[MINH HUỆ 22-12-2006] Tô Cảnh (Su Jing) và Vương Nãi Dân (Wang Naimin), lãnh đạo trại lao động nữ số 2, thuộc Trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia (Masanijia) tại thành phố Thẩm Dương (Thẩm Dương), tỉnh Liêu Ninh, chịu trách nhiệm về sự bức hại dã man các học viên Pháp Luân Công trong vòng 7 năm trở lại đây.


Tô Cảnh (Su Jing), trưởng trại lao động số 2


Vương Nãi Dân (Wang Naimin), phó trưởng trại lao động số 2

trại cưỡng bức lao động nữ số 2 được thành lập vào cuối tháng 10 năm 1999, dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp. Trại được sử dụng để tra tấn và tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Bộ Tư pháp đã rót 1 triệu nhân dân tệ cho trại Mã Tam Gia để mở rộng “môi trường” tại trại. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản La Cán (Luo Gan), Lưu Kinh (Liu Jing) và những người khác đã từng đến thăm và ra lệnh tiến hành các cuộc bức hại tại trại.

Đủ các thủ đoạn tra tấn dã man đã được sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công nhằm tiêu diệt đức tin của họ: gập người, treo người trên hai tay trong một thời gian dài, treo ngược người, bịt và vả vào miệng, trói ngược, treo ngược, cùm tay chân, ngồi trong bồn nước lạnh, đánh đập thảm khốc, giật điện, ép ăn, giường chết, để cóng, và các biện pháp khác. Một vụ xâm hại tình dục tập thể khủng khiếp đã xảy ra vào tháng 10 năm 2000: 18 nữ đệ tử Pháp Luân Công đã bị lột hết quần áo và bị ném vào phòng giam của các tù nhân nam. Sự tra tấn dã man vô nhân tính tại trại Mã Tam Gia đã gây ra cái chết của ít nhất 11 học viên Pháp Luân Công, và làm tàn phế về thể xác và tinh thần của nhiều học viên khác.

Những kẻ cầm đầu trại lao động Tô Cảnh và Vương Nãi Dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự tra tấn tàn khốc các học viên Pháp Luân Công tại trại này. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khuyến khích và khuyếch trương các biện pháp tra tấn trong trại này cho các nhà tù và các trại lao động khác trong cả nước.

Hãy ghé thăm các trang web tại các địa chỉ sau để có thêm chi tiết về các thủ đoạn tra tấn được sử dụng tại trại lao động Mã Tam Gia.

“Diễn tả lại các phương pháp tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia – Phần 1”
“Diễn tả lại các phương pháp tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia – Phần 2”
“Diễn tả lại các phương pháp tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia – Phần 3”

Sau đây là danh sách các học viên Pháp Luân Công đã bị giết hoặc bị suy sụp về tinh thần do hành động tra tấn tại trại lao động Mã Tam Gia

(1) Học viên Pháp Luân Công, cô Li Jinghua và nhiều học viên khác đã bị suy sụp tinh thần do sự bức hại.

Học viên Pháp Luân Công, cô Li Jinghua, 34 tuổi, sống tại làng Lizhangzi, thị xã Shaoduba, quận Longcheng, thành phố Chaoyang, tỉnh Liêu nguyên. Cô bị đưa đến trại Mã Tam Gia vào ngày 30 tháng 10 năm 1999, và đã bị suy sụp tinh thần do bị tra tấn dã man vào năm 2001.

Nhân viên tại trại Mã Tam Gia đã viện đến đủ các biện pháp tra tấn nhằm triệt hạ đức tin của cô. Nhân viên Zhang Yan tại trại lao động số 1 đã nhốt cô trong một phòng giam chật hẹp và tra tấn cô bằng thủ đoạn được gọi là “đi tàu bay” trong chín ngày đêm. Sau đó, cũng tại trại lao động số 1, cô Li Jinghua bị cấm không được ngủ, bị cho giật điện bằng dùi cui điện, rồi cô bị đưa đến bệnh viện tâm thần cho đến lúc cô hoàn toàn suy sụp về tinh thần. Yang Yu, trưởng phân ban số 3, và nhóm trưởng Zhang Yan, trưởng phân ban số 1 Wang Yanping phải chịu trách nhiệm về việc tra tấn cô Li Jinghua.

Học viên Pháp Luân Công Qi Zhenrong và học viên 27 tuổi Jiang Yan từ TP Benxi, tỉnh Liêu nguyên, cũng như Yang Jingzhi, từng làm bác sĩ tại phòng khám Trung học số 7 (No 7 Middle School’s clinic) tại TP Beipiao, cũng chịu sự suy sụp về tinh thần do bị tra tấn và tẩy não tại trại lao động Mã Tam Gia. Yang Jingzhi đã bị giam tại Mã Tam Gia 3 lần và đã chết vì tra tấn.

(2) Bà Zhang Haiyan đã qua đời sau những thống khổ về suy sụp tinh thần

Bà Zhang Haiyan từ huyện Haishan, tỉnh Liêu nguyên đã bị suy sụp tinh thần do sự tra tấn tại Mã Tam Gia. Bà đã qua đời sau khi phải chịu những đau đớn khủng khiếp.

Bà Zhang Haiyan sống tại Wangjiazirantun, làng Xiyou , thị xã Hujia , huyện Heishan , Tỉnh Liêu nguyên. Bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công từ năm 1996. Cái chân phải bị khèo (bowed right leg) của bà đã trở lại bình thường. Bà đã thu được rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp, cả về thể chất và tinh thần. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà đã đến Bắc Kinh để giảng chân tượng về Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 2001, và đã bị bắt và giam tại trại giam Heishan. Hai tháng sau, bà bị chuyển đến Mã Tam Gia, nơi bà đã bị giam giữ tiếp trong hai năm.

Bà Zhang Haiyan đã bị treo ngược trong khi tay vẫn bị còng trong một thời gian dài. Bà bị trói toàn thân, và bị đánh đập. Vào tháng 2 năm 2003, khi gia đình bà vào thăm đã phát hiện đầu bà bị quấn băng, hai tay bà thì sưng tấy và bà không thể nói được. Trại lao động nói với gia đình đón bà vào ngày 21 tháng 3 năm 2003. Trước đó, bà Zhang Haiyan đã bị suy sụp về tinh thần và thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Gia đình bà cũng thấy có 3 vết sẹo sâu trên đầu và cổ bà, mỗi vết có kích thước khoảng 0.2 inch (0.5 cm) chiều rộng và 5 inch (12.7 cm) chiều dài.

Sự tra tấn đã gây ra cho bà Zhang các tổn thương không thể chữa lành được. Bà đã không thể nói gì với bất kỳ ai trong vòng 10 tháng, thậm chí cả với chồng và con bà. Cuối cùng, bà đã qua đời vào ngày 18 tháng giêng năm 2004, sau khi phải sống trong đau đớn và sợ hãi.

(3) Cô Wang Wenjun đã qua đời do hậu quả của sự tra tấn.

Cô Wang Wenjun là một công nhân 38 tuổi làm việc tại nhà máy dệt Nuerhe thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu nguyên. Cô bị giam tại tổ 3, phân khu 1 của trại lao động.

Chính quyền đã ép cô làm nhân công nô lệ (slave labor: làm việc rất nặng nhọc để ra các sản phẩm thương mại nhưng không được trả một đồng lương nào). Sức khoẻ của cô suy sụp do bị bức hại trong một thời gian dài. Cô Wang Wenjun bắt đầu chịu đựng các cơn đau bụng và chảy máu âm đạo bất thường từ tháng 5 năm 2002. Lính gác trại đã phớt lờ tình trạng đó và tiếp tục bắt cô lao động khổ sai.

Các nhân viên của trại đã phải viện đến bạo lực để tẩy não các học viên Pháp Luân Công kiên định. Chúng trói cuộn tròn cô Wang trong năm tiếng đồng hồ, với tư thế hai đầu gối ép sát vào ngực. Cô Wang đã bị đẩy vào tình trạng cực kỳ thống khổ, chịu những cơn đau dạ dày khủng khiếp làm cô không thể ngủ được vào buổi tối. Cuối cùng, cô được đưa đến bệnh viện Mã Tam Gia để chẩn đoán bệnh và phát hiện bị ung thư dạ con giai đoạn cuối và mới được thả ra. Cô Wang Wenjun qua đời tại nhà riêng vào ngày 22 tháng 7 năm 2003.

Chị gái của cô Wang Wenjun là Wang Wenjuan cũng là một học viên Pháp Luân Công. Cô Wang Wenjuan vẫn đang bị tra tấn tại Mã Tam Gia khi em gái của cô qua đời.

(4) Cô Zou Guirong qua đời do hậu quả của sự tra tấn.

Cô Zou Guirong, 36 tuổi, làm việc tại Phân khu quản l‎í huyện Xinbin, thuộc Hệ thống đường cao tốc công cộng thành phố Fushun, tỉnh Liêu nguyên. Cô đã bị tra tấn trong hai năm tại Mã Tam Gia và tại nhiều trại lao động khác tại tỉnh Liêu nguyên.

Vào năm 2000, cô Zou Guirong bị giam tại nhóm số 2 tại Mã Tam Gia, nơi cô đã bị tra tấn dã man. Bọn lính gác vặn ngược tay cô ra đằng sau theo một đòn tra tấn được gọi là: “Đi tàu bay”, rồi đòn tra tấn với tên gọi “Cưỡi mô tô” và bắt cô ở tư thế nửa đứng nửa ngồi trong 5 ngày đêm. Hai tên gác Zhang Xiurong và Wang Naimin đã dùng dùi cui điện giật cô liền một lúc 4 lần, rồi đâm cô bằng kim thép; chúng đánh cô đến toàn thân thâm tím và hai đùi cô bị sưng tấy đến mức cô không thể trèo lên giường được.

Cô Zou Girong đã vạch trần sự bức hại tại Mã Tam Gia. Tên tổ trưởng tổ 1 tên Wang đã ra lệnh cho quân lính tiêm thuốc phá huỷ thần kinh vào người cô. Thuốc này đã làm cho cô bất động và mất khả năng biểu hiện nét mặt ngay 5 phút sau khi tiêm.

Cô Zou Guirong đã được chuyển đến tổ 4 và tiếp tục bị đánh đập dã man bởi tên tổ trưởng Zhang Xiuyun. Chính quyền trại đã kéo dài án của cô. Sau đó, cô tiếp tục bị tra tấn tại trại lao động Shenxin và bệnh viện ngầm tại nhà tù Dabei, nơi cô bị ép ăn đến nôn ra máu. Chúng thả cô ra khi cô đã đến cửa tử. Một thời gian ngắn sau đó, chúng lại bắt cô Zou và đưa cô đến trại lao động Wujibao. Cô đã qua đời vào cuối tháng 4 năm 2002 tại bệnh viện thành phố Fushun.

(5) Bà Bai Shuzhen bị tra tấn đến chết

Bà Bai Shuzhen, 60 tuổi, sống tại Thành phố Wafangdian, tỉnh Liêu nguyên. Bà bị gaim giữ tại trại giam TP Wafangdian nhiều lần. Sau lần bị bắt thứ hai, bà được đưa đến Mã Tam Gia, nơi bà bị bắt phải quỳ trên một tấm ván gỗ hẹp, dài 10 inch (khoảng 25 cm) hoặc trên một viên gạch. Bà đã bị giật điện bằng dùi cui điện cao thế, đứng chịu nóng thiêu đốt (scorching heat- đòn tra tấn đẩy phạm nhân đứng/nằm giữa trời nắng to) trong một thời gian dài. Hôm nào bà cũng phải làm việc đến nửa đêm. Cuối cùng, bà Bai Shuzhen đã qua đời do sự tra tấn dã man tại trại lao động Mã Tam Gia vào tháng 4 năm 2003.

(6) Bà Zhang Guizhi bị tra tấn đến chết.

Bà Zhang Guizhi, 47 tuổi, sống tại làng Liujiawopu, thị xã Xinmin, quận Taihe, Thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu nguyên. Các nhân viên tại đồn cảnh sát hàng không Xiaolingzi ở quận Taihe đã bắt bà tại nhà và đưa bà đến nhà giam số 1, Thành phố Cẩm Châu. Hai tháng sau, bà bị kết án 2 năm lao động cải tạo và được chuyển đến tổ 1, phân khu 2 tại trại lao động nữ số 2 Mã Tam Gia. Bà nằm trong số các phạm nhân phải làm nhân công nô lệ và bị tẩy não.

Gia đình bà Zhang nhận được một thông báo từ trại lao động, cảnh sát khu vực và chi bộ Đảng tại làng nói rằng: “Bà Zhang Guizhi đang được điều trị cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch”. Gia đình bà vội đến ngay Mã Tam Gia, nhưng không kịp, xác của bà đã nằm trong nhà xác bệnh viện Mã Tam Gia.

Khi gia đình bà Zhang Guizhi yêu cầu lãnh đạo trại lao động cho biết nguyên nhân cái chết của bà, chúng đã không nói gì. Chúng còn cấm họ chụp hình bà. Họ phát hiện trên người bà có nhiều vết thương, vết thâm tím, vết máu trong mũi và mồm. Nhiều chỗ trên người bà bị tím đen.

(7) Cô Wang Yan bị tra tấn đến chết.

Cô Wang Yan, 37 tuổi, ở phố Shidao, quận Xigang, Thành phố Đại liên, tỉnh Liêu nguyên. Cô bị bắt vào tháng 4 năm 2001 và được đưa đến Mã Tam Gia. Cô bị bắt làm nhân công nô lệ từ 5h 30 sáng cho đến nửa đêm. Vào tháng 7 năm 2001, cô đã bị ép ăn một cách da man trong khi vẫn bị khoá tay ra sau lưng suốt cả ngày. Sau đó, cô bị giam tại tổ 4, phân khu 1. Gia đình cô đã cõng cô về vào tháng 9 năm 2003. Cô đã qua đời vào ngày 1 tháng 10.

(8) Cô Li Baojie đã bị ép ăn cho đến chết.

Cô Li Baojie, 32 tuổi, sống tại huyện Panshan, Thành phố Panjin, tỉnh Liêu nguyên. Cô đã bị bắt và bị giam nhiều lần do kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô bị đưa đến Mã Tam Gia sau khi bị kết án 3 năm lao động cải tạo vào tháng 8 năm 2004. Cô không được ngủ, phải đứng ngoài hành lanh. Khi được ngủ, cô phải nằm trên sàn, và cô đã bị ép ăn một cách dã man 4 lần trong một ngày. Sự tra tấn cô diễn ra trong mấy tháng liền.

Vào ngày 7 tháng 4 tư 2005, Li Mingyu, trưởng phân khu 1, Cao Yujie bác sĩ trại và các nhân viên Ding Taiyong, Chen Bing và một số tên khác đã bịt chặt mũi cô Li Baojie, sử dụng kìm để gang mồm cô ra để ép cô ăn cháo ngô. Cô Li Baojie đã bị ngạt thở. Bọn chúng hoảng sợ và cố cứu sống cô. Sau đó chúng đưa cô đến bệnh viện số 1, thuộc trường đại học y Trung Quốc tại TP Thẩm Dương. Cô Li Baojie đã qua đời vào ngày hôm sau, 8 tháng 4 năm 2005.

(9) Cô Cao Dung Dung (Cao Dung Dung) đã bị giết để thủ tiêu chứng cứ bức hại.

Cô Cao Dung Dung, 37 tuổi, làm việc tại Viện Nghệ thuật tạo hình Luxun, Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu nguyên. Cô bị bắt rất nhiều lần chỉ vì luyện tập Pháp Luân Công. Ngày 7 tháng 5 năm 2004, các lính canh tại trại lao động Longshan Thành phố Thẩm Dương đã liên tục sử dùi cui điện để gây giật cô trong 7 tiếng liền, gây hậu quả thảm khốc làm biến dạng khuôn mặt cô. Nhờ sự giúp đỡ của các học viên Pháp Luân Công khác, cô đã trốn thoát khỏi trại vào ngày 5 tháng 10 năm 2004. Khuôn mặt biến dạng của cô Cao Dung Dung đã được công bố ở hải ngoại. Việc cô trốn thoát đã làm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vô cùng tức tối, và chúng bắt đầu săn đuổi cô nhằm thủ tiêu nhân chứng.

Nhân viên an ninh quốc gia tại Thành phố Thẩm Dương đã bắt cô Cao Dung Dung vào ngày 6 tháng 3 năm 2005 rồi bí mật đưa cô đến Mã Tam Gia. Các lính gác Wang Wei, Su Jing, Zhao Laixi và một số tên khác cố che dấu thông tin về cô, cũng như ngăn không cho bố mẹ cô biết cô đang ở đâu. Chúng cũng cử người từ Ban an ninh tại Mã Tam Gia giám sát cô suốt ngày đêm. Cô Cao Dung Dung đã bị biệt giam. Sau đó, nhân viên tại Mã Tam Gia bí mật chuyển cô Gao đến bệnh viên đa khoa thuộc Cục quản lí trại giam Liêu nguyên và bệnh viện số 1 thuộc trường đại học y Trung Quốc tại TP Thẩm Dương. Cô Cao Dung Dung đã qua đời tại phòng cấp cứu của bệnh viện số 1, vào ngày 16 tháng 6 năm 2005.

(10)Bà Qin Qingfang bị tra tấn đến chết

Bà Qin Qingfang, 63 tuổi, sống tại khối phố Yigong (Yigong community) trên đường Jiangjun, quận Shuncheng, TP Fushun, tỉnh Liêu nguyên. Sau khi luyện tập Pháp Luân Công, bệnh ngoài da (skin conditions) hành hạ bà hàng chục năm đã khỏi, thân thể và tinh thần của bà đều được thanh lọc. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà Qin Qingfang đã bị bắt nhiều lần. Vào tháng 7 năm 2004, chỉ vài tháng sau khi bà được thả ra khỏi trại lao động TP Fushun, các nhân viên từ uỷ ban chính trị và pháp luật quận Shuncheng, và các đảng viên từ uỷ ban láng giềng Jiangjun (Jiangjun Neighborhood Committee) lại bắt và kết án bà 3 năm tù cải tạo lao động. Bà bị giam tại Mã Tam Gia.

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2005, lính gác tại tổ 1, phân khu 1 của trại lao động nữ số 1 đã ép bà ăn, đã gần như làm bà chết nghẹt. Bà đã chết vì sự tra tấn vào ngày 9 tháng 7 năm 2005. Sau đó, các nhân viên của trại đã đưa cho gia đình bà hộp tro của bà.

(11) Bà Su Juzhen bị suy sụp về tinh thần và đã chết do bị tra tấn và đầu độc.

Bà Su Juzhen, 49 tuổi, sống tại Gucheng, thị xã Qiansuo, huyện Suizhong, TP Huludao, tỉnh Liêu nguyên. Bà đã từng bị bệnh tim nặng, một số bệnh dạ dày, giun chui ống mật, viêm tuỵ và một số bệnh khác. Bà bắt đầu tập luyện Đại Pháp vào năm 1996, và chẳng bao lâu các bệnh của bà đều biến mất. Bà Su Juzhen luôn răn mình theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Bà là chủ một thẩm mỹ viện và cung cấp một số dịch vụ miễn phí cho khách hàng nghèo. Bà cũng hỗ trợ tài chính cho các sinh viên nghèo và thường xuyên thăm hỏi tặng quà, cắt tóc miễn phí cho các cụ già tại các trung tâm dưỡng lão. Bà hiến tặng tiền để xây dựng cầu Xihe. Gia đình bà cũng được Chính quyền TP Huludao phong tặng danh hiệu “Mười gia đình kiểu mẫu” (Ten Outstanding Families).

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1999, bà Su Juzhen đi giảng chân tượng về Pháp Luân Công và đã bị bắt vào trại lao động nữ số 1 tại Mã Tam Gia. Trưởng phân khu Wang Yanping đã lột hết quần áo bà và cho giật điện bà bằng dùi cui điện gây cho bà nhiều vết bỏng rộp trên người và trên mặt bà, làm thân thể bà trở nên thâm tím. Vào khoảng tháng 5 năm 2000, bà Su Juzhen và chín học viên Pháp Luân Công khác được chuyển đến trại lao động số 2 để “tẩy não thực nghiệm”. Tên gác Zhang Xiurong cùm tay và trói bà nằm sấp trên giường sắt. Tên gác Qiu Ping và bí thư (political head) Wang Shuzhen (sau này được cất nhắc lên phó trưởng phân khu 1) cho giật điện bà bằng baton điện cho đến khi bà không thể bước đi được nữa và hai tay bà đầy những vết thương.

Bà Su Juzhen sau đó đã bị chuyển đến các trại lao động: Zhangshi, Longshan và Shenxin, nơi bà bị tiêm thuốc huỷ hoại thần kinh cho đến khi hoàn toàn suy sụp tinh thần. Cuối cùng khi được thả ra, bà Su đầy vết thương, hai mắt trống rỗng (vô hồn) và không còn nhớ gì. Bà không thể nói, đi lại hoặc ăn uống, và luôn cần có người đưa vào giường ngủ. Bà đã qua đời vào hồi 8h30 ngày 8 tháng 4 năm 2006.

(12) Bà Wang Yunjie đã qua đời sau khi bị giật điện bằng baton điện vào ngực.

Bà Wang Yunjie, 40 tuổi, sống tại TP Đại liên, tỉnh Liêu nguyên. Bà bị đưa đến Mã Tam Gia vào ngày 4 tháng 6 năm 2002. Trưởng phân khu Wang Xiaofeng, các lính gác Shi Yu và Ren Hongzan và một số tên khác đã tra tấn bà một cách dã man. Chúng nhốt bà trong hầm tối ngập nước, nhà kho tam giác và tầng hầm trong 4 tháng. Bà bị trói vào các đồ vật cố định, bị bắt ngồi xổm, cúi gập người trong tư thế bị làm nhục và đứng trong tư thế quân nhân, bị đánh đập dã man, đứng ở chỗ nóng như thiêu đốt, bị treo trên hai tay bị cùm, bị bắt làm nhân công nô lệ khổ sai, bị giật điện vào ngực gây ra nhiễm trùng.

Một “đội cải tạo” gồm các cảnh sát nam từ phòng cảnh sát tỉnh Liêu nguyên đã đến Mã Tam Gia vào ngày 3 tháng 12 năm 2002. Cầm đầu nhóm này là Sun, phó trưởng phòng an ninh công cộng, và Guo Tieying, cựu giám đốc trung tâm phục hồi cai nghiện Benxi (Benxi Drug Rehabilitation Center). Một hôm, chúng bắt bà Wang Yunjie đứng vào xó; hôm sau chúng khoá trái tay bà vào cái ghế sau lưng. Đến tối, chúng đội cho bà một cái mũ bảo hiểm mô tô rồi đổ nước lạnh vào người bà mỗi khi bà ngủ gật, rồi dùng đũa gõ inh ỏi lên cái mũ bảo hiểm trên đầu bà.

Một bên ngực của bà Wang Yunjie đã bị nhiễm trùng do bị giật điện. Hai tên gác còn cầm baton điện đe doạ tiếp tục giật điện vào ngực bà. Chúng bắt bà đứng cả đêm. Tên gác Guo Tieying gọi thêm một số tên gác nữa. Chúng xé ga trải giường thành cuộn dài, rồi trói hai chân bà ở vị trí bắt chéo nhau. Rồi chúng trói bà cuộn tròn như quả bóng, rồi treo bà lên với hai tay vẫn bị cùm. Sau đấy một thời gian dài, bà Wang vẫn không thể đi cũng như ngồi thẳng được.

Đến tháng 11 năm 2003, bọn lính gác cho rằng bà gần chết rồi nên khẩn cấp bảo gia đình đến đưa bà về nhà. Vết nhiễm trùng trên ngực bà ngày càng nặng, và bà qua đời vào tháng 7 năm 2006.

Thông tin thêm liên quan đến hai kẻ tà ác Tô Cảnh (Su Jing) và Vương Nãi Dân (Wang Naimin).

Tô Cảnh (Su Jing), nữ, 54 tuổi, trưởng trại lao động nữ số 2 Mã Tam Gia. Trong 7 năm qua, mụ đã vạch kế hoạch và chỉ đạo các kế hoạch bức hại khác nhau nhằm gây đau khổ cho các học viên Pháp Luân Công, và cũng chính là kẻ thủ phạm cầm đầu chịu trách nhiệm về sự bức hại này. Mụ đã được tặng thưởng Huy chương chiến công hạng hai về thành tích tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công. Bộ tư pháp cũng đã tặng thưởng cho mụ 50.000 nhân dân tệ. Hơn nữa, mụ còn được công nhận là “anh hùng dân tộc và người lao động kiểu mẫu” vào tháng 9 năm 2003 nhờ những thủ đoạn tra tấn không còn tính người của mình. Địa chỉ của Su Jing: số 8#262, 16 phố Xijiang, quận Yuhong, TP Thẩm Dương.

Vương Nãi Dân (Wang Naimin), nữ, khoảng 40 tuổi, phó trưởng trại lao động nữ số 2 Mã Tam Gia và là thư kí chính trị. Mụ là con người lạnh lùng và tàn ác. Mụ là một trong những kẻ đầu tiên sử dụng baton điện đối với các học viên Pháp Luân Công. Mụ thường lột hết quần áo các học viên, sau đó gây giật điện vào ngực và bộ phận sinh dục của họ. Nhiều học viên đã bị tàn phế, bị đánh đập hay bị giật điện dưới tay của mụ. Cũng chính mụ là một trong những kẻ đầu tiên đã phổ biến các thủ đoạn tra tấn tẩy não ra toàn quốc. Địa chỉ của Wang Naimin: số 8#1-3-2, 16 phố Xijiang, quận Yuhong, TP Thẩm Dương.

Đã có xác nhận rằng trại lao động nữ số 2 Mã Tam Gia nay đã bị giải tán. Các học viên Pháp Luân Công đã từng bị giam giữ tại đây nay được chuyển đến trại lao động nữ Mã Tam Gia (trước đây là trại lao động nữ số 1). Kẻ tra tấn Tô Cảnh (Su Jing) đã được chuyển đến tổng hành dinh của trại lao động Mã Tam Gia từ tháng 10 năm 2006. Mụ sẽ ở đó cho đến khi về vườn vào tháng 8 năm 2007. Còn Vương Nãi Dân (Wang Naimin) vẫn tiếp tục hăng say trong việc tra tấn các tù nhân.

Ghi chú:
(1): “Gập người”: đó là đứng thẳng trên hai chân sát nhau, gập đầu và người ra đằng trước xuống hết cỡ. Các ngón tay thì chỉ xuống đất, còn đầu thì úp xuống. Nạn nhân phải giữ tư thế này trong khoảng 17 đến 18 tiếng liền trong một ngày trừ lúc ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

(2): “Đi tàu bay”: nạn nhân bị bắt đứng thẳng, cúi gập người ra đằng trước xuống hết cỡ, đồng thời hai tay chỉ thẳng lên trời và song song với hai chân.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/12/22/145192.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/28/82098.html

Đăng ngày 07-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share