Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-03-2022] Kể từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã viết ba lá thư chứng thực Pháp và gửi đến tỉnh ủy địa phương. Nội dung những lá thư ghi chép lại hành trình tu luyện của bản thân tôi, là kiến chứng cho sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời biểu lộ cảm ân vô hạn của tôi đối với Phật ân hạo đãng của Sư tôn.
Lá thư thứ nhất: Gửi đến phòng 610 cấp tỉnh
Tháng 7 năm 1999, chưa đầy hai năm sau khi tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì ĐCSTQ bắt đầu phát động cuộc bức hại Đại Pháp. Lúc đó, tôi đang đứng trên cương vị lãnh đạo tại một trường đại học. Sau khi tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Đại Pháp, một số thành viên trong Ủy ban giáo dục tỉnh và Cục công an đã nhiều lần đến trường tìm tôi nói chuyện, trên bề mặt họ nói là thuyết phục nhưng thực chất là ép buộc tôi từ bỏ tu luyện Đại Pháp. Có vẻ họ cho rằng tôi là một trong những cán bộ có cấp bậc cao nhất trong số những học viên ở địa phương.
Hồi tưởng lại quãng thời gian trước khi tu luyện Đại Pháp, thân thể tôi mắc nhiều chứng bệnh, bao gồm bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, và viêm teo dạ dày. Nhờ tu luyện Đại Pháp mà toàn thân tôi trở nên vô bệnh, làm sao tôi có thể từ bỏ tu luyện Đại Pháp được? Sau một tháng kiên trì kháng cự, cuối cùng giám đốc Ủy ban giáo dục tỉnh đã ra tối hậu thư cho tôi: “Tất cả chúng tôi đều gặp phải rắc rối vì anh không chịu từ bỏ tu luyện. Chìa khóa đang nằm trong tay anh, hãy quyết định đi! Và hãy cân nhắc đến hậu quả!”
Do tâm sợ hãi chưa buông bỏ, tôi đã lấy lý do “vì nghĩ cho đại cục” làm cái cớ để thỏa hiệp trái với lương tâm mình. Tôi đã đáp ứng mong muốn của họ là bất luyện công. Nhưng tôi nghĩ: mình sẽ luyện ở nhà, làm sao họ biết được chứ?
Vào cuối năm đó, một tổ điều tra do chính quyền trung ương phái đến trường tôi làm việc. Tại buổi họp cuối cùng trước khi kết thúc phiên điều tra, tổ trưởng đột nhiên hỏi tôi: “Hãy nói cho tôi biết sự thật. Pháp Luân Đại Pháp tốt hay không tốt?”
Tôi kiên định trả lời không chút do dự: “Đương nhiên là tốt! Nếu không thì sao tôi lại tu luyện chứ!”
Tổ trưởng nghe xong liền quay ra nói với các thành viên khác: “Mọi người đều nói công pháp này tốt, nhưng chính quyền lại cấm luyện. Chúng ta nên làm gì đây?”
Sau buổi họp, một thành viên nữ độ tuổi trung niên trong tổ điều tra đến bắt tay tôi nhiệt tình và nói: “Tôi đến từ Bộ Giáo dục. Tôi đã nghe danh anh từ lâu, xin hãy bảo trọng!”
Tôi hiểu những lời cô ấy nói với tôi là thật lòng và mang theo sự khích lệ. Trong tâm tôi vô cùng cảm động. Tôi nghĩ: Ngay cả các thành viên trong tổ điều tra trung ương cũng muốn nghe chân tướng. Vậy mà tôi là một người tu Chân-Thiện-Nhẫn lại trốn tránh ở nhà và bí mật tu luyện. Nếu tôi không dám nói ra sự thật thì tôi còn không bằng một người thường! Trong khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, thậm chí còn không dám chính diện ngước nhìn Pháp tượng của Sư phụ.
Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2000, Sư phụ đã cho công bố hai bài kinh văn “Tâm tự minh” và “Tiến đến viên mãn”, khiến nội tâm tôi cực kỳ chấn động! Tôi chính xác là kiểu người mang theo chấp trước căn bản mà tiến vào nhập môn tu luyện Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“… Chấp trước thái trọng mê phương hướng…” (“Tâm tự minh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Diễn nghĩa:
“… Mang chấp trước quá nặng nề, mê mờ mất cả phương hướng…” (“Tâm tự minh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Tôi minh bạch rằng: bản thân nhất định phải đột phá tâm sợ hãi và các chủng chấp trước, đường đường chính chính bước ra chứng thực Pháp. Sau khi cân nhắc thận trọng và có sự chuẩn bị, tôi đã viết một lá thư dài cho Phòng 610 cấp tỉnh, biểu đạt thái độ kiên tu Đại Pháp của bản thân, đồng thời nêu chi tiết những sai lầm và hậu quả nghiêm trọng của cuộc bức hại này.
Nhân viên Phòng 610 đã đoạn chương thủ nghĩa lá thư của tôi và thông báo cho tất cả các hệ thống lớn trong tỉnh. Tôi bị coi là “ví dụ điển hình” vì lên tiếng minh oan cho Pháp Luân Đại Pháp. Phó bí thư tỉnh ủy sau đó đến trường tìm tôi và chất vấn:
“Trong thư anh nói rằng mình là một đảng viên, và đồng thời là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sao anh dám nói như thể học viên Pháp Luân Đại Pháp còn tốt hơn một đảng viên!”
Tôi lập tức đáp lại: “Đương nhiên! Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thanh chính liêm khiết, còn không ít đảng viên cộng sản thì tham ô hủ bại!” Anh ta đập bàn và hét lên: “Anh dám phản đảng sao!”
Tiếp theo, giám đốc Phòng 610 đã dẫn theo một nhóm người từ Cục công an, Viện kiểm sát và Sở tư pháp đến trường và ép buộc tôi viết bản kiểm điểm.
Tôi cảm thấy hành xử của họ mười phần phản cảm, nhưng thay vì hướng đến họ giảng rõ đạo lý thì tôi chỉ nói đơn giản: “Dù các vị xử trí tôi như thế nào thì tương lai của tôi vẫn sẽ là quang minh chính đại. Nhưng tương lai của các vị sẽ vô cùng thê thảm!” Sau đó tôi quay người bước đi.
Giám đốc Phòng 610 nghe vậy rất tức giận và nói với những người khác hãy tìm cớ để tống khứ tôi đi.
Một năm sau, hai vợ chồng tôi và con dâu bị bắt giữ. Tôi nhận ra đây là kết quả của việc làm không tốt trước đó. Nhớ lại lần nói chuyện với các quan chức địa phương lúc trước, tôi hành xử theo kiểu “khí phách anh hùng” của người thường, chứ không mang theo thiện tâm và từ bi của đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng khuyết thiếu chính niệm phủ định bức hại của cựu thế lực, trong tâm cảm thấy rất hối hận!
Khi tôi bị đưa đến trại giam, một lính canh đã cười nhạo tôi: “Hãy nhìn xem, trước là cao nhân, còn giờ là tù nhân!” Tôi cảm thấy phẫn nộ, thầm nghĩ: Mình không quan tâm!
Đêm hôm đó, nhân lúc lính canh đang ngủ, tôi liền ngồi đả tọa. Đột nhiên, trước mắt tôi xuất hiện năm ký tự to bằng lòng bàn tay và lấp lánh ánh bạc: “Chân-Thiện-Nhẫn đồng tại!”
Đây là lần đầu tiên thiên mục của tôi được khai mở. Tôi minh bạch rằng Sư phụ từ bi đang khích lệ tôi. Đại Pháp và tôi cùng đồng tại! Sư phụ đang ở bên cạnh tôi!
Tôi bắt đầu giảng chân tướng Đại Pháp cho mọi người trong trại giam. Có hai tù nhân minh bạch Đại Pháp là tốt, đã chủ động đề xuất tôi dạy công cho họ. Sau đó, nhờ có một học viên chuyển cho tôi một bản chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân, nên tôi và hai tù nhân đã có cơ hội học Pháp trong một tháng trong khi những tù nhân khác thì giúp đỡ canh chừng cho chúng tôi.
Khi tôi được yêu cầu ký tên vào lệnh bắt giữ, tôi kiên quyết viết: “Tôi hoàn toàn vô tội. Những người bức hại Pháp Luân Đại Pháp mới thực sự có tội”.
Sau đó, tôi bị kết án phi pháp bảy năm tù, con dâu tôi bị kết án bốn năm, còn vợ tôi thì bị đưa tới một trung tâm tẩy não.
Ở trong tù, tôi tận dụng mọi cơ hội có thể để giảng chân tướng cho lính canh cũng như các tù nhân khác. Bỗng một ngày, đội trưởng trại giam gọi tôi tới văn phòng của anh ấy. Anh ấy đề nghị tôi ngồi xuống, tôi rất ngạc nhiên vì có quy định rằng tù nhân không được phép ngồi, sau đó anh hỏi tôi rất nhiều câu hỏi về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã giảng chân tướng cho anh ấy và anh ấy nói: “Anh biết không, tôi là một người theo đạo Cơ đốc. Tôi biết rõ tình huống của anh, cũng biết anh là một người tốt. ĐCSTQ bức hại người tốt thật vô lý. Anh hãy bảo trọng nhé!”
Lúc ở trong tù, tôi liên tục nằm mộng thấy mình đang giảng bài cho người khác. Tuy nhiên có một hôm, tôi mơ thấy mình đi đến giảng đường lớp học nhưng căn phòng hoàn toàn trống trơn, không có ai đến nghe giảng cả. Tôi nhận ra có lẽ Sư phụ đang điểm hóa cho tôi biết những người hữu duyên nơi đây đều đã được nghe chân tướng cả rồi, giờ là lúc tôi cần thoát ra ngoài và giảng chân tướng cho nhiều người hơn nữa.
Tôi phát chính niệm, đồng thời cầu xin Sư phụ gia trì để có thể ra khỏi đây càng sớm càng tốt. Không lâu sau thân thể tôi bắt đầu xuất hiện giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng. Phòng 610 địa phương nghĩ rằng tôi sắp không qua khỏi nên đã phê chuẩn cho tôi được tại ngoại. Với một ống thở oxy nối trên thân, tôi được đưa từ nhà tù trở về nhà.
Lúc đó, người thân và bạn bè đều vô cùng lo lắng cho tình trạng của tôi. Nhờ có Sư phụ bảo hộ và thông qua học Pháp, luyện công, phát chính niệm, sức khỏe tôi đã hoàn toàn hồi phục chỉ trong vòng ba tháng, điều này khiến mọi người xung quanh vô cùng kinh ngạc. Một vị giáo sư lớn tuổi và là một cư sĩ Phật giáo đã kích động nói với tôi rằng: “Hàng ngày anh nên ra ngoài và đi loanh quanh cho mọi người thấy! Quá khứ toàn thân anh đầy bệnh, luyện Pháp Luân Công xong mọi bệnh tật đều biến mất. Vì ĐCSTQ bức hại khiến căn bệnh cũ của anh tái phát, nhưng sau khi về nhà và tu luyện Đại Pháp, anh đã lại hồi phục hoàn toàn! Dùng lời của anh mà nói – việc này đúng là đang chứng thực Pháp!”
Quay đầu nhìn lại, tôi nhận ra lá thư mình viết cho Phòng 610 địa phương không có chút nào thoát ly ra khỏi tư duy của văn hóa đảng, nội dung thư chứa đầy tâm tranh đấu và oán hận. Nực cười hơn là, trong bức thư tôi vẫn đứng từ góc độ của tà đảng, sử dụng “lý luận” của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình để phê phán những việc ác của Giang Trạch Dân.
Sư phụ đã giảng:
“Đặc biệt là người Trung Quốc, bị tà đảng Trung Cộng nhồi nhét phương thức tư tưởng, lối dùng từ, và phương thức hành vi con người của văn hoá đảng, cái đó đều trong phạm vi của văn hoá tà đảng ấy, thậm chí có những người Trung Quốc mạ lỵ tà đảng mà vẫn là ở trong tà đảng mà mạ lỵ, họ không thật sự nhận thức được tà đảng.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Sau khi cuốn Cửu bình và Giải thể văn hóa đảng được xuất bản, cuối cùng tôi đã nhận ra bản chất thực sự của tà đảng, và tính nghiêm trọng của việc trường kỳ bị văn hóa đảng đầu độc. Cũng từ đó, tôi yêu cầu bản thân trong quá trình làm ba việc phải nỗ lực thanh trừ ảnh hưởng độc hại của văn hóa đảng.
Lá thư thứ hai: Thư ngỏ gửi Ủy ban ĐCSTQ cấp tỉnh và thành phố
Vào tháng 9 năm 2007, khi hạng mục giảng chân tướng mà tôi tham gia đang vận hành thuận lợi và con dâu thứ của tôi trở về nhà sau khi bị giam giữ, thì con trai lớn của tôi lại bị bắt vì tội “phân chia công quỹ” và “tình nghi tham nhũng”. Điều này bất ngờ gây xôn xao trong trường đại học của tôi. Mọi người bắt đầu bàn tán: “Một gia đình luyện Pháp Luân Công mà lại đào tạo ra một phần tử tham ô!”
Cú đả kích này khiến tình cảnh gia đình tôi vốn vừa trải qua cuộc bức hại lại càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi khẩn trương tra xét bản thân: Liệu con trai tôi có thực sự phạm tội không? Việc này đối với tu luyện của tôi có quan hệ gì không? Đây nhất định là cựu thế lực đang cố gắng can nhiễu tôi làm ba việc.
Hai tuần sau khi sự việc xảy ra, tôi phát hiện có chín bông hoa ưu đàm nở trên đĩa hoa quả mà chúng tôi dâng lên trước Pháp tượng của Sư phụ. Sư phụ đang khích lệ chúng tôi hãy khởi tinh thần lên! Tôi nghĩ có khả năng con trai tôi bị người nào đó vu oan hãm hại, nhằm bôi nhọ hình ảnh của Pháp Luân Đại Pháp.
Vì vậy tôi đã đi tìm hiểu tình hình, tìm kiếm bằng chứng và thuê một luật sư. Tôi nói với luật sư rằng mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đồng thời giảng chân tướng và làm tam thoái cho anh ấy. Về sau anh ấy nói với tôi rằng: “Cứ mỗi lần bước vào cổng Viện kiểm sát hoặc tòa án, việc đầu tiên tôi làm là niệm chín chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’”. Có lần trong một phiên tòa, vị luật sư toàn thân toát lên chính khí và chất vấn công tố viên: “Tại sao anh lại đưa ra bằng chứng giả?”
Với số lượng lớn bằng chứng được đưa ra để chứng minh con trai tôi vô tội, vụ án đã hai lần bị “trả về để điều tra thêm”. Nhưng bất chấp các bằng chứng rõ ràng như vậy, con trai tôi vẫn bị kết án 10 năm tù vì “không nhận tội”.
Một tuần trước khi phán quyết trên được ban hành, con dâu lớn của tôi đã trông thấy mười bốn bông hoa ưu đàm nở trong thang máy tòa nhà chung cư của chúng tôi. Sự việc này khiến cả gia đình tôi rất hào hứng! Hơn nữa, con dâu lớn cũng đã bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù nhiều người thân của cháu đã gây áp lực, khuyên cháu ly hôn với con trai tôi, nhưng cháu đã từ chối và quyết định chờ đợi cho đến ngày chồng mình được trả tự do. Tôi hoàn toàn minh bạch rằng, Sư tôn từ bi đã bảo hộ và điểm hóa, giúp cho con trai tôi bảo toàn được một gia đình hoàn chỉnh.
Trong lúc con trai tôi bị giam giữ, tôi đã nhờ luật sư mang vào cho cháu một lá thư của các thành viên trong gia đình, kèm theo bức ảnh chụp những bông hoa ưu đàm, cũng như một số bài giảng mới của Sư phụ để khích lệ cháu nhất định phải kiên cường. Sau đó, cháu kể với tôi rằng công tố viên liên tục uy hiếp, yêu cầu cháu nhận tôi, nếu không thì họ sẽ hạ thủ với tôi – cha của cháu. Nỗi thống khổ dày vò về tinh thần đã khiến cháu hai lần có ý định tự sát.
Sau đó cháu đọc được một bài thơ của Sư phụ:
“Thân ngọa lao lung biệt thương ai
Chính niệm chính hành hữu Pháp tại
Tĩnh tư kỷ đa chấp trước sự
Liễu khước nhân tâm ác tự bại”. (“Biệt Ai”, Hồng Ngâm II)
Tạm diễn nghĩa:
“Thân người nằm trong tù ngục đừng có đau buồn
Niệm chân chính hành sự chân chính có Pháp tại đây
Tĩnh lặng suy nghĩ xem bản thân có bao nhiêu chấp trước
Dứt đi được tâm người thường thì tà ác sẽ tự thất bại”. (“Đừng đau buồn”, Hồng Ngâm II)
“Là Pháp của Sư phụ đã giúp con minh bạch ra mọi thứ, giúp con thêm kiên định chính niệm”, con trai nói với tôi. “Đại Pháp đã dẫn lối cho con, những thần tích xuất hiện trong gia đình mình – những bông hoa ưu đàm nở – là nguồn cổ vũ lớn lao khích lệ con. Con đã hiểu ra được ý nghĩa của việc duy hộ Đại Pháp”.
Việc kháng cáo một bản án oan ở Trung Quốc là rất khó khăn. Mặc dù thực tế một số thẩm phán cho rằng con trai tôi bị kết tội sai, và đại hội đại biểu nhân dân tỉnh cũng đã đệ trình lên tòa án cấp cao để phản đối về bản án, tuy nhiên kháng cáo của con trai tôi vẫn bị bác bỏ.
Vì vậy tôi quyết định đến Bắc Kinh để khiếu nại lên tòa án tối cao. Ngay khi chính quyền địa phương nghe tin tôi muốn đến Bắc Kinh, họ cùng với các quan chức trong trường đại học đã cố gắng ngăn cản tôi. Giám đốc Phòng 610 quận đã đến nhà tôi hai lần và nói rằng ông được các quan chức cấp cao hơn phái đến để truyền đạt chỉ thị rằng tôi không được phép đến Bắc Kinh, đồng thời muốn tôi phân tách rõ ràng việc con trai tôi bị kết tội không liên quan đến việc tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thậm chí họ còn cho một xe cảnh sát và một số nhân viên đến trước cửa căn hộ và theo dõi tôi cả ngày lẫn đêm trong suốt một tháng. Nhiều đồng nghiệp của tôi cho rằng các quan chức hành xử thật vô lý và đã đi quá xa.
Tôi nhận ra mình nên công khai vạch trần bức hại của tà ác đối với gia đình tôi, để cho những người không biết sự thật ngừng hiểu nhầm Đại Pháp và phạm tội. Vì vậy, tôi để cho con trai thứ của mình đến Bắc Kinh nộp đơn kháng cáo. Trong lúc đó tôi đã viết một lá thư ngỏ có tựa đề “Vì sao làm người tốt khó đến vậy” để gửi cho các quan chức cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ở các ban ngành khác nhau. Trong lá thư, tôi mô tả chi tiết những bức hại mà gia đình tôi đã phải trải qua.
Ngay sau đó, lá thư của tôi đã được đăng trên Minh Huệ Net. Một số học viên đã giúp tôi phân tích và lên án cái ác. Ban đầu, tôi cứ nghĩ rằng viện kiểm sát và tòa án là hai cơ quan định tội con trai tôi. Nhưng sau khi đọc các bài chia sẻ của đồng tu trên Minh Huệ, tôi mới nhận ra rằng chính Phòng 610 mới là thủ phạm đứng đằng sau, thao túng công tố viên và thẩm phán nhằm bôi nhọ Đại Pháp!
Việc kháng cáo bản án này không chỉ để bảo vệ con trai tôi, mà còn để vạch trần tà ác và duy hộ Đại Pháp!
Nhiều năm sau, tôi đã đọc lại lá thư ngỏ mà tôi viết vào thời điểm đó. Mặc dù nội dung thư chứa ít văn hóa đảng hơn lá thư đầu tiên, nhưng nó lại thể hiện sự giận dữ của tôi đối với các công tố viên và thẩm phán, thể hiện cái tình đối với con trai, mà khuyết thiếu sự từ bi và khoan dung của một người tu luyện Đại Pháp.
Lá thư thứ ba: Thư ngỏ gửi bí thư tỉnh ủy và tỉnh trưởng
Đơn kháng cáo của tôi lên tòa án tối cao không nhận được hồi đáp. Tôi tự hỏi mình nên làm gì tiếp theo. Vào một ngày tháng 5 năm 2011, khi đang phát chính niệm thì trong não tôi đột nhiên hiển hiện lên bốn chữ: “Kiện công tố viên”.
Tôi nhận ra đây là điểm hóa của Sư phụ. Vì vậy tôi đã tới tòa án kiểm tra lại toàn bộ những cái gọi là bằng chứng mà công tố viên đã nộp để luận “tội ác” cho con trai tôi, và phát hiện một phần tài liệu quan trọng nhất được gửi từ trường đại học đã bị mất. Tôi lập tức kiểm tra lại tài liệu được lưu trữ của nhà trường, và đã bị sốc bởi những gì mình phát hiện ra: Nguyên lai những tài liệu ban đầu của nhà trường là thể hiện công lao của con trai tôi, nhưng lại bị các công tố viên đoạn chương thủ nghĩa và cải biến thành bằng chứng có tội. Công tố viên cũng cố tình giấu đi một tài liệu khác có lợi cho con trai tôi.
Tôi đã thấy được sự táo bạo của công tố viên cũng như tầng tầng che đậy của thẩm phán, vì vậy tôi đã tới viện kiểm sát tỉnh để đệ đơn kiện.
Vào tháng 10 năm 2011, 17 bông hoa Ưu đàm xuất hiện trên kính cửa sổ trong phòng con trai tôi – đây là lần thứ ba những bông hoa này khai nở tại nhà tôi!
Tôi ngộ được Sư phụ đang khích lệ tôi, tôi cần vạch trần hành động xấu xa của Phòng 610 và chú trọng tu luyện bản thân thật tốt. Trong khi làm tốt ba việc, tôi cũng đệ đơn kiện mới về việc công tố viên và thẩm phán cấu kết hãm hại con trai tôi, mà thực tế chính là phơi bày tội ác của Phòng 610.
Trong ba năm tiếp theo, tôi đã năm lần bôn ba từ Viện kiểm sát địa phương cho đến tòa án tối cao để thực hiện kháng cáo. Quá trình này rất mệt mỏi và thậm chí là nguy hiểm, tôi gặp phải rất nhiều sách nhiễu, khiển trách và chế giễu từ thẩm phán. Những lúc như vậy tôi thường nghĩ tới Pháp mà Sư phụ giảng về các hòa thượng vân du nơi người thường. Tôi ngộ ra rằng: là một đệ tử Đại Pháp, những gì mà tôi gặp phải hôm nay là cơ hội tốt để tu khứ tâm an dật, tâm hư vinh, tâm oán hận, tâm tranh đấu, là một phần trong quá trình tu luyện đề cao tâm tính và giúp tôi nhận thức rõ hơn về cái gọi là công lý của tà đảng.
Khởi tố Giang Trạch Dân
Vào tháng 5 năm 2015, các học viên bắt đầu thực hiện chiến dịch khởi tố Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tôi nộp hai đơn kiện lên Viện kiểm sát tối cao, chính quyền địa phương đã đến sách nhiễu tôi.
Nhận thấy rằng các học viên địa phương đã bị bắt giữ sau khi kiện Giang Trạch Dân, tôi đã dùng tâm thái bình hòa của một người tu luyện và lời lẽ khuyến thiện để viết một lá thư ngỏ khác có tựa đề “Tại sao tôi khởi kiện Giang Trạch Dân” và gửi đến bí thư tỉnh ủy sắp nhậm chức và tỉnh trưởng. Trong thư, tôi liệt kê các ví dụ về cuộc bức hại được thực hiện bởi hệ thống chính trị và pháp luật của tỉnh. Tôi chỉ ra rằng hành động của Giang là vi hiến, hắn đã phạm phải tội ác phản nhân loại. Tôi cũng tường thuật lại chi tiết cuộc bức hại đối với gia đình mình, đặc biệt là với con trai lớn của tôi, và phản ánh có người cố ý tạo ra vụ án oan này để phá hủy danh dự của tôi và Pháp Luân Đại Pháp. Cuối cùng, tôi chân thành hy vọng họ ngay lập tức dừng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp trong tỉnh, và điều tra các trường hợp bức hại nghiêm trọng.
Lá thư ngỏ này đã gây ra một chấn động, khiến các công tố viên và thẩm phán vốn đã uốn cong pháp luật vì lợi ích cá nhân cũng như mưu đồ phá hoại Pháp Luân Công của Phòng 610 bị phơi bày ra ánh sáng. Các quan chức trong ủy ban giáo dục tỉnh và trường đại học của tôi hết sức lo sợ, bạn bè thì lo lắng cho sự an toàn của tôi, nhưng tôi vẫn bình tĩnh, bởi tôi có “Chân-Thiện-Nhẫn đồng tại”, tôi tin vào lực lượng của Đại Pháp!
Tôi viết lá thư này với hy vọng bí thư tỉnh ủy và tỉnh trưởng sẽ minh bạch chân tướng và chấm dứt cuộc bức hại đang xảy ra ở tỉnh, chứ không hữu cầu vào việc sẽ giúp ích gì cho vụ án của con trai mình. Nhưng bất ngờ thay, sau khi con trai tôi kết thúc mười năm tù oan trở về nhà, thì Sở tư pháp của tỉnh đột nhiên chỉ đạo một công ty luật tiến hành phúc tra lại bản án của con trai tôi.
Một lần nữa tôi lại được chứng kiến: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)Con xin cảm tạ Sư tôn từ bi vô lượng!
Nhìn lại quá trình tu luyện hơn 20 năm qua của bản thân, nhớ đến những điểm hóa từ bi của Sư tôn cũng như thần tích hoa Ưu đàm ba lần xuất hiện trong nhà mình, tôi thường cảm động đến rơi lệ. Tôi cảm ngộ sâu sắc rằng, nếu không có Sư tôn từ bi bảo hộ thì sẽ không có gia đình tôi của ngày hôm nay.
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại! Cảm ơn các đồng tu đã quan tâm và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/28/440585.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/31/201622.html
Đăng ngày 22-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.