Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-07-2011] Tôi bắt đầu học Pháp Luân Công vào năm 1998. Trước khi trở thành học viên, tôi là người hẹp hòi chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Trong công việc, tôi cố hết sức để mọi việc hoàn hảo để được mọi người khen ngợi, nhưng thường tôi không đạt được điều mình muốn. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi dần đần đã có thể hành xử theo các tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.
Năm 1998, phòng ban mà tôi làm việc trong công ty có xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa trưởng bộ phận và những người cấp dưới. Tôi thường tự mình chịu đựng trong những hoàng cảnh này. Tôi nhớ điều Sư phụ đã dạy,
“Chúng ta mở miệng nói, đều [cần] chiểu theo tâm tính của người luyện công mà nói, không nói những lộng ngữ thị phi, không nói những lời bất hảo.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Vì thế tôi hành xử theo yêu cầu của Sư phụ, và không tạo ra mâu thuẫn. Thay vào đó, tôi thường nói với đồng nghiệp rằng người quản lý có những khó khăn của ông ta, nên chúng ta cần hiểu lẫn nhau, đồng thời, khi nói chuyện với người quản lý, tôi cũng đưa ra những ý kiến của đồng nghiệp cho ông ta nghe để ông ta có thể điều chỉnh ngay phương pháp của mình. Bằng cách này, tôi đóng vai trò điều phối cho họ.
Dần dần, mọi người trong toàn thể phòng ban của tôi làm việc ngày càng đoàn kết hơn, và năm đó số điểm đánh giá của chúng tôi đứng đầu trong công ty. Kết quả là, người quản lý bộ phận lúc nào cũng đánh giá cao tôi. Trong thời gian chứng thực Pháp ở Bắc Kinh, vài đồng nghiệp của tôi không hiểu tại sao tôi phải đến Bắc Kinh. Nhưng người quản lý đã luôn bảo vệ tôi và nói, “Học viên Pháp Luân Công đều là người tốt. Họ có tín ngưỡng khác với chúng ta.”
Tôi luôn nghĩ đến người khác trước khi làm bất cứ điều gì, và điều này dần dần trở thành thói quen. Tôi không còn quan tâm đến lợi ích cá nhân. Đôi khi có người trong công ty hiểu nhầm tôi, tôi không để ý nhiều hoặc là giải thích với họ. Có thời gian mà một đồng nghiệp thường bàn tán về tôi trước mặt người khác. Tôi không hề chú ý đến việc đó. Thay vào đó, tôi luôn quan tâm tới anh ta ở nơi làm việc. Dần dần, mọi người không tin những gì anh ta nói về tôi nữa, và anh ta trở nên xấu hổ khi bàn tán về tôi. Sư phụ đã dạy trong Chuyển Pháp Luân,
“…đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.” (Chuyển Pháp Luân)
Năm tháng trôi qua, tôi càng ngày càng hành xử theo lời của Sư phụ dạy và trở thành một người rộng lượng. Trong môi trường cạnh tranh, tôi lúc nào cũng vui vẻ. Nhờ đó, những người quản lý trong công ty và đồng nghiệp của tôi đã chứng kiến được những điều kỳ diệu của Đại Pháp.
Tôi luôn có mong muốn giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho người quản lý công ty, nhưng sau một thời gian dài tôi đã không tìm được cơ hội. Một hôm, tôi đọc bài giảng của Sư phụ trên máy tính ở chỗ làm và quên tắt máy trước khi về. Một trong số những người quản lý bộ phận đã nhìn thấy, và anh ta báo cáo tôi với các giám đốc ở các cấp. Một người quản lý đã nói chuyện với tôi về việc này. Tôi nói với ông ta, “Có rất nhiều điều tôi muốn nói với những người quản lý ở các cấp lãnh đạo trong công ty, nhưng tôi sợ rằng tôi không thể diễn tả được một cách rõ ràng.” Ông ta trả lời, “Vậy anh nên mở tấm lòng và viết ra giấy.” Tôi nhận ra đây là một cơ hội tốt để giảng chân tuớng cho các lãnh đạo công ty, nên tôi đã viết xuống lý do tại sao tôi tu luyện và tại sao tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tôi cũng viết về sự kỳ diệu của Đại Pháp và Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công và các học viên tàn ác như thế nào. Cứ như vậy, vấn đề đã được giải quyết với sự bảo hộ từ bi của Sư Phụ và thông qua chính niệm chính hành của tôi.
Trước Thế vận hội Olympics Bắc Kinh, một người quản lý mới nhìn thấy tôi và nói, “Lâu rồi chưa nói chuyện với anh. Hãy đến phòng tôi nói chuyện.” Tôi hơi lo lắng nhưng lập tức nhận ra, “Đây không phải là lúc mình sợ hãi ông ta, thay vào đó, đây là cơ hội để tiêu trừ tà ác trong các không gian của ông ta.” Tôi phát chính niệm trong lúc đi bộ đến văn phòng của ông ta. Khi tôi ngồi xuống, người quản lý nói, “Thế vận hội Olympics sắp đến. Anh phải viết cho tôi một giấy cam kết.” Tôi cười nhẹ và trả lời ông ta, “Nếu một tờ cam kết có thể làm được mọi thứ, thì công ty chúng ta nên bắt mỗi nhân viên viết một tờ cam kết để bảo đảm mỗi người hoàn thành tốt công việc. Nếu chúng ta có thể làm được như thế, thì công ty sẽ không cần đến điều lệ hay quy tắc nữa.” Người quản lý nghĩ rằng câu trả lời của tôi có lý, nhưng ông ta vẫn muốn thuyết phục tôi bỏ tu luyện Pháp Luân Công từ những góc độ khác. Tôi nói với ông ta, “Trước khi tập Pháp Luân Công, tôi là người hẹp hòi chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Và giờ đây tôi làm việc …” Tôi chưa kịp nói hết câu, người quản lý nhanh chóng nói,“Mọi người đều biết, mọi người đều biết.” Cuộc nói chuyện kết thúc với nụ cười và cái vẫy tay của người quản lý với tôi, “Anh không cần giải thích gì cả.”
Vài ngày sau đó, một viên công an khu vực muốn nói chuyện với tôi. Người quản lý bộ phận cố xua anh ta đi vài lần nhưng người đó không đồng ý và liên tục đòi gặp mặt tôi. Người quản lý nói với tôi như thế và tôi biết rằng ông ta đã làm tất cả những gì có thể. Đã đến lượt tôi đối mặt với công an. Tôi đã cố để không làm ông ta lo lắng, “Không sao đâu. Để tôi gặp anh ta.” Tôi phát chính niệm và nói chuyện với người công an ở trong phòng họp. Tôi bắt đầu nói về tại sao tôi tập Pháp Luân Công, và nói đến những lợi ích cả về thể chất cũng như tinh thần sau khi tập. Chúng tôi cũng đã chia sẻ nhìn nhận về Cửu bình. Sau đó, anh ta còn cho tôi nghe những tin nhắn trên điện thoại di động của anh được gửi bởi một học viên nước ngoài đã giảng chân tượng cho anh ta. Tôi nói chuyện một cách tự nhiên và bình tĩnh và chia sẻ cách nhìn của tôi với anh ta. Từ đầu đến cuối, tôi không hề sử dụng ngôn từ cực đoan, và chúng tôi nói chuyện tự nhiên như những người bạn. Tôi cảm thấy một trường năng lượng từ bi bao quanh chúng tôi và phá bỏ những thành kiến của anh ta về các học viên. Cuối cùng, anh ta bắt tay tôi và nói, “Tôi yên tâm rồi.”
Người quản lý bộ phận sau đó đã xin lỗi tôi, “Tôi thật sự không thể ngăn anh ta lần này.” Tôi bắt đầu nhận ra rằng mình đã không bị người công an kia quấy rối trong mấy năm này là nhờ có sự can thiệp của người quản lý trong công ty tôi. Tôi cảm thấy chỉ cần chúng ta luôn luôn làm mọi việc theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, chúng ta có thể thay đổi môi trường xung quanh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/18/在工作环境中证实法-243778.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/11/127403.html
Đăng ngày: 24-8-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.