưởng không chuyên nhất, đó là lãng phí thời gian. Bản thân tôi khi học Pháp, có lúc miệng thì đọc rất lưu loát, mà trong tâm lại đang nghĩ gì đó; như vậy cũng rất đáng sợ, phải gia cường chủ ý thức, học Pháp nhất định phải chuyên chú và nhập tâm, phải chân chính là bản thân mình đang học.

7. Tín Sư tín Pháp, buông bỏ tình thân quyến

Nếu việc gì của con mà chúng ta cũng lo lắng và nhúng tay vào thì chính là bộc lộ ra mình có lậu trong vấn đề tín Sư tín Pháp. Dù là vấn đề tu luyện đi nữa, thì ai cũng không tu hộ người khác được.

Bận tâm, lo lắng là biểu hiện của tình khá nặng, không buông xuống được thì hoàn toàn không được. Buông tâm xuống, từ bi đối đãi với con, hết thảy đều thuận theo tự nhiên mới là tốt nhất.

Sống một mình ở nước ngoài thì thường có cảm giác cô đơn, tịch mịch. Có lẽ điều con trẻ cần chỉ là được lắng nghe, chứ không phải là chỉ giáo. Chính tôi cũng thường bất tri bất giác đứng từ tầng diện đạo đức cao mà chỉ giáo người khác, thiếu mất sự khoan dung, từ bi hồng đại. Lúc chia sẻ với con, khi tôi không nói quá nhiều, mà quay lại tìm ở bản thân, thì hiệu quả giao lưu lại tốt hơn chút.

Tóm lại, những vấn đề phản ánh ra ở con trai tôi và các đồng tu trẻ tuổi đều đối ứng với vấn đề ở chính đồng tu cha mẹ, như chạy theo hình thức, đi sang cực đoan, làm cho có, xuề xòa, thô bạo, giáo điều, võ đoán, tự ngã, tự cho mình là đúng, cưỡng ép áp đặt, hướng ngoại cầu, ỷ lại, thiếu trách nhiệm… rất nhiều đều là văn hóa đảng. Mãi đến lúc tôi chỉnh sửa bài viết này, những thứ này mới dần dần bộc lộ rõ ra, còn trước đó, tôi cũng không nhìn thấu hay cảm nhận được. Xem ra, việc viết bài chia sẻ đúng là một quá trình tu luyện tốt, khi đào sâu tìm kỹ, tôi mới phát hiện ra rằng những tâm chấp trước cần tu bỏ thật là nhiều.

II. Dẫn dắt đồng tu trẻ tuổi thế nào cho tốt

Về vấn đề này, tôi đã tổng hợp những gì học hỏi được từ các bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ và suy ngẫm và có những nhận thức dưới đây.

1. Trạng thái tu luyện của con trẻ và đồng tu cha mẹ có liên quan vô cùng lớn

Cha mẹ là người gần gũi con nhất, cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất tới con. Lấy mình làm gương để dạy con còn hơn dạy bằng lời. Có hai ví dụ khá nổi bật:

Một là, tôi từng đọc bài viết có tựa đề “Bố tôi” đăng trên Minh Huệ, tôi vô cùng bội phục đồng tu cha trong bài, mỗi từng tiểu tiết của anh đều phản ánh ra sự từ bi, thiện lương, bao dung, và cả uy nghiêm của người tu luyện Đại Pháp. Những ngôn hành như thế khiến con gái anh – một cô con gái nổi loạn, ương ngạnh – cuối cùng đã trở thành một tiểu đệ tử Đại Pháp hiểu chuyện, biết cảm ân, có thể tinh tấn tu luyện dựa trên Pháp. Pháp lực của Đại Pháp là vô biên, khi cha mẹ làm gì cũng dựa trên Pháp thì sẽ dẫn dắt con trẻ chuyển hóa theo hướng tốt; loại ảnh hưởng và chấn động này bắt nguồn từ tâm linh của chúng.

Một trường hợp thực tế nữa là, chỗ tôi có một cháu nam tên là A đang học đại học. Khi còn nhỏ, A cũng học Pháp cùng mẹ. Lên trung học, vì chịu ảnh hưởng của dòng chảy lớn, dần dần cậu ấy không tu luyện nữa. Nhưng hiện giờ, cậu ấy đã chân chính quay lại tu luyện được hơn một năm rồi.

Đồng tu trẻ này bây giờ học Pháp rất nghiêm túc, thường biết sắp xếp các việc hợp lý và sáng tạo để bảo đảm thời gian học Pháp, có lúc còn giúp đồng tu trẻ khác học Pháp và tu luyện. Mỗi lần đi học nhóm học Pháp nhỏ, lúc chia sẻ giao lưu, cậu ấy đều rất chủ động lên tiếng chia sẻ hay kể về cách nhìn nhận của mình về sự việc nào đó dựa trên Pháp, hoặc kể về cảm ngộ gần đây của mình, v.v. Có thể thấy là cậu ấy đã ở trong Pháp rồi.

Một lần, cậu ấy kể, trước đây, quan hệ với cha cậu – không tu luyện – không tốt. Từ khi quay lại tu luyện, cậu muốn hàn gắn quan hệ với cha, bèn hết sức cố gắng gần gũi với cha nhiều hơn, hay trò chuyện, tán gẫu chuyện nọ kia trong cuộc sống. Thế nhưng, cậu nhận ra cha dường như không coi trọng những nỗ lực của cậu, có lúc thậm chí còn cố ý đối đầu với cậu. Sau đó, cậu tự ngộ ra rằng không nên hãm vào tình cảm mà truy cầu kết quả, mà nên chân chính đối đãi tốt và từ bi với cha.

Khi thay đổi tâm thái, cậu nhận ra cha cậu dần dần không như trước nữa, mà thường rất vui vẻ, chủ động tìm con hỏi tài liệu Đại Pháp để xem, hoặc là tán gẫu mấy chuyện liên quan, rồi bày tỏ quan điểm của mình. Bởi vậy, A cảm thấy người tu luyện phải buông bỏ tình và tu trong Pháp mới được.

Chính tín chính hành của cha mẹ vô cùng trọng yếu. Hai năm trước, mẹ của A từng vượt qua một quan nghiệp bệnh sinh tử lớn nhờ chính tín với Đại Pháp. Khi tôi hỏi chị ấy đã giúp con trai quay trở lại tu luyện Đại Pháp như thế nào, chị ấy chỉ nói hai câu súc tích mà đầy sức nặng: “Bao dung vô hạn”, “dụng tâm dẫn dắt”.

2. Một số điều cần lưu ý

Minh Huệ ngày 21 tháng 8 năm 2021 đăng câu chuyện có tựa đề “Mẹ luôn dắt tay tôi trên con đường tu luyện” của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi (ở đây gọi là B). Bài viết kể về đồng tu mẹ của B có yêu cầu nghiêm khắc và tận tâm trách nhiệm với tiểu đồng tu B, giúp gây dựng nền tảng và thúc đẩy tiểu đồng tu sau này trở thành một đệ tử Đại Pháp biết tu luyện một cách đường đường chính chính. Tôi thấy bài chia sẻ này rất đáng để các đồng tu cha mẹ suy ngẫm và lấy làm gương.

a) Đặt tâm dẫn dắt

Các đồng tu nhỏ tuổi cũng có những chấp trước chưa buông bỏ được và có những vấn đề chưa lý giải được. Khi đối đãi với vấn đề tu luyện, đồng tu cha mẹ cần chú ý không được sơ ý, dù là những vấn đề dường như nhỏ nhặt, cũng cần chú ý dẵn dắt con học cách biết suy ngẫm và phân biệt đúng sai, để chúng biết tu luyện như thế nào. Đừng đơn giản hóa mọi việc, càng không được để vấn đề tích tụ. Đồng thời, cần giúp con trẻ đọc các bài chia sẻ giao lưu trên Minh Huệ thật nhiều, để chúng có thể tu luyện tinh tấn.

Bài viết này có đoạn: “Trong điện thoại của mẹ có một thư mục lưu những bài chia sẻ hay và phù hợp mà mẹ đọc được trên Minh Huệ, đợi khi tôi về nhà thì mẹ đưa tôi đọc rồi chia sẻ với tôi. Mẹ luôn kiên trì làm vậy, cho đến sau này, tôi tự lên Minh Huệ được mới thôi.” Có thể thấy đồng tu mẹ này thật dụng tâm và để ý đến từng chi tiết trong việc giúp con tu luyện.

b) Sáng tạo hoàn cảnh tu luyện, bảo đảm việc học Pháp

Pháp thân của Sư phụ luôn bảo hộ đệ tử, kịp thời điểm hóa và quy chính đệ tử. Đồng thời, căn cứ vào những tình huống khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, Sư phụ lại không ngừng viết kinh văn và tận tâm cảnh tỉnh, dẫn dắt chúng ta, chứ không phải là cá nhân chúng ta muốn làm gì thì làm. Trên con đường tu luyện, chúng ta không ngừng tu chính, hết thảy phải có Pháp mới đảm bảo được. Học Pháp là quan trọng nhất, có hoàn cảnh học Pháp tốt là bảo đảm quan trọng nhất cho tu luyện.

Trẻ nhỏ hiếu động, thường ngồi không yên, lực tự chế ước còn kém chút, nên cần đồng tu cha mẹ giúp đỡ. Về điểm này, mẹ của đồng tu trẻ tuổi B làm hết sức tốt. Bài viết có đoạn: “Mẹ dẫn dắt tôi học Pháp rất sát sao”. Dẫn dắt con học Pháp ở tuổi còn đi học đã đành, đến khi con bước vào xã hội đi làm, người mẹ này vẫn chú trọng nhắc nhở con học Pháp.

c) Học Pháp phải đắc Pháp

Học Pháp vừa phải bảo đảm thời gian, vừa phải chú trọng chất lượng, tránh kiểu chỉ học cho có, chạy theo hình thức. Học Pháp đắc Pháp mới khiến Đại Pháp thực sự bắt rễ vào tâm của con.

Khi tiếp xúc với một số đồng tu trẻ tuổi, tôi thấy có những cháu bề ngoài thì nghe lời cha mẹ kiên trì học Pháp, nhưng biểu hiện khi học Pháp rất qua loa, cảm giác như học cho vui thôi, chứ tư tưởng không đặt ở Pháp, không nhập tâm, như thể học cho đồng tu cha mẹ xem vậy. Học Pháp như vậy thì không thể đắc Pháp. Đồng tu cha mẹ cần chú ý quan sát, đừng để bị che mắt bởi biểu hiện bề ngoài. Điều quan trọng là cần chia sẻ nhiều với đồng tu nhỏ tuổi về thu hoạch và cảm tưởng sau khi học Pháp, dẫn dắt để con trẻ thực sự lý giải Pháp, nhận thức Pháp, biết suy xét vấn đề dựa trên Pháp.

(d) Kiên trì, bền bỉ chân chính đánh thức đồng tu trẻ tuổi

Con trẻ cũng có tính chây ỳ, như vậy đồng tu cha mẹ cần có yêu cầu nghiêm khắc với đồng tu nhỏ tuổi, cần phải kiên trì, bền bỉ. Tiểu đồng tu B viết: “Trong đợt nghỉ, có thời gian, buổi sáng tôi toàn ngủ nướng. Tối hôm trước, tôi đã dặn mẹ sáng sớm gọi tôi dậy luyện công, thế mà sớm ra mẹ sang gọi tôi, tôi lại không dậy được, còn phiền đến mẹ, thế là mẹ đành kệ tôi rồi đi luyện công một mình. Đến lúc dậy, tôi lại lớn tiếng trách mẹ không gọi tôi dậy.”

“Sau đó, mẹ chia sẻ với tôi: mẹ đã sang đánh thức tôi như đã hẹn, nhưng vì tôi không dậy được nên mẹ kệ tôi mà không thực hiện lời hứa, vậy là mẹ sai rồi, mẹ phải chịu trách nhiệm với tôi. Mẹ còn ngộ ra rằng, giảng chân tướng cũng như thế, không phải là “tôi giảng rồi, giảng xong rồi” là được, mà cứu người là phải thực sự đánh thức người đó, mới là thực sự có trách nhiệm với họ.”

Đồng tu trẻ này cảm khái: “Thực ra, rất nhiều khi đồng tu cha mẹ khi thấy con trẻ một lần không nghe, hai lần không nghe, bèn cảm thấy con lớn rồi, không quản được nữa, rồi thở dài: kệ nó muốn ra sao thì ra. Nhưng mà, tôi thể hội sâu sắc rằng: mẹ cứ khuyên bảo, khuyên can tôi một cách chính diện thì có lúc đúng là như cú chùy nặng đập vào thứ vật chất bất hảo trong tâm tôi, tôi có thể cảm nhận rõ là nó đang bị lung lay, mẹ nói nhiều lần thì có thể đánh bật nó ra. Những lời lẽ khi mẹ khuyên bảo tôi, có lúc dù tôi không nghe theo ngay, nhưng vẫn là vật chất chính diện đổ vào trường không gian của tôi, không sớm thì muộn, không nhẹ thì nặng, đều sẽ khởi tác dụng chính diện. Sự đốc thúc của cha mẹ cũng khởi tác dụng như vậy.“

Đúng là để có thể phụ trách việc tu luyện của con trẻ thì phải không ngại phiền và từ bi bao dung.

(e) Động viên và giao lưu chia sẻ là tất yếu

Người mới bước vào tu luyện, ngoài căn cơ và ngộ tính tốt, thực sự cần đồng tu xung quanh dụng tâm giúp đỡ, phải thực sự có trách nhiệm với con trẻ, cầm tay dắt đi, rồi lại đưa tiếp một đoạn đường.

Bài viết “Kiến nghị học viên lâu năm cần chia sẻ về Pháp với học viên mới” trên Minh Huệ kể về một đồng tu từng hồng Pháp cho một cháu họ bị nghiệp bệnh, “Đồng tu dạy động tác cho cậu ấy xong, còn đưa cho cậu một cuốn “Chuyển Pháp Luân”, dặn dò cậu ngày nào cũng phải đọc, rồi rời đi.” Nhưng suốt một thời gian dài sau đó, đồng tu không liên hệ với cậu ấy; đến khi liên hệ lại mới biết cậu người thường ấy đã qua đời rồi vì không thực tu. Bài học này khiến các đồng tu trở nên coi trọng việc dẫn dắt sát sao.

Đối với việc tu luyện của con trẻ, đồng tu cha mẹ cũng cần phải thường xuyên dụng tâm. Khi con trẻ không ở trong Pháp, đồng tu cha mẹ cần phải động viên con, quan trọng nhất là chia sẻ giao lưu dựa trên Pháp, dùng những Pháp lý mà Sư phụ giảng để thức tỉnh chúng.

Lời kết

Đối với các đồng tu nhỏ tuổi, để khiến chúng có thể bước đi tốt hơn trên con đường tu luyện Đại Pháp, các đồng tu cha mẹ trước hết cần phải tu bản thân, thực sự có trách nhiệm với việc tu luyện của con trẻ. Cần phải thường xuyên câu thông với con, nhẫn nại dẫn dắt, khiến chúng coi trọng và nắm chắc việc học Pháp, không ngừng gia cường chính niệm. Khi con trẻ gặp vấn đề, cần giúp chúng hiểu rõ những nhân tố để đề cao trong tu luyện. Chỉ khi chúng thực sự hiểu được ý nghĩa chân chính của tu luyện và tu luyện như thế nào, thì chúng ta mới có thể đối đãi với chúng như đồng tu thực sự.

Đồng tu trẻ tuổi B có thể có chặng đường tu luyện ở giai đoạn tuổi thanh thiếu niên khá bình ổn, hiện đã có thể tinh tấn thực tu dựa trên Pháp, tâm tính không ngừng đề cao, thực sự khiến mọi người rất mừng.

Tôi chân thành hy vọng sẽ có nhiều đồng tu trẻ tuổi hơn nữa có thể đắm trong ánh sáng Đại Pháp, khai trí khai huệ, trưởng thành khỏe mạnh, khi lớn lên, hồi tưởng lại những trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình, sẽ cảm thấy thật đáng mừng. Hy vọng các cháu kiên định, lý tính bước trên con đường tu luyện, viên mãn theo Sư phụ về nhà.

Trên đây là thể ngộ cá nhân ở giai đoạn tu luyện hiện tại, có chỗ nào không đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/11/437293.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/4/211153.html

Đăng ngày 04-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share