Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-09-2023] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước ngày 25 tháng 4 năm 1999. Trong 24 năm tu luyện, tôi đã trải qua rất nhiều điều. Nay tôi muốn viết ra quá trình từng chút từng chút phát hiện ra chấp trước căn bản của bản thân trong thời gian gần đây để giao lưu cùng các đồng tu.
Mấy năm trước, đồng tu ở huyện lân cận bị bức hại. Trong quá trình giải cứu, đồng tu tham gia giải cứu cũng bị bắt cóc. Bản thân tận mắt chứng kiến, quả thực trong tâm tôi rất lo. Các đồng tu đã không lý trí, mang theo nhân tâm mạnh mẽ như oán hận, tranh đấu, và tự cho mình là đúng, nên bị tà ác tóm cứng chỗ sơ hở và dùng đó làm cái cớ để bắt cóc đồng tu tham gia giải cứu, thậm chí còn khiến một số đồng tu ở các huyện xung quanh đến trại tạm giam địa phương phát chính niệm cũng bị bắt cóc, trong đó có đồng tu A.
Đồng tu A được đồng tu ở các địa khu xung quanh chúng tôi công nhận là tu được tốt, tích cực tham gia giải cứu đồng tu, trong quá trình đó cũng từng bị tà đảng bắt cóc nhưng nhờ chính niệm cô ấy nhanh chóng trở về. Trước sự việc đó, tôi đã không lý trí để nói chuyện với đồng tu điều phối một cách thiện ý, mà lại nóng vội chỉ trích và trách đồng tu ấy làm việc không dựa trên Pháp.
Đêm đến, tôi có một giấc mơ: Trong mơ, tôi đang ở trong sân nhà của một người tên là Lam Phong (một người bạn thuở nhỏ của tôi), nằm nghiêng người trên chiếc ghế sofa đơn cũ kỹ, trong tâm khoan khoái máy động một niệm: “Cậu thấy đấy, tớ còn tài hơn cả người đó (ám chỉ đồng tu A).” Ngụ ý là cô ấy cũng bị bắt cóc rồi. Tỉnh dậy, tôi biết giấc mơ chính là đang nhắc nhở rằng tôi có tâm lười biếng, tâm so bì, tâm tật đố, tâm tự cho mình là đúng, và có cả tâm ngại nói với đồng tu. Viết đến đây, tôi còn phát hiện ra rằng bản thân vẫn còn tâm hư vinh và giữ thể diện, sợ các đồng tu cười nhạo mà từ đó bị coi thường.
Cách đây vài hôm, đồng tu ở huyện bên bị bức hại lần trước đã ra tù được hai năm nay lại bị bắt cóc lần nữa. Tôi và đồng tu B cùng đến nhà của đồng tu ấy để nói chuyện với người nhà. Nhưng sự việc không như chúng tôi nghĩ, cha của đồng tu bị bắt không muốn phối hợp giải cứu. Đồng tu đi cùng tôi đã kiên nhẫn nói đạo lý, tôi vốn định không nói nhưng đã nói thêm vào vài câu, cuối cùng người cha đã đồng ý tham gia giải cứu cho con trai.
Không lâu sau, chúng tôi đi đến một nơi và cùng mấy vị đồng tu địa phương tham gia giải cứu trao đổi ý kiến cụ thể về cách giải cứu. Trong quá trình bàn bạc, tôi cho rằng đồng tu B nên nói thế nào thế nào, nhưng cô ấy lại không nói như thế, vậy nên tôi đã không nhẫn được mà nói vài câu. Tôi đã có tâm oán trách đối với đồng tu B.
Trên đường về nhà, trong đầu tôi lại lóe lên một niệm đầu đầy đắc chí, tựa như trong đó có câu: “Chị thấy tôi có giỏi không?” Trong nháy mắt, tôi ý thức được niệm đầu đó không phải là tôi, đó là cái tâm tự cho mình là đúng, là tâm ngạo mạn. Phối hợp chỉnh thể và lặng lẽ bổ sung, đó mới là trách niệm cần có của mỗi một đệ tử Đại Pháp. Khiêm nhường và tích cực mới là trạng thái nên có vào lúc này, chúng ta chỉ là động chân, động tay một chút mà thôi, có gì mà tôi tài, tôi giỏi chứ?
Nhưng tôi đã không để ý để kịp thời loại bỏ cái tâm ngạo mạn tự cho mình là đúng kia đi, bởi lúc đó tôi vẫn có tâm xấu hổ giữ thể diện, sợ đồng tu cười nhạo coi thường, từ đó lại sinh ra tâm phàn nàn và chỉ trích. Trên đường đi, chúng tôi đã xảy ra tranh cãi.
Tối hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục cùng nhau bàn bạc về việc giải cứu đồng tu. Cái tâm tự cho mình là đúng và coi trọng bản thân đã khiến tôi ma tính đại phát, tranh luận ầm ĩ, đồng tu B cũng bị dẫn động mà tranh luận với tôi. Lần ma tính đại phát này biểu hiện ra trạng thái hoàn toàn không khác gì so với người thường.
Về đến nhà, tôi có một giấc mơ: Nhà tôi ở tầng trên, đêm đã khuya mà con tôi lại bảo: “Mẹ ơi, cửa vẫn chưa đóng chặt.” Vậy là tôi đi đóng cửa, nhưng bên ngoài gió mạnh quá nên cửa thế nào cũng không đóng chặt được. Nếu nhìn kỹ thì thấy cả cánh và khung cửa dường như sắp sập xuống khỏi bức tường tồi tàn.
Lúc này tôi nhìn quanh tứ phía, phát hiện căn phòng mới sửa sang lại có chỗ tường được quét sơn trắng trát không phẳng, chỗ lồi chỗ lõm, tôi liền có chút chỉ trích và phàn nàn về công ty cải tạo. Vì tình huống khẩn cấp, tôi không thể lo được quá nhiều thứ như vậy, nên vội gọi lớn tên chồng: “Anh mau về nhà đi, anh về mau lên, bên ngoài gió quá, nguy hiểm lắm!”.
Tôi cứ kêu la như vậy rồi tỉnh mộng! Tôi mang theo tâm hốt hoảng trở về với hiện thực, tim đập thình thịch và hơi thở gấp gáp, thật quá nguy hiểm! Sau khi tỉnh dậy, tôi dần bình tâm lại. Tôi cảm nhận rất rõ rằng cái gọi là “cải tạo” ấy là giả tu, chứ không phải chân tu, cho nên hoàn cảnh mới nguy hiểm đến vậy. Tôi lập tức minh bạch ra rằng trải nghiệm trong hai lần giải cứu đồng tu đã triệt để phơi bày nguyên nhân căn bản của việc tôi không thể đồng hóa với Pháp, đó chính là do tôi có tâm “tự mãn”.
Nhìn lại trạng thái tu luyện của mình trong những năm qua, tôi thực sự đúng là như vậy. Hóa ra hai giấc mơ này là Sư phụ điểm hóa cho tôi, hoàn cảnh tu luyện và thực trạng tu luyện của tôi không đúng, tôi đã không chân tu! Kiêu căng ngạo mạn mà tu, đó chẳng phải là giả tu sao? Thật quá nguy hiểm!
Quá trình tôi viết bài chia sẻ này cũng gặp can nhiễu rất lớn, cảm thấy còn có thứ gì đó lúc ẩn lúc hiện đằng sau cái “tự mãn” này.
Hôm qua, khi tôi chia sẻ với đồng tu C, anh ấy nhắc tôi vẫn còn tâm chứng thực bản thân. Ngay khi các từ “chứng thực bản thân” xuất hiện, đột nhiên tôi trở nên sáng tỏ, trong suốt hơn nửa ngày, từ chiều hôm qua đến giờ, tôi bỗng quên mất những từ này, nghĩ mãi mà không ra, trong đầu cứ luôn lởn vởn, nó là gì nhỉ? Nó là gì nhỉ? Khi tôi thắc mắc điều gì đang che đậy cho cái tâm “chứng thực bản thân” kia, thì tôi nhìn ra cái ‘tự tâm sinh ma’. Ngay lúc đó, cả thân và tâm tôi như được quán đỉnh thông thấu! Thì ra là nó!
Sau khi trang web Minh Huệ đăng bài “Tâng bốc và tự tâm sinh ma”, tôi đã đọc đi đọc lại và luôn có cảm nhận rằng bài viết này được viết cho tôi. Câu “Những loại hiện tượng như ‘Xem tôi có nhiều bản sự chưa này’, ‘Bọn họ đều không ổn đâu’, ‘Các vị cứ nghe tôi’ thì những học viên chân tu lâu năm đều có thể phân biệt được rõ ràng, nếu không, chứng tỏ bản thân chưa tu tốt, cần phải tinh tấn lên.” chính là đang nói về tôi.
Cái ‘tự mãn’ đó không chỉ là nhân tâm bám trong trường của bản thân, không phù hợp với quan niệm về tiêu chuẩn của vũ trụ mới, mà còn là chứng thực bản thân! Còn là tự tâm sinh ma! Nó đi theo chân ngã, nó cũng làm ba việc, đồng hành cùng tôi trên con đường tu luyện suốt 24 năm qua. Nhưng tôi đã không lý tính để kịp thời phân biệt rõ sự tồn tại của nó, thường xuyên bị nó làm chủ, bị nó lừa gạt. Những lời chỉ trích, phàn nàn, oán hận, tật đố, lớn tiếng, khoa trương, tự cao tự đại, tự cho mình là đúng, v.v., đều là do nó lợi dụng thân, khẩu, ý mà phát tác ma tính ở tôi.
Thậm chí, trong khi bị bức hại tôi còn làm ra những hành vi “phản bội Sư tôn”. Bởi khi đó cái tự tâm sinh ma đã lợi dụng sự từ bi của Đại Pháp, cho rằng trong khi bị bức hại, thì dù có viết những điều không nên viết hoặc nói những điều không nên nói, trái với lòng mình, thì vẫn có cơ hội tu luyện lại, làm lại cho tốt và bù đắp tổn thất. Nhưng khi đó, tôi đã không đủ minh bạch, không thấy hối hận rằng bản thân đã gây ra những tổn thất không cách nào bù đắp đối với Đại Pháp và chính bản thân mình!
Mãi đến hôm nay tôi mới phát hiện ra rằng, trong nhiều năm qua mỗi khi gặp quan khó, cựu thế lực đều lợi dụng nó để đẩy tôi vào tình cảnh nguy hiểm! Bởi không minh bạch về Pháp lý, trên con đường tu luyện tôi vẫn luôn bị nó khiến cho lầm đường lạc lối mà không tự biết. Chính Sư phụ đã dùng các loại phương thức để cứu tôi khỏi bờ vực nguy hiểm và khích lệ tôi tiếp tục tiến về phía trước… Tôi xin cảm ơn các đồng tu xung quanh tôi! Các bạn đã đồng hành cùng tôi vượt qua hết đoạn đường này đến đoạn đường khác trên con đường tu luyện.
Từ giờ trở đi, đệ tử chỉ nghe theo lời Sư phụ, tu tốt bản thân một cách vô điều kiện, mang theo tấm lòng cảm ân Sư tôn để làm tốt ba việc, bước đi thật tốt trên chặng đường còn lại không còn là bao, đoái hiện thệ ước tiền sử của bản thân, xứng đáng với danh hiệu “đệ tử Đại Pháp thời kỳ chính Pháp”.
Trên đây là chút nhận thức của bản thân ở giai đoạn hiện nay. Có điều gì không đúng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Vu Duyệt)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/9/465032.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/15/211333.html
Đăng ngày 30-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.