Bài viết đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 13-08-2020] Sau khi Sư phụ công bố kinh văn mới “Lại một gậy cảnh tỉnh”, tôi cảm thấy rất chấn động. Tôi tự ngẫm lại mình từng chút từng chút, thấy ít nhiều có liên quan đến chuyện loạn Pháp như trong thông báo “Diễn giảng loạn Pháp là bài học lịch sử” của Ban Biên tập Minh Huệ.

Từ khi còn nhỏ, các tâm hiển thị và danh lợi của tôi đã khá nặng, sau khi bước vào tu luyện tôi mới biết cách khống chế chúng. Khi tôi ít học Pháp liền bị quan niệm khống chế đại não, bị lẫn vào tâm hiển thị muốn giúp đồng tu “ngộ”, hướng dẫn đồng tu tìm ra chấp trước cơ bản, nhanh chóng đột phá giả tướng “nghiệp bệnh”. Theo đó, tâm danh lợi cũng bị dẫn động, lấy cớ là giúp đỡ đồng tu, giúp đồng tu tìm chấp trước vượt quan “nghiệp bệnh”, để đồng tu nhanh chóng đề cao lên. Bản thân việc đó là tốt, mấu chốt là trong quá trình đó có pha tạp thêm tâm cầu danh, nên trong quá trình chia sẻ sẽ có chút lâng lâng. Tôi cho rằng Pháp lý mà bản thân ngộ được là đúng, một khi có thể ngộ khác với các đồng tu, liền trăm phương nghìn kế thuyết phục đồng tu đồng ý quan điểm của bản thân. Nếu họ không đồng ý, trong tâm liền cảm thấy không vui.

Sau khi học kinh văn mới “Lại một gậy cảnh tỉnh” của Sư phụ, tôi giống như vừa mới tỉnh dậy trong mơ, cảm thấy Đại Pháp thật nghiêm túc, chỉ sai kém một chút cũng không được, sau đó tôi cảm thấy sợ vì trong tư tưởng có chút chút niệm đầu “loạn Pháp”. Mặc dù bề mặt tôi đã từ chối cái gọi là lời mời giao lưu của đồng tu, nhưng cuối cùng tôi vẫn đi xem xem và còn nói không ít lời tại đó. Tôi rất hối hận sau khi tham dự, thấy rằng lời nói và hành vi của người tổ chức không phù hợp với Pháp của Sư phụ, biến thành hội nghị chủ trì của tà đảng trong người thường, đi theo quy trình và có sân khấu. Các buổi giao lưu về sau tôi không còn tham gia nữa. Kinh văn mới của Sư phụ cũng đã cho tôi một gậy cảnh tỉnh, nếu cứ tiếp tục như vậy, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Tôi đã đọc bài chia sẻ “Học kinh văn mới ‘Lại một gậy cảnh tỉnh’ nhìn lại ‘Sự kiện 18 tháng 6’ ở thành phố Đường Sơn” đăng trên Minh Huệ Net hôm 26 tháng 7 vừa qua. Bài viết có đề cập đến việc dùng công năng trị bệnh cho các đồng tu bị nghiệp bệnh, những đồng tu duy hộ hành vi của người này chính là không có trách nhiệm đối với bản thân, với Pháp và đồng tu, dẫn đến cựu thế lực dùi vào sơ hở, khiến 30 đồng tu bị bắt và Đại Pháp chịu tổn thất rất lớn. Sau bài học giáo huấn đó, khu vực chúng tôi cũng tồn tại một số hiện tượng bất thường, tôi muốn thảo luận với các đồng tu để tránh không đi đường vòng và mang đến tổn thất cho Đại Pháp.

Đầu tiên, các đồng tu có năng lực và kiến thức nhất định, ngộ được Pháp lý liền đi khắp nơi thuyết nói, có rất nhiều đồng tu trình độ văn hóa không cao căn bản nghe không hiểu gì, đầu óc mịt mù. Nửa năm trước tôi đã nghe người đồng tu này đàm luận thể ngộ của bản thân, tôi cũng bị đau đầu và không thể không nhanh chóng rời đi. Kể từ đó, tôi không tạo thị trường cũng không tiếp xúc với đồng tu này nữa.

Cũng có những đồng tu cứ tự tuyên dương bản thân thế này thế khác. Chúng ta nên “dĩ Pháp vi Sư”, ai ngộ được điều gì đều là nhận thức bản thân họ lúc đó, không thể lấy lời của Sư phụ làm lời của mình, rồi lồng ghép vào thể ngộ của mình. Hành vi không tôn Sư kính Pháp này sẽ trở thành cái cớ để cựu thế lực bức hại bạn, chẳng hạn như cơ thể xuất hiện giả tướng “nghiệp bệnh” mãi vẫn không hết, bị tai nạn giao thông, bị té ngã ngoài ý muốn v.v.. Có khả năng liên quan đến vấn đề này. Đương nhiên, nếu mọi phương diện chúng ta đều tu luyện được tốt, thì cũng có nguyên nhân ở phương diện khác, chỉ là chúng ta nên chú ý đến vấn đề này một chút.

Sư phụ khi giảng Pháp đã yêu cầu chúng ta nên tĩnh tâm học Pháp cho nhiều, cũng nên học “Tinh Tấn Yếu Chỉ” và kinh văn mới “Lại một gậy cảnh tỉnh”. Khi chia sẻ, nên nói về việc bản thân đề cao tâm tính và vượt quan thế nào, khi mâu thuẫn xuất hiện làm sao hướng nội tìm và làm thế nào để làm tốt ba việc.

Thứ hai, họ mạnh ai nấy làm, lôi kéo bè phái, anh hai tốt, anh ba tốt, cơ điểm chứng thực Pháp là con người, chấp trước tự ngã, chấp trước vào sở thích cá nhân v.v.. Các biểu hiện chính là:

(1) Các điều phối viên không phục nhau, đố kỵ, không phối hợp, gây tổn thất cho việc chứng thực Pháp.

(2) Không tôn Sư kính Pháp, tùy tiện đặt để loạn các sách Đại Pháp khắp nơi. Tích tồn tài liệu giảng chân tướng đến quá hạn, không phát huy được tác dụng cứu độ chúng sinh, tài liệu thậm chí bị chuột cắn xé nát không còn gì, ngay cả đĩa DVD Thần Vận năm đó cũng không chịu xử lý. Tôi cảm thấy tiếc và đau lòng cho tài nguyên Đại Pháp! Pháp tượng Sư phụ được đặt một cách tùy tiện, vị trí không được trang trọng và nghiêm túc.

(3) Giữa các đồng tu không chú ý, nam nữ không biết giữ khoảng cách, gây ra nhiều mâu thuẫn gia đình giữa các đồng tu.

(4) Bề ngoài có vẻ khiêm tốn, kỳ thực là “tự đại”. Khi các đồng tu có thiện ý khuyên nhủ thì không tiếp thu, một mực hành sự theo cách nghĩ của bản thân mình, còn cao giọng nói “ai ngộ sao làm vậy”, gây tổn thất cho Đại Pháp ở nhiều mức độ khác nhau và tạo ra can nhiễu cho các đồng tu.

(5) Mang theo nhân tâm đi làm ba việc, luôn đứng trên cơ điểm của con người nhìn vấn đề, các đồng tu nhắc nhở nên học Pháp nhiều, nhưng họ lại nói việc nhà nhiều quá, cần phải viên dung gia đình v.v..

“Học Pháp nhiều” là yêu cầu của Sư phụ đối với chúng ta, và tầm quan trọng của việc học Pháp nhiều đã được đề cập nhiều lần trong các kinh văn giảng Pháp ở các nơi. Bản thân không ngộ, còn dùng Pháp để che đậy. Vì nhân tâm còn nặng nên lần nữa hợp tác với tà ác địa phương, và do không hiểu rõ các Pháp lý nên không chịu phối hợp với chỉnh thể, khiến cho cựu thế lực dùi vào sơ hở. Kết quả là nhiều học viên đã bị đồn cảnh sát sách nhiễu và bức hại, gây ảnh hưởng phụ diện rất lớn đến xã hội.

Thứ ba là tà ngộ, đi vào “tiểu đạo” và loạn Pháp. Một đồng tu đã đọc một bài viết trên Minh Huệ viết rằng: Có một học viên Đại Pháp vì hạn chế hoàn cảnh gia đình lúc đó, nhằm giảm thiểu can nhiễu, đã dán đè biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên xung quanh bản đồ biểu tượng của tà đảng, hiệu quả rất tốt. Một số học viên địa phương đã tích cực tham gia việc này, nhưng lại có một số người nói rằng họ đã dán biểu ngữ xuống đất để cứu hoa màu, hoặc dán ở nhà để cứu bàn ghế, nhiều học viên còn đi theo làm, còn nói rằng nếu dán ở nhà sẽ không bị điều tra nữa v.v..

Tu luyện muốn đi đường tắt, hữu sở cầu, đây không phải đi tà lộ sao? Điều này chẳng phải là ảnh hưởng nghiêm trọng đến con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài sao? Một số người rất có uy tín trong giới học viên, họ là đệ tử Đại Pháp lâu năm trước ngày 20 tháng 7, họ đã bị bức hại tàn nhẫn nhưng không dao động. Sau khi trở ra ngoài, không biết họ có tự mình ngẫm lại tại sao bản thân lại phải chịu một cuộc bức hại thảm khốc như vậy không? Còn xem bản thân là anh hùng mô phạm đi tuyên truyền, là nhân tâm nào dẫn động làm ra chuyện này?

Tôi có đề xuất thế này:

Nên tĩnh tâm học “Tinh Tấn Yếu Chỉ” và đối chiếu bản thân từng chút một. Đều là đệ tử Đại Pháp lâu năm đắc Pháp trước ngày 20 tháng 7. Cho dù bản thân có “công năng” hay “bản sự”, đều cần “dĩ Pháp vi Sư”, đi bước nào vững bước đó, học Pháp một cách thiết thực, thực tu bản thân. Lúc đầu cuộc bức hại tàn khốc như vậy cũng đã đi qua rồi, càng về cuối càng nghiêm túc, chúng ta phải đi cho chính và đi cho tốt từng bước tu luyện của mình! Khi các đồng tu trao đổi với nhau về một vấn đề gì đó, dù đúng hay sai cũng cần tĩnh tâm xuống và tìm ở chính bản thân mình!

Trên đây là một chút nhận thức nông cạn của bản thân, tầng thứ có hạn, mong các bạn đồng tu chỉ chính nếu có điều gì sai sót.

Cuối cùng, tôi xin trích dẫn đoạn giảng Pháp của Sư phụ để chúng ta cùng nhau cố gắng:

“Những học viên tham dự rất sâu vào ấy, cựu thế lực có thể buông tha chư vị hay không?”

“Hãy thanh tỉnh! Đã qua đoạn đường khó nhất rồi, đến cuối cùng thì đừng lật thuyền trong rãnh khe nước bẩn. Tôi kiến nghị chư vị rời xa kẻ đó, đừng cấp thị trường cho kẻ đó.”

“Tu luyện nghiêm cẩn lắm, từng vòng nối từng vòng, ngay cả từng thời khắc, từng bước đi đều không được bị can nhiễu.” (Lại một gậy cảnh tỉnh)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/13/学习师父新经文《再棒喝》想到的-410357.html

Đăng ngày 08-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share