Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-02-2020] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 24 năm. Năm 2005, tôi bị bắt giữ bất hợp pháp và bị đưa vào một trại tạm giam. Sau đó họ giam cầm tôi hơn 9 tháng.
Thời gian đó, tôi tự hỏi rằng liệu tôi có thể làm ba việc mà học viên cần làm và bước đi cho tốt con đường tu luyện của mình không.
Tìm về tự kỷ chân chính
Trong trại tạm giam, khi tôi đã tĩnh tâm xuống, tôi nghĩ về những gì mình có thể làm.
Tôi có thể phát chính niệm và tập trung thanh trừ tất cả các nhân tố của cựu thế lực và những ý niệm bất hảo, nhưng không có bất kỳ quyển sách Đại Pháp nào, nên tôi chỉ có thể nhẩm được những đoạn Pháp mà tôi đã học thuộc trước đây.
Tôi đã làm những gì có thể nhằm dựng lập nên một môi trường chính niệm trong phạm vi trại tạm giam này để khi tôi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp thì họ có thể dễ dàng chấp nhận. Tuy nhiên, không thể đọc Chuyển Pháp Luân thực sự là việc mà tôi khó chịu đựng nổi. Tôi tiếc nuối không thôi vì đã không nghe theo lời dạy của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) về việc học thuộc Pháp. Có Pháp trong tâm, tôi có thể mang theo bên mình khắp mọi nơi.
May mắn là tôi hãy còn nhớ vài đoạn, vì thế hàng ngày tôi nhẩm đi nhẩm lại những đoạn Pháp này nhằm tăng cường chính niệm.
Thời gian trôi qua, Sư phụ cho tôi nhớ lại nhiều Pháp hơn. Rồi tôi bắt đầu nhìn nhận lại bản thân, và nhận ra rằng tôi không nên tiếp tục ở lại đây. Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại này, và là đệ tử của Ngài, tôi cũng thế. Nhưng sự thật mà tôi sẽ phải còn đối mặt là bản án bất hợp pháp.
Tôi nghĩ về cách đột phá can nhiễu này và hồi tưởng lại bài thơ của Sư phụ:
Nhĩ hữu phạ-Tha tựu trảo
Niệm nhất chính-Ác tựu khoa
Tu luyện nhân-Trang trước Pháp
Phát chính niệm-Lạn quỷ tạc
Thần tại thế-Chứng thực Pháp
Tạm diễn nghĩa:
Chư vị sợ-Nó sẽ bắt
Niệm được chính-Ác sẽ gục
Người tu luyện-Chứa đựng Pháp
Phát chính niệm-Lạn quỷ nổ
Thần tại thế-Chứng thực Pháp
(Phạ xá-Hồng Ngâm II)
Tôi nhận ra mình đã không nhìn thấy những thiếu sót của bản thân trong một đoạn thời gian khá dài. Tôi dính mắc vào những nhân tâm và chấp trước, khiến chúng phát triển thành sơ hở để cho cựu thế lực dùi vào và bức hại tôi.
Tôi bắt đầu nhìn vào những thiếu sót của bản thân, và với điểm hóa của Sư phụ, tôi thực hiện một phương pháp: hàng ngày, tôi sẽ nhẩm lại một phần Chuyển Pháp Luân, sau đó, ngừng lại để đối chiếu xem bản thân có chấp trước gì, và/hoặc là ý niệm bất hảo nào cần tu khứ không.
Tôi cũng xem xét cẩn thận lại những gì đã làm, đã nói hoặc đã nghĩ đến từ ngày tôi bị bắt. Nếu chưa phù hợp với Pháp của Sư phụ, tôi cần loại bỏ.
Theo cách này, tôi duy trì được việc ghi nhớ Pháp nhiều hơn và tôi cũng hồi tưởng lại những ý nghĩ và hành vi của mình trước đây. Tôi dùng những nguyên lý của Đại Pháp để đo lường thiếu sót của bản thân và thường xuyên thanh lý chúng.
Sư phụ đã nhắc tôi qua một đoạn kinh văn:
“Cho nên lúc đó chúng ta có rất nhiều người đều nghĩ: Pháp mà mình học đây có đúng hay không, có chính hay không? Lý Hồng Chí là người như thế nào? Thế lực tà ác đang phao tin đồn vu khống này, liệu họ nói có đúng không? Những vấn đề này mỗi một học viên đều suy xét, hoặc nhiều hoặc ít chư vị đều đang suy xét, đó cũng là cấp cho chư vị một cơ hội suy xét. Không có sai.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000])
Điều này càng làm tôi tôn kính Sư phụ sâu sắc hơn. Tín tâm của tôi vào Sư phụ và Đại Pháp được gia cường và tôi nhất định đi theo Ngài.
Khi nhớ lại những ký ức đã qua, tôi cảm thấy ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhận ra chân ngã của mình. Tôi đã minh bạch về bản thân và biết được trách nhiệm của mình trên con đường tu luyện.
Tôi biết dùng chính niệm để thanh lý chấp trước, nhưng rồi sau đó lại biết rằng những chấp trước này hoàn toàn không phải là tôi.
Tôi tách biệt chúng ra khỏi chủ ý thức của tôi và không thừa nhận chúng. Sau đó, Sư phụ từ bi đã giúp tôi loại bỏ chúng.
Tôi ngộ ra một cách sâu sắc điều Sư phụ giảng:
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Bài giảng thứ tư-Chuyển Pháp Luân)
Tôi coi nhà tù là một thứ xấu, nhưng Sư phụ đã biến nó thành tốt, vì nó ma luyện tôi và cho phép tôi từ trong Pháp mà ngộ Pháp.
Tôi cảm thấy xấu hổ về những hành vi xấu của mình trước đây, khi tôi chỉ biết hồng Pháp và giảng chân tướng mà không đồng hóa với Pháp.
Sư phụ giảng:
“Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu”
Tạm dịch:
“Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền”
(Pháp Luân Đại Pháp–Hồng Ngâm)
Tôi đã có thể ngộ sâu sắc hơn về Pháp, và cảm thấy hoàn toàn tự tin vào việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của chính mình.
Khuyên bạn tù thoái ĐCSTQ
Khi tôi bị đưa vào tù, lúc đầu họ xếp tôi vào nhóm người mới tới. Không có học viên Đại Pháp nào trong nhóm này, và lính canh không cho tôi nói hoặc được dùng giấy bút. Không nói thì làm sao tôi có thể giảng chân tướng về Đại Pháp đây?
Tôi tận dụng thời gian nhẩm những đoạn Pháp đã thuộc và phát chính niệm thanh trừ những nhân tố phụ diện ngăn cản tôi nói chuyện với những người cùng phòng giam.
Vị Trưởng nhóm tù nhân giám sát tôi sắp xếp những tù nhân khác cùng phòng theo dõi, anh ta cũng là người báo cáo tôi với giám ngục. Tục ngữ có câu: “Bắt giặc trước tiên bắt vua.”
Tôi quyết định giúp vị Trưởng phòng giam trước, và chú ý đến tu Thiện.
Khi một bạn tù từ bệnh viện trở về sau khi điều trị viêm tụy cấp, tôi cho anh ấy quả lê duy nhất của tôi. Tôi cũng giúp những bạn cùng phòng khác khi có thể.
Mỗi việc tốt tôi làm họ đều ghi nhận, và họ xem tôi là một người tốt. Kết quả là họ thích được ở cạnh tôi, và hầu hết các buổi tối, Trưởng phòng giam đều tán gẫu với tôi.
Tôi thật tâm nói chuyện với anh ta. Đầu tiên tôi nói với anh ta về những câu chuyện cổ Trung Quốc để khơi dậy những thiện niệm trong anh ta, rồi tôi nói về vụ tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn được dùng để phỉ báng học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng giải thích tại sao tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những lợi ích mà tôi có được.
Trưởng phòng giam đã hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và rằng việc tôi bị bắt là hoàn toàn sai trái. Anh ta đã gia nhập ĐCSTQ, Đoàn thanh niên và đội thiếu niên, và ghét ĐCSTQ.
Khi chúng tôi ở một nơi kín đáo, tôi đã khuyên anh ta tam thoái. Anh ta đồng ý và đã chọn tương lại tốt đẹp cho mình.
Sau khi có được lòng tin của anh ấy, tôi được phép nói chuyện. Tôi tận dụng mỗi từng cơ hội, đặc biệt là khoảng thời gian ngắn ngủi riêng tư với một ai đó, để nói với họ về Đại Pháp.
Khi tôi giúp một số người trong nhóm thoái, người đó sớm được chuyển sang nhóm khác và người mới sẽ đến. Kết quả là, tôi đã có thể giúp nhiều người thoái ĐCSTQ.
Đôi lúc tôi cũng gặp khó khăn khi khuyên bạn cùng phòng tam thoái vì môi trường ở trại tạm giam làm cho người ta phát triển cảm giác tự vệ khá mạnh mẽ.
Mặc dù nhiều người trong số họ chán ghét ĐCSTQ, nhưng họ vẫn e ngại khi nói chuyện với tôi vì sợ bị bức hại. Khi tôi ở một mình với bất kỳ ai, tôi tận dụng cơ hội để nói với họ về tà Đảng, điều này thực sự làm họ chấn động nhân tâm. Sau đó tôi đề cập đến thoái ĐCSTQ, họ đã sẵn sàng thoái.
Tôi biết ai cũng quan tâm đến sức khỏe, nên tôi nhấn mạnh vào khía cạnh này khi nói về trải nghiệm bản thân–tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi hồi phục sức khỏe. Phần lớn các bạn cùng phòng giam với tôi quan tâm đến điều này, nhưng họ không dám học luyện công. Tôi nói với họ rằng có một cách rất đơn giản và dễ dàng để có sức khỏe tốt–chân thành niệm chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Nhiều bạn cùng phòng giam với tôi rất sẵn lòng làm thử.
Lòng từ bi thường tạo ra những cơ hội qúy báu để cứu người. Nếu một người hành động thiếu quyết đoán và lo sợ điều này điều khác, cơ hội cứu người sẽ mau chóng qua đi; một số người có lẽ chỉ có một cơ hội như thế để được cứu!
Vì thế, kiên định tin tưởng rằng Sư phụ đang ở bên cạnh chúng ta, giảng chân tướng một cách có lý trí, quyết đoán và phù hợp sẽ giúp mọi người quyết định đúng và thoái ĐCSTQ.
Thể ngộ về cuộc bức hại phi pháp
Trước đây tôi chỉ có một chút hiểu biết về luật pháp của ĐCSTQ, vì vậy tôi thấy khó mà bảo vệ bản thân khi lính canh nói rằng tôi là một tội phạm và yêu cầu tôi thú nhận.
Sư phụ từ bi đã cho tôi điểm hóa để tôi nghiên cứu luật pháp hiện hành. Người hướng dẫn nhà tù nói rằng anh ấy sẽ tìm một luật sư nói chuyện với tôi. Tôi đồng ý nhưng vị luật sư kia không đến. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng thật tình cờ khi một tù nhân trong nhóm tôi lại có một quyển Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự, và anh ấy đã đưa cho tôi mượn.
Tôi đọc một mạch và phát hiện ra rằng tôi không phạm bất kể tội gì. Tôi lấy một cây bút và tự tin viết một bài: “Phòng 610 rốt cuộc là gì?” trích dẫn điều luật, chỉ ra Phòng 610 đã vi phạm pháp luật như thế nào, và bức hại Pháp Luân Đại Pháp là một tội ác.
Tôi đưa bài viết cho lính canh, và nó sớm được chuyền cho những nhân viên của nhà tù. Tôi cũng được khen vì bài viết tốt.
Từ đó môi trường tại nhà tù đã thay đổi. Một số lính canh thậm chí còn nói oang oang với những tù nhân khác rằng Pháp Luân Đại Pháp sẽ được bình phản trong tương lai.
Tôi tiếp tục tìm hiểu về luật, sau đó viết những bài khác để kháng cáo, dẫn chứng các điều khoản luật để chứng minh rằng tôi không vi phạm bất cứ điều luật nào. Hoàn thành xong, tôi đưa tận tay cho một lính canh và nhờ anh ta chuyển cho cấp trên của anh ta.
Trại giam tổ chức một buổi họp và thay nhau đọc bài viết của tôi. Sau đó vài ngày trước khi hết hạn bản án của tôi, một lính canh nói rằng tôi có thể đi về nhà mà không phải bị chuyển sang lớp tẩy não.
Theo luật của ĐCSTQ, học viên Đại Pháp nào không chịu chuyển hóa vào lúc mãn hạn tù sẽ bị đưa thẳng đến lớp tẩy não địa phương để bị bức hại tàn khốc hơn.
Khi lính canh nói rằng tôi có thế về nhà, tôi nói với ông ấy rằng tôi muốn đi đến phiên tẩy não. Ông ấy nhìn tôi ngờ vực, và hỏi: “Vì sao anh muốn đến đó?”
Tôi nói: “Những người đã giúp “chuyển hóa” học viên ở đó đang làm việc sai trái và làm tổn hại chính họ. Vì thế mà tôi muốn nói với họ rằng vì sao họ sai lầm, để họ sẽ không còn làm hại chính họ nữa.”
“Nhưng họ không muốn anh tới đó,” lính canh đáp.
Tôi nghĩ lý do tại sao tôi có thể một mạch về nhà là bởi vì tôi không còn chú ý vào bất hạnh của mình nữa. Tôi đang nghĩ đến người khác và quên đi bản thân.
Con cảm tạ sâu sắc từ bi vô lượng của Sư phụ đã giúp con vượt qua những thời khắc khó khăn đó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/26/401712.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/8/186246.html
Đăng ngày 08-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.