Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-01-2019] (Tiếp theo Phần 1) Nhiều học viên Pháp Luân Công đã thuật lại việc cuộc đời họ đã trở nên tốt hơn như thế nào nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Họ kể về việc khi bị cầm tù vì đức tin của mình, họ đã có thể khiến những tù nhân và các cai ngục ở các nhà tù và các trại giam chuyển biến như thế nào. Họ giảng chân tướng để thức tỉnh lương tri của mọi người và ngăn họ làm hại các học viên. Một học viên đã chia sẻ câu chuyện của cô ấy như sau.
Chứng thực Pháp trong Trại lao động cưỡng bức
Ngày 2 tháng 8 năm 2000, huyện của chúng tôi có hơn 80 học viên tới Cục khiếu nại để thỉnh nguyện khôi phục thanh danh của Đại Pháp và Sư phụ của Đại Pháp, cũng như thả vô điều kiện các học viên đang bị bắt giam.
Sau đó, Cục An ninh Nội địa yêu cầu một học viên nhận dạng tôi trong một bức ảnh chụp tại hiện trường. Họ dùng đó làm bằng chứng cho thấy tôi đã tổ chức cuộc thỉnh nguyện. Tôi bị bắt vào ngày 7 tháng 8 năm 2000, và bị giam trong một trại tạm giam, nơi tôi bị thẩm vấn bởi Đội Điều tra Hình sự và Cục An ninh Nội địa. Bốn nhóm người thay phiên nhau tra hỏi tôi suốt đêm. Tôi không được phép ngồi xuống. Bàn chân của tôi sưng tấy nghiêm trọng đến mức tôi không thể đi giày. Họ muốn tôi kể tên những người đã tham gia bàn bạc về việc thỉnh nguyện tại nhà tôi.
Ngày hôm sau, sau 8 giờ sáng, giám đốc sở cảnh sát đến và hỏi tôi có nói gì không. Viên cảnh sát phụ trách thẩm vấn nói: “Không một lời”. Vị giám đốc ấy giận đến mức tát tôi vài cái. Sau đó, tôi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức vào ngày 17 tháng 8 năm 2000 và tôi bị giam giữ trong ba năm.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện”. (Lộ {con đường}, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Sau khi đến trại lao động cưỡng bức, tôi không quên rằng mình là một đệ tử Đại Pháp và tôi muốn chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp trong các hoàn cảnh khác nhau.
Chứng thực Pháp trong hội trường
Vào buổi tối trước ngày kỷ niệm sinh nhật của người đứng đầu ĐCSTQ vào năm 2001, trại lao động đã chuẩn bị một lễ kỷ niệm ở hội trường. Một số học viên tin rằng đây là cơ hội để chứng thực Pháp và đã làm biểu ngữ. Khi tới hội trường, chúng tôi đã nhẩm Pháp trong tâm. Trong khi các tù nhân đang tập trung nghe diễn giả phát biểu, một biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bất ngờ được giơ lên, khiến các lính canh và tù nhân có mặt ở đó vô cùng kinh ngạc. Khoảng 10 phút sau, họ mới nhận ra. Họ cố gắng giằng lấy biểu ngữ.
Tôi đã giữ chặt một đầu của biểu ngữ và không chịu buông tay. Vào lúc này, những tiếng hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, tiếng lính canh đánh đập các học viên và tiếng chửi rủa của các tù nhân đã vang lên. Khung cảnh hỗn loạn. Nhìn bề ngoài thì có vẻ hỗn loạn, nhưng trên thực tế, Sư phụ đang bảo vệ chúng tôi. Bên cạnh tôi là một đội trưởng nhóm các tù nhân nữ. Cô ấy đang cố gắng đánh tôi. Một đội trưởng lính canh nam đã túm tóc và kéo cô xuống đất. Sau đó anh ấy bắt đầu liên tục đá cô ấy. Sau đó, cô ấy tỉnh lại và hét lên với trưởng nhóm: “Đừng đá nữa, đừng đá nữa. Tôi cùng phe với anh!” Đó là cảnh kết thúc của buổi lễ.
Hình thành chỉnh thể, tà ác tự diệt
Ưu tiên cao nhất đối với trại lao động là ngăn cản các học viên hình thành chỉnh thể. Tôi đến trại lao động cùng với chín học viên từ các khu vực khác. Chúng tôi được phân vào một nhóm, ngăn cách với các học viên khác trong trại lao động. Tôi đã chia sẻ với các đồng tu trong nhóm rằng chúng tôi cần bắt đầu tuyệt thực để phản đối điều này. Đội trưởng gọi tôi đến văn phòng của cô ấy để tìm hiểu lý do tại sao tôi tổ chức tuyệt thực. Tôi bất động tâm trước cái nhìn hung hăng của cô ấy.
Tôi nói với cô ấy: “Đây không phải chỗ của chúng tôi. Chúng tôi muốn ở cùng với những người còn lại.” Cô ấy nói với tôi rằng không được phép nói chuyện với bất kỳ ai ở nơi đó.
“Điều này không có trong Hiến pháp,” tôi nói. “Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Chúng tôi là những người tốt, nhưng lại bị nhốt ở đây”.
Cô ấy đưa tôi trở lại phòng giam và tuyên bố rằng tôi có thể được ở cùng với những người khác vào ngày hôm sau.
Dù tôi đi đâu cũng đều có một tù nhân đi theo tôi. Tôi nói với người ấy rằng: “Tôi không phải là người xấu. Đừng đi theo tôi nữa. Nếu không tôi sẽ hô Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sau đó cô ấy không còn đi theo tôi nữa.
Tôi bị yêu cầu làm một số việc lặt vặt. Tôi nghĩ rằng đó là hảo sự, bởi vì nó giúp tôi có thể gặp các đồng tu khác. Năm mới đến. Chúng tôi cảm thấy buồn. Sư phụ của chúng tôi (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) vẫn phải chịu sự bất công và rất nhiều học viên vẫn bị bức hại. Chúng tôi không có cảm giác ngon miệng.
Vào lúc 5 giờ sáng, các học viên từ 12 nhóm bắt đầu cùng nhau đọc thuộc lại các bài giảng Pháp của Sư phụ. Đội trưởng của mỗi nhóm chỉ có thể ở bên ngoài và không dám bước vào trong phòng giam bởi vì mỗi học viên trong phòng đều đang đọc thuộc Pháp. Họ không dám mở cửa. Bởi vì chúng tôi sẽ hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nếu chúng tôi rời căn phòng đó. Các tù nhân thường xuyên ở đó bắt đầu thấy hứng thú và im lặng lắng nghe. Sau đó họ cùng học thuộc Pháp cùng chúng tôi. Một vài ngày trôi qua. Bất cứ khi nào chúng tôi đọc Pháp, loa phát thanh đều được bật với âm thanh chói tai. Nhưng chúng tôi chẳng hề cảm thấy bị phiền chút nào.
Một buổi sáng, đội trưởng đưa chúng tôi đến một phòng ăn lớn. Khi chúng tôi đến đó, chúng tôi ngay lập tức đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau và lại bắt đầu đọc thuộc các bài giảng Pháp của Sư phụ. Âm thanh của hơn 100 người từ 12 nhóm đã làm rung chuyển trời đất. Người đội trưởng đã gọi giám đốc trại lao động. Vị giám đốc đến, nhìn quanh và nói “Đừng làm phiền họ. Bất kỳ ai đụng đến họ sẽ gặp rắc rối đó!” Chúng tôi nhận ra rằng các nhân tố tà ác sẽ bị tiêu trừ miễn là chúng ta hình thành một chỉnh thể để chứng thực Pháp.
Sư phụ đã mở còng tay cho tôi
Tôi ở nhóm số 12. Nhóm tôi ở đối diện cổng ra vào. Ngay sau khi các lính canh kéo một học viên ra khỏi nhóm, nhóm chúng tôi lại hét lên: “Không được phép đánh người!”.
Một ngày mùa xuân năm 2001, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều học viên bị kéo ra khỏi nhóm của họ. Lần này tiếng hét của chúng tôi không có tác dụng. Tôi đã rất cố gắng để bẻ cong song sắt cửa sổ. Tôi thử ba lần liền. Song sắt đã bị bẻ cong với sự giúp đỡ của Sư phụ. Tôi nói: “Hãy ra ngoài và ngăn họ lại”.
Lúc này, các đội trưởng nhóm nam đã đến. Họ đang kéo các học viên ra ngoài. Chúng tôi đều biết rằng ai bị kéo ra đều sẽ bị bức hại. Các lính canh cố gắng kéo các học viên ra ngoài còn chúng tôi cố gắng giữ họ ở lại. Trong quá trình này, kính ở cửa bị vỡ và cứa vào tay của một đội trưởng.
Anh ấy kéo tôi ra ngoài và đưa tôi về phía một vườn rau rộng. Trên đường đi, tôi thấy hai lính canh kéo hai chân của một học viên, quần áo của cô ấy bị rách. Tôi hét lên: “Các đồng tu, chân của mọi người đâu? Tại sao mọi người lại để họ kéo lê đi như vậy?”. Viên lính canh thả tay anh ấy ra và người học viên đó đứng dậy.
Tôi nghiêm nghị nói với người đội trưởng: “Chúng tôi đã không quản khó khăn rời khỏi nhà, rời khỏi nơi làm việc để giúp các anh biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và các anh sẽ có được tương lai tốt đẹp. Nhưng anh vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi xấu mà không nghe lời khuyên của chúng tôi. Những gì các anh đã làm sẽ được ghi lại trong lịch sử vũ trụ!”
Vị đội trưởng không nói được lời nào. Anh ấy tát tôi hai cái, rồi còng tay tôi vào cây hồng. Một vị đội trưởng khác bị thương ở ngón tay cũng không nói nên lời. Anh ấy lại còng hai tay tôi ra sau lưng khiến tôi phải quỳ xuống.
Từ cuộc trò chuyện của lính canh, tôi biết được rằng mỗi cây hồng đều được dùng để còng tay các học viên vào đó. Tôi rơi nước mắt và nói: “Tất cả các anh đã phạm tội gì đây!” Khi giám đốc trại lao động tới, người đội trưởng với ngón tay bị gãy nói: “Bà ấy đang khóc cho chúng ta.” Giám đốc nói: “Đưa bà ấy quay lại.” Trước khi người lính canh mở còng tay của tôi, nó đã tự mở ra. Tôi đưa còng tay cho lính canh. Mọi người đều sững sờ. Một trong số họ nói: “Sư phụ của cô đã mở cho cô phải không?” Tôi nói: “Đúng vậy”.
Giải thể lớp chuyển hóa
Trại lao động cưỡng bức Cao Dương nổi tiếng trên toàn quốc vì đã bức hại các học viên. Nhiều học viên kiên định với Đại Pháp đã bị buộc phải từ bỏ niềm tin của họ ở đây. Trại này đã tuyên bố rằng mọi học viên ở nơi này sẽ được “chuyển hóa”. Để đạt được tỷ lệ chuyển hóa 100%, một số học viên đã bị tra tấn đến chết, một số bị thương nặng trong quá trình tẩy não tàn bạo. Một số bị suy sụp tinh thần. Một số trở thành người thực vật. Đó là địa ngục trần gian!
Môi trường ở đó thật khủng khiếp. Bánh bao thì cứng và đen. Suất ăn không có đĩa rau, mỗi bữa chỉ có một bát canh nhỏ, với vài cọng rau, bên trên là lớp váng mỡ, bên dưới là lớp cát mịn.
Sáu người chúng tôi đã bị chuyển đến đó vào mùa hè năm 2001. Bốn người không thể chịu được áp lực và đã từ bỏ niềm tin của họ trong vòng hai ngày. Vào ngày 29 tháng 6, tôi được đưa đến lớp “chuyển hóa” (“Đội Kiểm soát Nghiêm ngặt”). Lớp “chuyển hóa” trước đó sẽ không kết thúc trừ khi đạt được tỷ lệ “chuyển hóa” 100%.
Đội trưởng lớp chuyển hóa đó là Lưu, và tay chân là Triệu Quân, một nữ tù nhân. Tất cả các học viên đều bị buộc phải ngủ ở dưới đất. Thời tiết nóng và ẩm. Muỗi ở đó đặc biệt nhiều. Chúng tôi phải dùng giấy vệ sinh để nhét vào tai mới có thể ngủ được. Muỗi và rệp thỉnh thoảng lại chui vào chăn của chúng tôi. Hằng ngày, người trực sẽ dùng chiếc hót rác bằng sắt để dọn sạch rệp. Chúng tôi dậy lúc 5 giờ sáng và đi ngủ vào lúc nửa đêm. Các học viên không được phép đi ngủ nếu họ không chịu tẩy não.
Các học viên phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ trong suốt 20 giờ. Thân trên phải thẳng, hai chân chụm vào nhau, hai lòng bàn tay úp xuống đầu gối, hai mắt hướng về phía trước để xem video bôi nhọ. Nếu một học viên mất tập trung hoặc ngủ gật, Triệu Quân sẽ dùng đế giày để đánh học viên đó, và đội trưởng sẽ sử dụng dùi cui điện để trừng phạt các học viên. Đôi khi, chúng tôi bị tra tấn bằng phương pháp “lái máy bay” [cơ thể cúi xuống, phần trên và đùi song song, và cánh tay hướng thẳng lên trên]. Đôi khi chúng tôi thậm chí còn bị buộc phải viết những lời phỉ báng Đại Pháp. Nếu chúng tôi bỏ sót một từ, chúng tôi bị phạt là ngủ ít hơn 10 phút. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều ngày thức trắng.
Vì tôi không chịu thừa nhận rằng tôi đã vi phạm bất kỳ luật pháp quốc gia nào nên đội trưởng không cho tôi ăn dưa muối. Cô ấy nói tôi có thể ăn bất cứ khi nào đổi ý. Đôi khi chúng tôi bị phạt và phải ngồi xổm cả ngày. Vào thời điểm đó, Sư phụ chưa đăng bài viết về việc phát chính niệm. Chúng tôi không biết phải làm gì. Nhưng ba tháng mất ngủ thì quá sức chịu đựng. Tôi đã tranh thủ lúc đi vệ sinh nói với mọi người rằng chúng tôi cần để Triệu Quân bị trừng phạt. Chúng tôi đã chuyển nỗi khổ của việc mất ngủ sang Triệu Quân, và ngay lập tức giải tán lớp “chuyển hóa” này!
Đêm đó, Triệu Quân đã phải trả giá cho những việc làm tàn bạo của mình. Được biết, cô ấy đã bị gãy tay trên đường đi lấy nước. Khi trở về, cô ấy nằm trên giường, nói rằng cô ấy cảm thấy rất kinh khủng và muốn ngủ. Ngày hôm sau, một đội trưởng khác đến thay ca cho cô ấy, nhưng Triệu Quân vẫn đang ngủ. Đội trưởng ra hiệu cho chúng tôi ra ngoài. Khi chúng tôi quay lại sau nửa ngày, cô ấy vẫn đang ngủ. Sau đó, cô ấy không còn chút năng lượng nào để đánh chúng tôi nữa. Vào ngày 23 tháng 9, lớp học “chuyển hóa” đã bị giải tán hoàn toàn. Tỷ lệ chuyển hóa 100% của trại lao động cưỡng bức Cao Dương đã không được duy trì nữa.
Người phụ nữ trẻ bảo vệ các học viên
Sau đó tôi được đưa trở lại lớp “chuyển hóa” vào mùa xuân năm 2002. Tôi bị buộc phải đào một cái mương lớn vào ban ngày và viết báo cáo suy nghĩ vào ban đêm. Nếu tôi từ chối viết, tôi phải đứng suốt đêm và không được phép đi vệ sinh. Vì tôi không hợp tác, đội trưởng Diệp Thục Tiên đã rất tức giận và nói: “Chị là một người cứng đầu. Tại sao chị không chịu chuyển hóa? Có chị ở đây, những người khác không ai chịu ‘chuyển hóa’ hết! Hãy ra khỏi đây!“
Tôi đã được đưa trở lại nhóm của mình. Một phụ nữ trẻ từ tỉnh Hà Nam phụ trách theo dõi tôi. Cô đã phải ngồi tù vì tội ăn cắp. Tôi đối xử tốt với cô ấy và quan tâm đến cô ấy trong cuộc sống hằng ngày. Tôi nói với cô ấy về mối quan hệ giữa mất và được và dạy cô ấy học thuộc Pháp. Cô ấy nhanh chóng hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.
Lúc này, tôi đã phải trải qua những tra tấn dã man. Mắt tôi không thể nhìn thấy gì, đầu rất đau với đầy mủ và máu. Các lính canh đã đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ hỏi cảnh sát: “Cô ấy không thể nhìn thấy. Sao anh không đưa cô ấy vào sớm hơn! Khắp người chỗ nào cũng bị thương”.
Ngày hôm sau, trại lao động gọi cho sở cảnh sát huyện của tôi và bảo họ gọi gia đình tôi đến đưa tôi về. Nhiều người thân của tôi đã đến. Họ đã không nhận ra tôi nữa. Lúc này, đội trưởng khăng khăng yêu cầu tôi viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nếu không họ sẽ không cho tôi rời trại lao động. Tôi đã từ chối. Gia đình tôi đợi từ trưa đến 3 giờ chiều. Nhưng trại lao động đã không cho tôi đi mà không có tuyên bố. Gia đình tôi ra về trong lo lắng. Viên đội trưởng trực hôm đó đã tát tôi 16 cái sau khi họ rời đi.
Dù thân thể thôi đã vô cùng suy nhược, nhưng trại lao động vẫn không để tôi yên. Họ sợ phải chịu trách nhiệm về hậu quả, nên đã đưa bác sĩ Vương Quốc Hữu và một đội trưởng họ Triệu đến. Họ vẫn tiếp tục bức hại tôi.
Một buổi sáng, bác sĩ Vương ra lệnh cho một tù nhân dìu tôi vào một căn phòng trống. Họ bắt tôi ngồi xuống giữ hai chân thẳng trong khi hai tù nhân nam giẫm lên và nữ đội trưởng Triệu giật mạnh đầu tôi từ phía sau. Bác sĩ bắt đầu dùng dùi cui điện dí vào người tôi, bắt đầu từ chân. Ông ấy nói với học viên bên cạnh tôi: “Ai không ‘chuyển hóa’ sẽ là người tiếp theo!”
Mặc dù tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi biết rằng có một học viên ở gần đó. Tôi sợ rằng học viên sợ hãi, vì vậy tôi nghiến răng để không phát ra tiếng kêu. Khi Vương thấy tôi quá kiên cường, ông ấy gọi Lương Bảo Khoa, đội trưởng một nhóm nam. Cả hai đều tra tấn tôi bằng hai roi điện. Họ không dừng lại cho đến khi tôi bị co giật, bắt đầu run rẩy và ngất đi.
Họ lại bắt đầu tra tấn tôi khi tôi tỉnh lại. Người tù nhân đến từ Hà Nam đột nhiên bật khóc: “Đội trưởng, tôi xin anh hãy dừng lại. Cô ấy đối xử với chúng tôi rất tốt, như một người mẹ vậy. Hãy làm ơn!” Các lính canh đã rất ngạc nhiên. Người tù nhân này từng đánh các học viên theo lệnh của lính canh. Hôm đó cô ấy lại yêu cầu họ dừng lại. Đội trưởng Triệu không nói lời nào, đi tới cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Sau đó, cô ấy ra lệnh đưa tôi trở lại.
Lòng bàn chân tôi bị phồng rộp. Ngón chân của tôi sưng tấy rất nặng. Tôi không thể rời khỏi giường hoặc đi bộ trong nửa tháng. Ngày 19 tháng 1 năm 2003, tôi được trả tự do và về nhà.
Đây chỉ là một số ít những trải nghiệm của tôi là một học viên Đại Pháp chứng thực Pháp vào thời gian đầu của cuộc bức hại. Chính Pháp đang đến gần bước cuối cùng. Chúng ta phải trân quý từng phút giây Sư phụ đang kéo dài cho chúng ta. Chúng ta cần phải tu luyện thật tốt, bước đi chân chính trên chặng đường cuối cùng của hành trình tu luyện này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/6/大法蒙难-走出来证实法-379609.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/29/184248.html
Đăng ngày 03-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.