Bài của một đệ tử Đại Pháp

[Minh Huệ] Sư phụ đã từng giảng về sự khác biệt về giấc mộng và cảnh tượng chân thực mà [ta] thật sự nhìn thấy tại không gian khác. Trước đây một đoạn thời gian tôi đã có một giấc “mộng” rất chân thực, thực ra đó là cảnh tượng nhìn thấy được tại không gian khác, nhưng vì có một số nhân tố hạn chế nhất định, nên nó mới triển hiện cho tôi dưới hình thức như thế.

Lúc bấy giờ đúng là giai đoạn tôi không được tinh tấn cho lắm, Sư phụ đã vén mở cho tôi thấy được một chút cảnh tượng như sau.

Tôi cùng ba bạn đồng tu đang ngồi tán chuyện tại một căn nhà. Đứng cạnh là một vị trưởng lão trông hết sức bình thường không có bất kể vẻ gì khác thường cả, biểu hiện hệt như một người bình thường, có cảm giác giống như hình tượng Phật Di Lặc, nhưng rất thân thiện, làm người ta cảm thấy như người này không có gì kỳ đặc cả. Không bao lâu, có lẽ khoảng một canh giờ (2 giờ đồng hồ), một sự việc xảy ra khiến mọi người thật ngỡ ngàng sửng sốt. Vị trưởng lão trông hết sức bình thường mà chúng tôi vẫn rất coi thường ấy đột nhiên bước đến tấm vách tường đối diện và đặt tay lên đó. Mỗi dấu thủ ấn là một Phật vị. Ông đặt tay như thế lên bức tường thành một vòng tròn, đồng thời từ mỗi Phật vị đều phóng xạ ra vòng quang khuyên kỳ đặc chiếu tuần tự lên thân thể mỗi chúng tôi.

Hành động ấy làm chúng tôi thảy đều giật mình, không dám xem thường vị trưởng lão kia nữa, mà trái lại đều thấy kính ngưỡng ông vô hạn. Tất cả đều chắp tay trước ngực “hợp thập” hướng về ông. Lúc ấy, chúng tôi cảm nhận được ám hiệu rằng vị trưởng lão đó chính là Sư phụ, và Ngài đang thực thi hiện nghi thức “tiếp tống” cho một người trong số chúng tôi. Ngay sau đó xuất hiện trong phòng một cảnh tượng còn hoành tráng hơn nữa, hoàn toàn không thể từ trạng thái của người thường mà hiểu thấu cho được: ngay tại một góc phòng xuất hiện ra vô biên vô tế các cảnh tượng Phật vị, chúng là thể hiện cho vị trí của hình tượng Phật tại tầng nọ nối tiếp tầng kia. Những thể hiện của vị trí của hình tượng Phật ấy nguyên vốn là thể hiện hoàn chỉnh tại các tầng khác nhau cho sự quy vị của một người trong số chúng tôi; chúng đều là chính bản thân anh ta, chính là anh ta tại các vị trí Phật của các tầng khác nhau. Nhưng đáng tiếc thay, trong vô biên vô tế bản thân mình tại cảnh giới các tầng ấy, thì anh ta chỉ đến vị trí Phật thứ ba, và định lại ở đó. Còn vô biên vô tế các vị trí của chính anh ta ở phía sau đó thì anh ta không hồi về được, và toàn bộ bị bỏ phế.

Dù không một ai trong chúng tôi nói lên lời nào, âm thanh vẫn truyền cảm đả khai đầu não của tôi, cho tôi hiểu là người bạn đồng tu này đã không tu tốt, vì chính anh ta đã tự chọn chấm dứt sự tu luyện. Trong tất cả vô lượng các tầng, mà tầng tầng cấp cấp càng cao càng huy hoàng hơn, thì anh ta đã chọn lấy tầng thứ ba. Tất cả những tầng còn lại đều bị bỏ phí, đều bị bỏ đi. Cho dù chỉ là vị trí Phật tại tầng thứ ba, đối với một con người thường mà xét, thì quả vị đó đã là quá cao không thể với tới, nhưng đối với toàn thể cá nhân anh ta mà xét, thì nó không đáng quí trọng, chỉ là một sự đáng tiếc vô ngần, chứ không phải viên mãn.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, tôi thực sự có hai cảm giác:

1) Tôi tiếc là tôi đã không kính trọng hết lòng vị trưởng lao đó (Sư tôn) mà đang sống với chúng ta. Tôi đã không hết lòng kính trọng ông ta.

2) Nhìn thấy rõ cảnh tượng của người khác và cảm thấy đáng tiếc cho họ vô cùng, đồng thời nhận thức rõ rằng mình chưa qui vị và nhất định phải đi cho tốt con đường phía trước của mình. Lúc bấy giờ, tôi cảm thấy thật sâu sắc nỗi chua cay hối tiếc khi trong trạng thái ra khỏi mê muội. Trong trạng thái đó, nhìn lại sự đau khổ đã qua khi còn trong mê muội, tôi ngộ được rằng nó thật sự không là gì cả. Các ý niệm trong cõi mà không có mê lầm đó khác với nơi cõi mê lầm. Không có cách chi để diễn tả cõi không gian mà không có mê lầm đó với tâm ý của cõi không gian mê lầm, gọi là thực tế này, thật sự chư vị không thể nào diễn tả nó được rõ ràng. Cõi của mê lầm thật ra không là gì cả chỉ một giây phút không thật. Nhưng con người sống trong đó xem nó rất thật, rất vững chắc; vì vậy, họ bị dính sát vào đó. Trong khi trong cõi mê lầm, cho dù đau khổ tuyệt cùng hoặc phải hy sinh sự sống, nó cũng không là gì cả. Tuy vậy, những khổ đau và hy sinh mà người ta phải gánh chịu trong cõi này, chúng không uổng, bởi vì có một sự đột phá tương ứng về vị trí của người đó, một sự tiến bộ và thăng hoa cao hơn nơi cõi đó. Sự đau khổ của con người nơi cõi này không đáng kể so với sự thật tế của mọi điều nơi cõi kia.

Những hình ảnh đó khiến tôi hiểu rằng tôi phải tinh tiến kể từ nay, và không thể chờ đến khi hối tiếc thì đã muộn.

Tôi hiểu rằng những người tu ngày nay, người thường, và cả những người xấu, vẫn chưa biết được sự biểu hiện thật của vị Chúa tể càn khôn; vì vậy, họ dám đối xử với Sư phụ dựa trên những chấp trước, những tâm thái khác nhau của con người, và cả những tư tưởng tà ác của họ. Khi Sư phụ hiển hiện thật sự quang huy của Ngài, và khi chúng ta trực diện với quang cảnh vĩ đại, tuyệt vời và lạ lùng như vậy, chúng ta sẽ hiểu là chúng ta đã không biểu hiện đủ lòng kính trọng đối với Ngài. Những người đang bức hại Sư phụ và Đại Pháp là quá ư ngông cuồng. Sư phụ đã tỏ rõ lòng từ bi phi thường của Ngài đối với những người đã phạm những hành vi tà ác. Không phải là Sư phụ không có sức lực. Nếu Sư phụ chỉ thể hiện một tỉ ti đại lực của Ngài, nó đã vượt mức mọi điều có thể diễn tả được. Chính vì đấng Chúa tể của càn khôn có quyền uy và đại lực như vậy mà Ngài không thờ ơ mà sử dụng nó dù là một tỉ ti trên chúng sanh. Trái lại, Ngài không ngừng cho chúng sanh những cơ hội, và lòng từ bi của Ngài trang trải đến mọi chúng sanh.

Đã lâu tôi muốn viết xuống những điều này, nhưng phải đợi đến khi Sư phụ nói “Biệt thuyết từ bi tâm đạm” («Thiên hựu thanh»), tôi mới cảm thấy có bổn phận phải viết và chia sẻ với mọi người những điều mà tôi đã được thấy.

Tôi hy vọng rằng các bạn tu có thể hiểu được sự từ bi vô hạn của đấng Chúa tể càn khôn vô lượng quyền uy đối với những hạt cát bụi như chúng ta. Tôi cũng hy vọng tất cả chúng ta sẽ tôn kính hơn đối với vị Sư phụ lớn lao của chúng ta.

* * * * *

Chú thích:

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/7/3/23738p.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/6/26/32373p.html

Biệt thuyết từ bi tâm đạm”: “Chớ nói rằng tâm từ bi mỏng quá”, một câu trong bài thơ Thiên hựu thanh (trời lại trong sáng) của Sư phụ. Bài thơ đã được dịch sang tiếng Việt và đăng tại: https://vi.falundafa.org/vie/jw/kinh_van_20020616.html.

Phật vị: quả vị Phật (diễn trên chữ nghĩa). Tại đoạn văn cuối cùng bài giảng thứ tư cuốn Chuyển Pháp Luân có giảng về khái niệm Phật vị này.

Quy vị: quay về vị trí ban đầu, hồi về vị trí ban đầu (diễn trên chữ nghĩa).

Chú thích trong bản tiếng Anh: Trong bài Hà vi khai ngộ (Khai ngộ là gì) nằm trong cuốn Tinh tấn yếu chỉ, có đoạn viết “viên mãn nhất cá, ngã tiếp tống nhất cá” (viên mãn vị nào tôi tiếp tống vị ấy, mỗi đệ tử viên mãn thì tôi sẽ tiếp tống từng người). Mỗi khi một đệ tử viên mãn, thì một vị Phật hoặc Sư phụ sẽ thực hiện nghi thức “tiếp tống” như vậy; phép “in ấn tay” là chứng thực cho sự viên mãn. Tiếp tống: đón tiếp đưa tiễn (diễn trên chữ nghĩa).

Dịch và đăng trên trang tiếng Việt ngày 16-7-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai.

Share