Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-01-2020] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi bắt đầu tu luyện vào năm 2017. Tôi nghĩ mọi việc trong tu luyện của tôi đã suôn sẻ cho đến năm 2019. Mỗi ngày tôi đề cao rất nhanh và cảm thấy bản thân mình đang chìm đắm trong ánh quang của Đại Pháp. Nhưng trong hai tháng qua, nhiều mâu thuẫn đột nhiên khởi phát trong công việc và trong cuộc sống của tôi, và tôi đã không giữ được tâm tính. Sau đó, khi hướng nội, tôi phát hiện ra tự ngã thực sự là gì. Mặc dù những mâu thuẫn trông giống như những chuyện nhỏ trong cuộc sống thường ngày nhưng chúng lại có ảnh hưởng đáng kể trong tu luyện của tôi.

Bỏ qua cơ hội đề cao tâm tính trong mâu thuẫn

Mâu thuẫn đầu tiên xảy ra ở nơi làm việc. Quản lý đã giao cho tôi một công việc gần như là không thể thực hiện được. Tôi nhờ trưởng nhóm tìm một đồng nghiệp hỗ trợ nhưng cả Trưởng nhóm và người đồng nghiệp ấy cũng không vui vẻ giúp tôi. Mặc dù không nói ra nhưng tôi rất tức giận. Sau đó họ nói vài điều làm tôi tổn thương. Một quản lý khác vốn khá thân thiết với tôi cũng không giúp tôi. Anh ấy còn chế giễu tôi. Tôi nổi cơn tam bành và hét lên với bọn họ: “Tôi không thể làm việc đó! Hãy gọi cho tôi khi tất cả các anh tìm ra được cách làm đi!” Tôi rất căng thẳng và rúm ró, hẳn là tôi đã ở trong tình cảnh rất lố lăng.

Tôi quả thực rất thân thiết với người đồng nghiệp kia. Anh ấy có năng lực và tính tình dễ dãi. Vì sao tôi lại tranh đấu với anh ấy? Tôi chợt minh bạch rằng tôi rất đố kỵ. Anh ấy vào làm sau tôi, nhưng đã là Trưởng Dự án này. Trước khi cái mâu thuẫn này xảy đến, tôi đã từng có xung đột tương tự như vậy với anh ta. Vì thế mà tôi đã có vấn đề với anh ta rồi nhưng trên bề mặt thì tôi không thừa nhận nó.

Những mâu thuẫn và phàn nàn trong tâm làm tôi rất khó chịu. Tôi cố gắng phát chính niệm thanh lý tâm tật đố và tâm tranh đấu. Tôi liên tục nhẩm lời Sư phụ dạy:

Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã

Tranh thậm ma

Tạm dịch:

Cái đúng là họ

Cái sai là mình

Còn tranh gì nữa

(Thùy thị thùy phi-Hồng Ngâm III)

Nhưng tôi không thể bình tĩnh lại được. Khi tôi ngừng phát chính niệm, một ý nghĩ khác lại đến trong tâm, “Mình đã sai điều gì? Mình không làm gì sai. Mình đúng và anh ta sai rồi. Mình sẽ nói chuyện với Trưởng nhóm, và công việc này nên để anh ta làm”

Sau đó, Trưởng nhóm đã giúp tôi hoàn thành công việc này.

Mâu thuẫn này vừa được giải quyết thì tôi lại đối mặt với mâu thuẫn mới.

Tôi dùng chung phòng tắm với một cặp vợ chồng ở căn hộ mà tôi thuê. Người chồng thì không chú ý đến vệ sinh, và thường để lại một mớ hỗn độn sau khi anh ấy sử dụng nhà vệ sinh. Tôi đã nói với anh ấy nhiều lần nhưng anh không thay đổi. Lúc đầu, tôi còn nhắc nhở bản thâm rằng đây là khảo nghiệm và là cơ hội để tôi đề cao tâm tính. Tôi dọn sạch nhà tắm sau khi anh ấy dùng xong nhưng tôi không vui về việc đó. Sau đó, tôi cố gắng nói chuyện với người chồng và đưa ra quy định vệ sinh nhà tắm. Anh ấy lại bảo vợ anh ấy làm thay cho mình. Một ngày nọ, tôi và người vợ đã cãi nhau về việc này. Tôi nói cô ta phải làm theo luật mới đi. Cô ấy nói sẽ đi hỏi quản lý tòa nhà để giải quyết việc này.

Ngày hôm sau, tôi bảo người quản lý nói chuyện với người vợ. “Tất cả là tùy vào các chị. Tôi sẽ làm những gì mà các chị quyết,” tôi nói, và sau đó tôi ra ngoài phòng họp chờ ở đó. Tôi tự nhủ bản thân phải cư xử như một học viên, và không tranh đấu với người vợ. Tuy nhiên, người vợ phàn nàn tôi với người quản lý, than phiền rằng tôi quá kén chọn.

Sư phụ giảng,

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được. Do đó tâm chẳng dứt được, tâm bứt rứt; có thể tâm [người ấy] vẫn đeo đuổi, vẫn muốn quay đầu lại coi mặt hai vị kia đang nói lời xấu về mình. Quay đầu lại ngó một cái, thấy nét mặt hai vị kia thể hiện thật quá ác, đang nói đúng lúc bốc lửa nhất; người này lập tức chẳng chịu được nữa, hoả khí liền bốc lên, có thể lập tức gây sự với người ta.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thực sự tức giận và than vãn: “Tất cả là lỗi của chồng chị, vậy mà bây giờ chị lại than phiền về tôi? Thật không biết xấu hổ!” Tôi đi vào phòng họp và nói chuyện với người quản lý. Biểu cảm gương mặt người vợ làm tôi tức giận hơn, và tôi đã trút tất cả những phàn nàn của tôi lên người quản lý tòa nhà.

Người quản lý bình tĩnh hơn chúng tôi. Sau khi xả hết tôi cảm thấy xấu hổ, cảm thấy rằng tôi thậm chí còn không bình tĩnh được như một người không phải là học viên, và tôi không phù hợp với Pháp khi đối mặt với mâu thuẫn. Sau cuộc gặp đó, tôi nghe phát thanh Minh Huệ, và tôi cảm thấy tốt hơn. Nhưng sau khi phát chính niệm đêm đó, tất cả mọi ý nghĩ xấu lại lần nữa khởi lên, và tôi lại lần nữa tức giận.

Ngày hôm sau tôi cố gắng ước chế những ý niệm xấu này, nhưng biểu hiện và ngôn từ của người hàng xóm cứ ám ảnh tôi và thực sự quấy nhiễu tôi. Sau khi đi làm về, tôi học Pháp một lúc và quyết định xin lỗi cô ấy. Mặc dù miễn cưỡng nhưng tôi đã xin lỗi cả hai vợ chồng. Tôi run rẩy và giọng nói của tôi cũng đứt quãng khi nói với họ. Sau khi xin lỗi tôi nhẹ hẳn người và cảm thấy rằng tôi thật can đảm.

Cho dù trên bề mặt, những xung đột này dường như đã được giải quyết nhưng tôi nhận ra rằng trạng thái tu luyện của tôi không tốt, và tôi có rất ít chính niệm. Tôi bắt đầu hướng nội tìm nguyên nhân vì sao tôi không thể chấp nhận bị người khác chỉ trích hoặc bị đối xử bất công. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là do chấp trước vào mất mặt, tật đố, là do tôi khó tính và không nhẫn. Tôi cố gắng thanh lý những chấp trước và nhân tâm này. Nhưng chẳng bao lâu sau tôi nhận ra việc này không mang lại hiệu quả tốt, vì tôi chưa tìm ra được chấp trước căn bản. Gốc rễ của những xung đột này là giống nhau, nhưng tôi chỉ nhìn nhận chúng một cách hời hợt trên tầng bề mặt.

Bài chia sẻ trên Minh Huệ giúp tôi tìm ra chấp trước căn bản

Vài ngày trước, tôi đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net, trong đó có trích dẫn một đoạn kinh văn của Sư phụ. Đoạn Pháp này đã làm cho tôi nhận ra vấn đề của mình.

Sư phụ giảng:

“Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006] –Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi đã đọc đoạn Pháp này nhiều lần và nghĩ rằng tôi đã minh bạch rồi. Nhưng tôi nhận ra rằng có hai điểm mà tôi đã hiểu sai.

Điểm thứ nhất là thể ngộ trước đây của tôi về câu “Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi.” Tôi nghĩ rằng những từ ngữ sau câu này là chỉ để giải thích cho câu này. Bởi vì tôi nghĩ rằng tôi đã hiểu câu này, tôi đã không chú ý đến những từ phía sau. Tôi không hiểu rằng mỗi câu Pháp đều rất quan trọng và đều đưa ra chỉ dẫn trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

“bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006]–Giảng Pháp tại các nơi X)

Dựa trên Pháp của Sư phụ, qủa thực là tôi đang dùng cái lý của người thường để đo lường bản thân và yêu cầu người khác. Những việc người thường không liên quan đến Đại Pháp hoặc tu luyện. Tôi thức tỉnh. Tôi nghĩ rằng tôi đang dùng Pháp lý để đo lường chính mình và yêu cầu người khác. Bởi vì tôi và người khác không thể luôn luôn đạt đến tiêu chuẩn của Đại Pháp và không ai trong tu luyện là hoàn hảo, nên chúng tôi mới có mâu thuẫn. Kỳ thực, cách tôi đối đãi với mâu thuẫn đã quá xa rời yêu cầu của Pháp dành cho người tu luyện.Vì thế mà mâu thuẫn ùn ùn kéo đến. Mặc dù tôi có chính niệm trong mâu thuẫn, nhưng chúng không đủ mạnh để áp chế nhân tâm. Chỉ khi học Pháp sau khi mâu thuẫn phát xuất, tôi mới có thể nói rằng tôi đã làm sai, nhưng khi đó tôi đã làm tổn thương người khác rồi.

Điểm thứ hai Sư phụ giảng,

“…một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006]–Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi đã có thể ngộ sai về một chấp trước: Tôi đã tập trung vào việc tìm xem tôi sai ở điểm nào, và nghĩ rằng lí do của việc làm sai đó có thể là chấp trước của tôi.

Nhưng khi tôi đọc, “…mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006]–Giảng Pháp tại các nơi X) tôi được khai ngộ và tìm ra chấp trước căn bản của bản thân–chấp trước tự ngã. Sư phụ đã cho tôi điểm hóa, và tôi đã ngộ ra.

Hướng nội thực sự có uy lực, nhưng tôi đã không biết phải làm như thế nào. Thể ngộ của tôi hiện tại là mục đích của hướng nội chính là thanh lý quan niệm người thường. Nhưng trong một thời gian dài, tôi đã hướng nội sai mục đích. Mục đích của hướng nội không phải là tìm ra tôi đã làm sai điều gì và sửa chữa nó như thế nào – đây chỉ là một vài điều ở tầng bề mặt. Mục đích thực sự của hướng nội là tìm ra những chấp trước và quan niệm ẩn sâu thông qua mâu thuẫn, và thanh lý chúng.

“Tự ngã” cũng giống như một cái hố xí

Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, và người dân thường đổ nước thải vào hố xí mở. Chất thải rắn lại sau một thời gian và hình thành lớp vỏ cứng trên đỉnh, ngăn được khá tốt mùi hôi. Đôi khi trẻ em ném đá để đập cái vỡ vỏ cứng này. Đá chỉ có thể tạo ra vết lõm và thu hút một vài con ruồi nhặng tới, nhưng vỏ cứng sẽ không vỡ. Nhưng một tảng đá lớn có thể làm vỡ lớp vỏ này, và bạn sẽ thấy rất nhiều ruồi nhặng bâu đến và nước thải bẩn thỉu, mùi hôi thối khủng khiếp bốc lên.

Tự ngã cũng giống như cái hố xí này: bên trong nó rất bẩn thỉu. Mâu thuẫn giống như đá ném lên vỏ cứng này. Nếu đá nhỏ (mâu thuẫn nhỏ) nó không làm vỡ vỏ cứng và chỉ thu hút vài con ruồi bọ. Đám ruồi bọ này cũng giống như nhân tâm và cách đối đãi không đúng với mâu thuẫn trên bề mặt. Phát chính niệm một lúc có thể thanh lý những con ruồi bọ này.

Nhưng khi ném một hòn đá to thì sẽ làm cho cái vỏ này vỡ ra. Cái vỏ giống như thứ mà chúng ta phát triển nó trong xã hội người thường để tự bảo vệ bản thân, chẳng hạn như thái độ lịch sự và nhẫn nhịn trên bề mặt, nụ cười giả tạo khi tức giận v.v. Cái vỏ này cũng gồm cả “hướng nội của tôi” để tìm ra “tôi sai gì” và “làm sao để sửa chữa nó.” Một khi cái vỏ này vỡ ra, rất nhiều ruồi nhặng sẽ bay đến, và vật chất hôi hám sẽ bị phơi này. Nó làm vấy bẩn tâm tôi, vì vậy tôi có thể nguyền rủa người khác, hoặc thậm chí nghĩ đến việc trả thù. Tôi sẽ không còn thuần khiết hoặc thanh tĩnh nữa.

Biểu hiện của tự ngã

Sau khi hiểu được căn bản của tự ngã, tôi nhận ra rằng những người có tự ngã mạnh mẽ thường rất tật đố và rất khó cho họ thấu hiểu người khác, từ bi và vị tha với người khác. Họ thường tạo ra kẻ thù và tìm sự ủng hộ từ bên thứ ba. Vì xu hướng duy hộ tự ngã vốn là hố xí – nên loại người này bốc mùi khó ngửi, không thể nhận chỉ trích và thường rơi vào ghen tị. Trong một bài báo trên trang web Minh Huệ, tác giả nói rằng người mà thường xuyên tật đố với người khác họ đều ở cùng một tầng, nhưng với những ai ở xa hơn hoặc ở cao tầng hơn, người ta thường không tật đố; họ ngưỡng mộ những người đó. Thế nhưng sự “ngưỡng mộ” này lại ẩn sâu là “tật đố.”

Tôi từng nghĩ rằng tật đố là xấu, và ngưỡng mộ là tốt. Hiện giờ, tôi đã nhận ra rằng chúng thực sự là một, chỉ là có biểu hiện khác nhau trên bề mặt. Gốc rễ của chúng đến từ tự ngã, và bị tự ngã dẫn động. Và khi một cá nhân thấy người khác tốt hơn mình, cá nhân đó sẽ thấy bất bình và khó chịu. Biểu hiện nguy hại nhất của tự ngã chính là tâm tật đố. Đây là bởi vì tật đố có năng lực hủy diệt – nó làm tổn thương người khác và cũng làm tổn thương chính bản thân họ. Thậm chí nếu một người không biểu hiện gì trên bề mặt, người ấy có thế ôm giữ tật đố và tranh đấu trong tâm, từ đó mà khổ não.

Một biểu hiện quan trọng khác của tự ngã chính là “hiển thị.” Chấp trước vào hiển thị có thể làm cho một người làm những việc không nên làm và nói những điều không nên nói. Ví dụ như, một cá nhân có thể mong chờ được hậu tạ sau khi làm điều tốt cho người khác; một cá nhân dẫn dắt và quản lý một dự án. Một số người thích kiểm soát người khác và từ chối hợp tác với người khác; hoặc, một người có thể lừa dối người khác. Mục đích của tâm hiển thị là làm cho cá nhân mình nổi bật. Khi tôi làm điều nào đó sai, và tôi biết rằng tôi đã làm sai, tôi cũng không cho phép người khác chỉ ra. Khi họ làm như vậy, tôi sẽ tìm cách bào chữa và bảo vệ chính mình.

Sư phụ giảng:

“còn có học viên vòng vo đẩy trách nhiệm, hễ có vấn đề, không phải là nguyên nhân phương diện này, thì là nguyên nhân phương diện kia; mà thực tại không có nguyên nhân thì biên [tạo] ra một cái [nguyên nhân]; (mọi người cười) “các bạn chưa biết đó thôi, lúc bấy giờ là tình huống nó thế này”” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006]-Giảng Pháp các nơi X)

Tôi cảm thấy giống như Sư phụ đang nói về tôi. Khi tôi cảm thấy vui, tôi tìm cách bào chữa để bảo vệ bản thân, và khi tôi cảm thấy không vui, tôi sẽ gây khó khăn cho người khác và trở nên tranh đấu. Thậm chí nếu những chỉ trích của người khác tương tự với những ý nghĩ của chính tôi thì tôi cũng sẽ đấu lại. Khi mâu thuẫn phát sinh, tôi thường có xu hướng ép người khác nghe theo ý mình, và nếu họ không chịu, tôi sẽ tức giận. Nếu người khác không làm những việc như tôi làm thì tôi sẽ gắt gỏng với họ. Nếu họ làm tốt hơn tôi, tôi sẽ ganh tỵ với họ. Nhìn chung, khi tự ngã tác quái, tôi không thể thanh tĩnh cho tới lúc người khác cũng cảm thấy khó chịu. Mặc dù tôi luôn luôn hối tiếc về điều này và có thể hướng nội sau đó, nhưng lần kế tiếp khi mâu thuẫn phát sinh tôi lại hành xử tương tự.

Đương nhiên là còn có nhiểu biểu hiện khác của tự ngã, nhưng hai điều này là nghiêm trọng nhất đối với tôi.

Thanh lý tự ngã

Sư phụ giảng:

“Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả! Nội tâm của chính chư vị mà không động, thì một bước chư vị cũng không thể đề cao nổi, đó là đánh lừa chính mình. Chỉ có là chư vị thực sự đề cao từ nội tâm, chư vị mới là đề cao thực sự.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

“Nếu nhân tâm không cải biến, thì tất cả đều là giả. Chư vị nói “về bề mặt cái gì tôi cũng không có”, nhưng trong tâm chư vị lại không buông bỏ được, đối với những thứ này chư vị cứ rục rịch muốn động, thì không có tác dụng gì.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Vì thế, tôi cần học Pháp, bảo trình chính niệm mạnh mẽ hơn và không coi “cái hố xí đó” là chân ngã của tôi. Tôi phải tỉnh táo và cân nhắc từng ý từng niệm. Thông qua mâu thuẫn, tôi nên tìm ra tự ngã và thanh lý nó. Khi tôi cảm thấy rằng những người khác đang làm tổn hại tự ngã của tôi, tôi nên hiểu rằng chất thải trong hố xí đó đang chảy tràn ra và đó chính là cơ hội cho tôi tống khứ nó.

Sau khi tự kỷ–hố xí–đã được thanh lý hoàn toàn, khi ném một hòn đá xuống thì không có gì văng lên và cũng không còn đám ruồi nhặng nào bâu đến.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/2/398462.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/13/182163.html

Đăng ngày 16-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share