Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 03-08-2023] Sau khi đọc bài “Tâng bốc và tự tâm sinh ma” của Ban biên tập Minh Huệ, tôi có một số suy nghĩ muốn chia sẻ với các đồng tu.

Tôi đắc Pháp vào năm 1999, tôi tu luyện đã 24 năm rồi, thời gian cũng không thể coi là ngắn, tự cảm thấy mình biết cách dùng tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện để yêu cầu bản thân, nỗ lực hướng nội tìm để thực tu. Nhưng càng tu, tôi càng cảm thấy Đại Pháp của Sư phụ quả thực bác đại tinh thâm, tôi giống như một giọt nước nhỏ trong đại dương rộng lớn, với quá nhiều phong mạo tráng lệ mà giọt nước nhỏ không cách nào nhìn thấy hoặc biết đến.

Tôi thể ngộ được rằng, Sư phụ an bài cho sự tu luyện của mỗi đệ tử Đại Pháp đều vô cùng có trật tự. Trong quá trình tu luyện trong cuộc sống thường ngày, tôi thường ý thức được bản thân có chỗ chưa tốt. Ví dụ gần đây chấp trước vào các loại hiệu suất làm việc, phương pháp làm việc thông minh. Mỗi khi người khác làm việc chậm chạp, tôi liền tức giận. Như vậy đã sinh ra chấp trước vào những quan niệm người thường kia, coi chúng giống như bản thân mình, không bài xích chúng, ngược lại còn thuận theo đó mà suy xét, như vậy cũng khiến nó biến thành một loại chấp trước vào bản thân. Vì vậy, cần phải bài trừ, phản đối những quan niệm người thường và “tự ngã.”

Ngoài ra còn có một loại vật chất nổi giận. Loại vật chất này khiến tôi dùng phương thức “lấy ác trị ác” để giải quyết vấn đề, chỉ cần người khác vừa dẫm chân lên “lằn ranh đỏ”, không nhẫn nhịn được liền nổi giận, có lúc nóng giận đến mức không còn quan tâm đến điều gì nữa. Điều này chính xác là ma tính, sau này tôi phải chú ý nhiều hơn để tu bỏ nó.

Trọng điểm mà tôi muốn nói đến là, nếu mỗi ngày đều chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp thực tu bản thân, thật sự sẽ cảm thấy bản thân mình quá tệ! Mặc dù trong con mắt của đồng tu, tôi vẫn đang nỗ lực tu luyện, nhưng bản thân tôi biết rằng, hiện tại tôi đã cách yêu cầu của Đại Pháp quá xa rồi! Có một, hai ngày phó xuất và nỗ lực nhiều hơn thông thường, mới cảm thấy bản thân mình tiến gần hơn với tiêu chuẩn của Đại Pháp; bằng không, bình thường đều chỉ là trạng thái vừa đủ đạt yêu cầu, có những lúc cảm thấy mình chỉ được 70 điểm. Bởi vì luôn cảm thấy bản thân mình làm không đủ tốt, nên thực sự không thể kiêu ngạo được.

Từ trong Pháp tôi biết rằng, Pháp môn này của chúng ta, mặt tu tốt rồi sẽ được cách khai, mỗi ngày chúng ta đối diện đều là những mặt chưa tu tốt. Quả thực không thể lý giải được sao có thể cảm thấy trong tu luyện mọi việc đều đã làm tốt chứ? Từ đó sinh ra ngạo mạn, tự tâm sinh ma. Như vậy có thể là biểu hiện của việc chưa thực tu, mới không thể nhìn ra bản thân có chỗ cần đề cao.

Trong tâm lý học của người thường có một khái niệm thiên kiến nhận thức rất nổi tiếng tên là Hiệu ứng Dunning-Kruger, chúng ta cũng có thể tham khảo. Hiệu ứng này cho thấy, người thiếu năng lực thường tự cho mình là đúng, còn người thực sự có năng lực về một lĩnh vực lại thấy rằng “thiên ngoại hữu thiên” (trên trời còn có trời cao hơn), cho nên họ không hề kiêu ngạo về bản thân.

Hiện tượng này cũng có thể thấy được thông qua đồ thị ở trên. Khi mới tiếp xúc với một lĩnh vực, mức độ tự tin của người ta sẽ leo lên tới đỉnh cao của sự ngu ngốc (Mount Stupid); sau đó kiến thức nhiều hơn, sẽ nhận ra sự uyên bác của lĩnh vực này, bản thân mình quả thực không là gì cả, tiếp tục dần dần trải qua những tháng ngày tích lũy, lòng tự tin và thực lực sẽ dần dần đạt đến tỷ lệ phù hợp.

Tôi cảm thấy những người tự tâm sinh ma đang đứng ở trên đỉnh cao của sự ngu ngốc (Mount Stupid), tự cho rằng mình tài trí hơn người khác. Bởi vì ngạo mạn, tầm nhìn bị che khuất, không thấy được thái sơn, không nhìn nhận rõ về bản thân, cũng không nhìn rõ được hoàn cảnh xung quanh.

Gần đây ở địa khu của tôi xảy ra tình huống có người khai thiên mục, tự cho mình là đúng, tự tâm sinh ma. Quả thực có một số đồng tu, chỉ cần người này phát biểu ý kiến, liền mù quáng chấp nhận, tâng bốc người đó. Tâng bốc, sùng bái người khác như vậy, chính là góp phần hủy hoại người đó.

Ngoài ra, những thông tin mà người này phát ra, vấn đề không chỉ nằm ở chỗ khẩu khí quá lớn, mà thường cho thấy sự rời xa khỏi Đại Pháp, nếu ai mù quáng nghe theo và tin theo, chẳng phải là vấn đề chủ ý thức không mạnh, học người chứ không học Pháp sao?

Chúng ta phải nắm chắc cơ hội này, mỗi người đều đề cao lên, khiến sự việc biến thành hảo sự, không được để Sư phụ phải lo lắng nữa.

Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết chỉ là thể ngộ của tác giả tại tầng thứ sở tại, chia sẻ với các đồng tu để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu“ (“Thực tu”, Hồng Ngâm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/3/463736.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/24/210982.html

Đăng ngày 30-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share