Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 08-09-2023] Học xong hai bài kinh văn mà Sư phụ viết cho các đệ tử trong hai ngày liên tiếp, tôi cảm thấy rất có lỗi. Mặc dù kinh văn của Sư phụ đề cập đến hành vi loạn Pháp của một số ít người ở hải ngoại, nhưng kinh văn đã đăng trên trang web Minh Huệ thì các đệ tử Đại Pháp chúng ta phải chăng đều nên nhìn lại bản thân xem liệu bản thân có tồn tại nhiều hay ít những vấn đề như vậy hay không?

Sau đây tôi sẽ chia sẻ ngắn gọn một chút về thể ngộ của mình:

1. Hành vi loạn Pháp của một số cá nhân

Trong Chuyển Pháp LuânSư phụ đã sớm chỉ ra những hình thức biểu hiện và kết quả của những hành vi kiểu như vậy. Sư phụ nắm bắt và biết rõ hết thảy mọi thứ, cũng như sớm đã đưa ra những dự ngôn và cảnh tỉnh chúng ta về mọi thứ. Chỉ là chúng ta quá ngu muội không ngộ ra mà thôi.

Nhìn lại bản thân, liệu tôi có bao giờ từng oán hận Sư phụ không? Đương nhiên là không. Nhưng đã từng có nghi vấn Sư phụ chưa? Câu trả lời chắc chắn là có. Khi Sư phụ hết lần này đến lần khác vì tu luyện của chúng ta chưa đáo vị mà trì hoãn thời gian kết thúc Chính Pháp, phản ứng đầu tiên của chúng ta liệu có phải là: “Thời gian lại thay đổi nữa ư?” Mặc dù tôi ngay lập tức có thể ngộ ra rằng Sư phụ làm như vậy nhất định là có lý do, tôi cũng ngộ được rằng với tâm tính của tôi ở hiện tại thì làm sao tôi có thể đạt viên mãn được? Làm sao tôi có thể rời đi nếu tôi chưa hoàn toàn cứu được những chúng sinh mà bản thân tôi phải cứu độ?, nhưng cho dù chỉ nghi vấn Ngài một giây thôi thì cũng là điều không nên có. Một đệ tử chân tu với sự tín ngưỡng 100% vào Sư phụ thì tuyệt đối sẽ không có chút mảy may thắc mắc nào hết. Sư phụ muốn điều gì thì đệ tử chúng ta muốn điều đó. Sư phụ an bài thế nào chúng ta sẽ tận lực chấp hành. Đơn giản và kiền tịnh, không một tia do dự, thì mới chính là một đệ tử đạt tiêu chuẩn.

Nghi vấn là khởi đầu của sự bất tín. Nhân gậy bổng hát lần này của Sư phụ đối với những kẻ loạn Pháp kia, các học viên chúng ta cũng cần phải tu chính lại những tỳ vết còn tồn tại trong cái tâm tín ngưỡng vào Sư phụ của mình.

2. Thái độ với trang web Minh Huệ

Trang web Minh Huệ là miền đất tịnh thổ dành cho những người tu luyện Đại Pháp chúng ta, những người đang bước đi trên con đường trở thành Thần. Về tính trọng yếu, tính duy nhất và tính đặc thù của Minh Huệ thì tôi không cần phải nói nhiều nữa. Thế nhưng, tôi nhận ra thời gian tôi dành để truy cập Minh Huệ Net mỗi ngày ít hơn nhiều so với thời gian tôi dành cho các trang web của Đại Kỷ Nguyênvà website Tân Đường Nhân. Đối với các báo cáo liên quan tới cuộc bức hại của Minh Huệ Net, tôi chỉ đọc lướt qua một chút mà thôi. Kinh văn của Sư phụ đã thức tỉnh tôi rằng sự nhận thức [về tầm quan trọng] và sự dụng tâm của tôi vào Minh Huệ Net là chưa đầy đủ. Những báo cáo về tình hình cuộc bức hại là một bản tóm tắt về những bức hại mà các đồng tu đang phải chịu đựng, chúng đều có liên quan mật thiết đến việc cứu người thời mạt thế. Làm sao chúng ta có thể làm ngơ như thể họ là những người xa lạ? Ít nhất chúng ta có thể phát chính niệm một cách có mục tiêu để thanh trừ tà ác [tại nơi mà trang web Minh Huệ đề cập]. Không quan tâm đến những việc không phải của mình đó là tâm thái của người thường. Đây không phải là biểu hiện mà một đệ tử Đại Pháp chân chính nên có!

Sư phụ đã bảo chúng ta “những vấn đề trọng đại thì [chư vị] nhất định cần xem thái độ của Minh Huệ Net”. Bấy nhiêu đây đã đủ để nói rõ về tầm quan trọng và tính đặc thù của Minh Huệ Net. Thái độ và mức độ dụng tâm của chúng ta đối với Minh Huệ Net là sự phản ánh chân thực trạng thái tu luyện của chúng ta. Nếu như nói truy cập trang web Minh Huệ là một môn học bắt buộc, thì hiện tôi là đang “cưỡi ngựa xem hoa”. Tâm tôi đầy sự hiếu kỳ với các tin tức trong nước và trên thế giới, 80% thời gian xem tin tức là dành để xem những thứ không có liên quan gì đến việc tu luyện. Đã đến lúc tôi phải tu bỏ cái tâm hiếu kỳ hướng ngoại cầu này rồi.

3. Thái độ đối với hạng mục cứu người và chứng thực Pháp

Mỗi đệ tử Đại Pháp chân chính trải qua 24 năm đầy gian khổ thì đều có những câu chuyện làm xúc động lòng người, dù là chuyện lớn hay nhỏ, thì từng điểm từng giọt cũng là vô cùng đáng quý. Trước khi đọc bài kinh văn này của Sư phụ, tôi xác thực là có tư tâm cho rằng bản thân có cống hiến [cho Đại Pháp]. Bây giờ nghĩ lại, thực ra tôi chỉ là đang tham cầu công đức mà thôi. Sư phụ sớm đã an bài thỏa đáng cho chúng ta mọi thứ, bao gồm hoàn cảnh tu luyện để cứu người, những người xuất hiện trong hoàn cảnh của chúng ta, những phương tiện và tất cả thân phận mà chúng ta cần để cứu người. Chúng ta thực sự chỉ là cần mở miệng một chút và chạy đi chạy lại một chút thôi. Có gì đáng để khoe khoang và tự cao tự đại chứ? Nếu Sư phụ muốn Chính Pháp, chỉ trong một cái phất tay là hoàn thành. Nếu Ngài muốn thay đổi thái độ của con người trên toàn thế giới đối với Đại Pháp, cũng có thể làm xong trong nháy mắt. Tại sao Ngài phải vất vả như vậy để an bài tất cả những điều này cho chúng ta? Là vì Ngài muốn thành tựu chúng ta, để chúng ta có thể cứu độ chúng sinh trong thiên quốc mà chúng ta đại biểu.

Hết thảy mọi thứ Sư phụ chịu đựng trên thế gian này đều là vì chúng ta, chưa kể những phó xuất và những thương tổn cực đại mà Sư phụ phải gánh chịu để tiêu trừ nghiệp lực của chúng ta – điều mà chúng ta hoàn toàn không biết và vĩnh viễn không bao giờ biết. Những đệ tử tu thiện như chúng ta thực sự nên cố gắng đừng để có ngộ tính kém cỏi như vậy chứ! Mọi việc chúng ta làm chỉ là bổn phận của mình và hoàn toàn không nên có bất kỳ khoe khoang hay tự mãn gì. Điều mà chúng ta thời thời khắc khắc phải suy nghĩ là làm thế nào để tu bỏ đi những chấp trước người thường của bản thân và làm thế nào để cứu độ được nhiều chúng sinh hơn nữa.

Hãy trở về với trạng thái khiêm nhường nhất và thuần chân nhất. Sư phụ sẽ không vui khi thấy sự ngạo mạn và tự ngã vẫn chất đầy trong tâm chúng ta sau khi chúng ta tu luyện một thời gian dài như vậy đâu! Nếu không có Sư phụ và Đại Pháp, chúng ta và tất cả chúng sinh sớm đã là cát bụi trong vũ trụ rồi.

4. Đừng để bị dẫn động bởi hành vi của một vài người

Như đã đề cập đến ở trên, một số người được nhắc đến trong kinh văn này thì Sư phụ đã sớm dự liệu từ lâu rồi. Vàng sẽ không bao giờ bị cát lôi kéo. Sư phụ giảng: “Tất nhiên, nếu thật sự [chỉ] có một [người] tu thành, thì tôi sẽ để vị ấy làm vũ trụ.” (Giảng Pháp tại các nơi III, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003]) Điều mà Sư phụ muốn là chất lượng của sự thuần chân và thuần chính chứ không phải là số lượng với thật giả lẫn lộn. Tu tốt bản thân là ưu tiên hàng đầu của chúng ta.

5. Về vấn đề chân tu

Theo thể ngộ cá nhân tôi, chân tu là tu trong từng suy nghĩ từng niệm đầu của bản thân. Hãy suy nghĩ kỹ một chút xem chúng ta có bao nhiêu chấp trước ẩn chứa trong những lời đối đáp hàng ngày mà chúng ta đã xem thành đương nhiên. Có phải nhiều đến mức mà chúng ta không thể phát giác ra không?

Ví như mẹ tôi tuổi tác đã cao, thính lực không còn tốt nữa. Tôi phải nói lớn tiếng mỗi khi nói chuyện với mẹ, nhưng bà thường không đáp lại. Phản ứng đầu tiên của tôi là bực mình và đứng yên tại chỗ hét to hơn. Nếu tôi có thể ngay lập tức áp chế chủng ma tính này, đi tới chỗ mẹ và kiên nhẫn nhắc lại điều cần nói với mẹ, thì tôi chính là đang chân tu trong việc này.

Lấy ví dụ khác, mỗi khi ăn sủi cảo, tôi không hề suy nghĩ mà liền đổ giấm và sa-tế lên trên bánh để thỏa mãn cái miệng thèm ăn của mình. Vẫn còn rất nhiều những thói quen cần phải bài trừ trong quá trình tu luyện.

Gần đây, tôi phát hiện ra rằng khi tôi thực sự buông bỏ được một chấp trước nào đó mà tôi đã không thay đổi trong nhiều năm, thì việc học Pháp của tôi ngày hôm đó đặc biệt hiệu quả và tôi có thể ngộ ra được Pháp lý phía sau mỗi câu chữ, chứ không phải học Pháp như là nhiệm vụ một cách không nhập tâm. Sư phụ đã giảng nhiều lần về việc đề cao tâm tính, đề cao tâm tính, chỉ khi tâm tính đề cao rồi thì Pháp mới triển hiện. Nếu đồng tu nào có cảm giác rằng mình sao mà học Pháp thì toàn không nhập tâm hoặc không ngộ được gì, thì hãy suy nghĩ thật kỹ xem liệu có phải bản thân đang có những chấp trước bất hảo nào đó đã dưỡng thành thói quen rồi không. Hãy cố gắng buông bỏ một trong số chúng, bạn nhất định sẽ học Pháp nhập tâm. Nếu không ngừng buông bỏ chấp trước, bạn sẽ thường xuyên thấy được sự triển hiện của Pháp ở tầng sâu hơn.

Trên đây là một số thể ngộ khi học kinh văn gần đây của Sư phụ mà tôi muốn chia sẻ cùng các đồng tu. Có chỗ nào không phù hợp với Pháp, kính mong đồng tu góp ý.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Hồng Ngâm).

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/8/465061.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/10/211256.html

Đăng ngày 30-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share