Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 19-08-2019] Sư phụ giảng:

“Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh“.(Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Thể ngộ của tôi đối với lời giảng Pháp này là tâm đại từ bi là kết quả của việc tu xuất tâm từ bi. Nhưng làm thế nào để chúng ta tu xuất tâm từ bi? Theo tôi, đó chính là hãy luôn nghĩ cho người khác trước, ân cần chu đáo, và có trách nhiệm với chân ngã của tự thân – chủ ý thức của bản thân.

Người tu luyện nên thiện đãi

Thiện đãi là một yêu cầu cơ bản đối với một người tu luyện. Nếu một người tu luyện không thể thiện tâm đối đãi, thì anh ấy sẽ làm tổn hại đến uy danh của Đại Pháp và khiến những học viên khác tự hỏi liệu anh ấy có phải là một học viên chân tu không. Tu xuất tâm từ bi là yêu cầu của Pháp đối với các đệ tử Đại Pháp.

Tôi đã xem video đưa tin về một buổi thắp nến tưởng niệm tại Mỹ, trong đó một phóng viên đã phỏng vấn hai vị học viên. Cả hai đều bị bức hại nghiêm trọng tại Trung Quốc vì tu luyện Đại Pháp trước khi họ di cư sang Mỹ. Trong giọng nói và biểu cảm trên gương mặt của họ, tôi có thể nhìn thấy sự bất mãn và oán hận, chứ không thấy được lòng từ bi của họ.

Cả hai người đều đã trải qua những khảo nghiệm không thể hình dung nổi, nhưng những vật chất tiêu cực mà họ tích lũy, ví như sự oán giận và thù hận, vẫn chưa thể buông bỏ được. Tất nhiên, sự kiên định của họ, vốn đã giúp họ vượt qua cuộc bức hại tàn khốc, cần phải được thừa nhận. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, vì sao những khảo nghiệm này lại xảy ra với họ? Đây có phải là sự ngẫu nhiên hay không?

Pháp thân của Sư phụ luôn ở bên họ khi họ bị giam giữ và tra tấn, nhưng vì sao Sư phụ không thể bảo hộ họ? Bởi vì Sư phụ chỉ có thể giúp nếu những hành vi của học viên là ngay chính. Nếu như thế, Sư phụ sẽ chăm sóc người học viên này, và không ai có thể chạm vào anh ấy.

Mặt khác, nếu anh ấy chỉ quan tâm đến bản thân mình và coi mình là nạn nhân thực sự, thì anh ấy đương nhiên sẽ đổ lỗi cho cảnh sát và mang tâm oán hận đối với họ. Đối với những sinh mệnh tà ác đang dõi theo từng ý niệm và hành động của một học viên, điều này tạo cơ sở cho sự bức hại hơn nữa.

Nếu một người tu luyện từ bi và có thể hoàn toàn buông bỏ bản thân mình, thì anh ấy sẽ thấy cảnh sát mới chính là nạn nhân của cuộc bức hại. Khi một người nghĩ cho người khác trước, tâm của anh ấy là từ bi, và hành vi của anh ấy sẽ dựa trên Pháp, ai có thể động đến anh ấy đây? Sự bức hại sẽ chấm dứt ngay lập tức.

Người thường hay dùng phương thức lấy ác trị ác. Ví dụ, các phương thức đấu tranh thường được dùng để giải quyết vấn đề. Nhưng đối với người tu luyện thì ngược lại – chúng ta ngăn chặn cái ác bằng sự thiện đãi, và chúng ta giải quyết các mâu thuẫn bằng lòng từ bi. Cho dù chúng ta đã chịu đựng nhiều bao nhiêu, thì chúng ta cũng không thể xuất bất kỳ ác niệm nào.

Sư phụ giảng:

“Từ bi thị thần vĩnh hằng đích trạng thái”. (Vi hà cự tuyệt? – Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Từ bi là trạng thái vĩnh viễn của Thần”. (Vì sao cự tuyệt?- Hồng Ngâm III)

Kinh nghiệm tu xuất tâm từ bi của tôi

Có bao nhiêu học viên tại Trung Quốc không ôm giữ tâm oán hận hay bất mãn đối với Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)? Các học viên Đại Pháp tu luyện Chân–Thiện–Nhẫn, cố gắng trở thành những người tốt, và điều này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Chúng ta không vi phạm luật pháp, vậy vì sao Giang Trạch Dân và ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp?

Trong một thời gian dài, tôi không thể chấp nhận được sự bất công và nuôi dưỡng tâm oán hận. Tôi phẫn nộ với cuộc bức hại và hy vọng rằng Giang sẽ bị quả báo và bị đưa ra công lý. Tôi ước rằng ĐCSTQ sẽ sớm bị sụp đổ.

Với tất cả những ý niệm tiêu cực này, khi tôi nói chuyện với mọi người về sự tham nhũng của ĐCSTQ, ý định của tôi không chỉ để mọi người biết được bản chất thật sự của nó; mà tôi còn dùng nó như một kênh thông tin để thể hiện sự bất mãn của mình đối với ĐCSTQ. Mọi người cảm nhận rằng tâm tôi không thuần khiết, rằng tôi quan tâm đến việc lật đổ ĐCSTQ hơn là việc cứu họ, và rằng những ý định của tôi thiên về chính trị. Thật không may, tôi đã không nhận ra vấn đề này mãi cho đến sau này.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê”. (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đúng là Giang và ĐCSTQ đã phạm những tội ác to lớn đối với Đại Pháp, nhưng là một học viên, chúng ta không thể làm điều tương tự và cũng xấu xa như họ. Chúng ta cần phải hành động chiểu theo Pháp và có lòng từ bi thay vì thù hận và oán giận. Có những an bài với những gì sẽ xảy ra với Giang và ĐCSTQ, và chúng ta không cần để tâm đến vấn đề này. Chúng ta cần phải nhìn vào cuộc bức hại với một tâm trí tĩnh lặng và thanh tỉnh, và không đưa thêm vào những ý niệm của bản thân.

Người tu luyện tại Trung Quốc phải vượt qua những trở ngại to lớn

Khi Đế quốc La Mã đàn áp những tín đồ Cơ đốc giáo, những người vô tội bị ném vào đấu trường La Mã và trở thành mồi sống cho những con thú man rợ. Một số người bị trói, cuốn vào cỏ khô, đổ dầu lên rồi châm lửa thiêu sống họ. Tuy nhiên, phần lớn các tín đồ đã chọn thái độ ôn hòa khi phải đối mặt với tù đày, tra tấn và sát hại. Họ kiên định giữ vững đức tin và cuối cùng đã chiến thắng người La Mã. Các tín đồ Cơ đốc giáo đã kết thúc cuộc bức hại kéo dài 300 năm bằng lòng từ bi và sự kiên trì.

Mặc dù phải đối mặt với sự tàn bạo như thế, nhưng các tín đồ Cơ đốc giáo không ôm giữ tâm oán giận hay thù hận và đối đãi với những kẻ bất lương bằng lòng từ bi. Vì sao một số học viên ở Trung Quốc lại không thể làm điều này? Ý kiến cá nhân của tôi là các tín đồ Cơ đốc giáo ở thời La Mã cổ đại và các học viên Trung Quốc thời nay có nền tảng tư tưởng khác nhau khi đối diện với cuộc bức hại.

Xuất phát điểm khi đối diện với cuộc bức hại, các tín đồ Cơ đốc giáo có một tâm thái bình hòa. Vì vào thời cổ đại, chuẩn mực đạo đức của xã hội nhân loại tương đối cao. Do đó, các tín đồ thiện đãi vì họ không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cộng sản.

Tuy nhiên, các học viên Trung Quốc ngày nay sinh sống trong một môi trường độc hại, bị ĐCSTQ tuyên truyền và chứa đầy sự thù hận. Nó đã cố tình gieo rắc vào tâm trí của người dân Trung Quốc, và thấm sâu vào các không gian vi quan của cơ thể chúng ta.

Những vật chất tiêu cực này đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta và chúng kích phát những nhân tố xấu xa trỗi dậy, ví như tâm tật đố, tâm tranh đấu và bạo lực. Hầu như mọi người ở Trung Quốc đều đắm chìm trong hận thù, khiến họ tật đố với những người khác và phàn nàn mọi lúc.

Bên cạnh tâm tật đố và oán hận, chúng ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những ý thức hệ khác, như thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, và đấu tranh giai cấp, cũng như sự phá hủy gần như toàn bộ nền văn hóa truyền thống của chúng ta. Đạo đức của toàn xã hội Trung Quốc đang tiến đến sự sụp đổ hoàn toàn.

Do đó, người ta có thể hình dung những khó khăn của việc tu luyện khi đối diện cuộc bức hại với tâm lý như thế. Vì vậy, một học viên ở Trung Quốc có thể tu luyện Đại Pháp trong nhiều năm mà không đạt đến trạng thái tư tưởng thuần khiết của một tín đồ Cơ đốc giáo mới bắt đầu tu luyện ở thời đại Đế chế La Mã.

Tương tự như vậy, khi một học viên lâu năm từ Trung Quốc di cư sang một quốc gia phương Tây, trạng thái tư tưởng của anh ấy không thiện và ôn hòa ngay cả so với một người bình thường ở quốc gia đó. Các tư tưởng độc hại từ ĐCSTQ và đạo đức suy đồi tại xã hội Trung Quốc ngày nay đã ảnh hưởng tiêu cực đến các học viên Trung Quốc.

Tu xuất tâm từ bi và có trách nhiệm với chúng sinh

Do đó, là một học viên tại Trung Quốc, việc tu xuất tâm từ bi là rất quan trọng. Trong quá trình tu luyện của chúng ta, miễn là chúng ta tương tác với người khác thì chúng ta cần phải tu xuất tâm từ bi, dần dần tu bỏ các vật chất độc hại trong bản thân mình và thay thế chúng bằng lòng từ bi. Khi chúng ta tiếp tục tu luyện như thế, thì chúng ta sẽ trở nên thiện hơn và cuối cùng đạt đến trạng thái thuần thiện – đó chính là lòng từ bi.

Mặc dù chúng ta vẫn đang tu luyện và chưa đạt đến cảnh giới từ bi, nhưng phía đã tu thành của chúng ta là từ bi. Miễn là chúng ta không ngừng đề cao bản thân và luôn nghĩ cho người khác trước, thì lòng từ bi đã tu thành của chúng ta sẽ xuất lai. Khi chúng ta tương tác với mọi người, nếu xuất hiện lợi ích vật chất, chúng ta thà chịu thiệt và nên ân cần quan tâm đến người khác.

Chúng ta cũng phải có trách nhiệm với chúng sinh. Ví dụ, nếu một người thích đánh bạc nhưng anh ta không có tiền và hỏi vay tôi, thì tôi nên làm gì? Tôi không nên cho anh ta vay tiền vì chân ngã của anh ta, chủ ý thức của anh ta, biết rất rõ rằng đánh bạc là bất hợp pháp và rằng anh ta không nên làm như vậy. Mặc dù quan niệm con người và chấp trước vào đánh bạc của anh ta thúc đẩy anh ta vay tiền của tôi, nhưng tôi phải có trách nhiệm với chân ngã của anh ta, chứ không phải với quan niệm con người của anh ta.

Tôi phải chịu trách nhiệm với chúng sinh khi nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp để họ có thể được đắc cứu. Mặc dù có một số người chưa hiểu chúng ta, bài xích chúng ta, thể hiện thái độ thù địch với chúng ta, và thậm chí đánh hoặc báo cáo chúng ta với cảnh sát, nhưng đó chỉ là do những quan niệm con người và sự dối trá của ĐCSTQ làm mờ mắt họ, chứ không phải do chính họ gây ra. Chân ngã của họ rất muốn được nghe chân tướng về Đại Pháp và được cứu độ.

Từ bi với các đồng tu

Chúng ta cũng nên đối đãi với các đồng tu bằng thiện tâm. Mỗi một người tu luyện đều đang tinh tấn và xuất sắc.

Hãy thử nghĩ: Anh ấy từng là một vị thần vĩ đại, nhưng lại sẵn sàng từ bỏ mọi thứ ở thiên quốc của mình để trợ Sư chính Pháp. Nhằm đặt định nền tảng cho Chính Pháp, anh ấy đã đi theo sự dẫn dắt của Sư phụ và giúp tạo dựng nền văn minh Trung Hoa kéo dài 5.000 năm, trải qua vô số khó khăn và trở ngại trong suốt quá trình này. Anh ấy nguyện trở thành một học viên trong đời này và cứu độ chúng sinh trong vũ trụ.

Hiện tại, ở thời kỳ Chính Pháp, anh ấy đang chứng thực Pháp trong một môi trường tàn khốc như vậy, nơi tà ác có mặt khắp mọi nơi. Anh ấy có nguy cơ bị bắt và có thể mất tất cả mọi thứ vào bất kỳ lúc nào, kể cả mạng sống của anh ấy. Thật là một sinh mệnh vĩ đại và một cuộc đời cao quý biết dường nào! Vì thế, chúng ta phải trân trọng và trân quý các đồng tu.

Khi chúng ta nhìn thấy thiếu sót của đồng tu, chúng ta nên chân thành chỉ ra cho họ. Nếu họ tự sửa lỗi và đề cao tâm tính thì đó là điều tốt nhất. Nếu họ không chấp nhận hoặc không thay đổi, thì chúng ta nên khoan dung với họ. Nếu chúng ta có mâu thuẫn với một học viên khác, chúng ta nên hướng nội vô điều kiện và tu chính mình. Sau đó, với một tâm thái cởi mở, chúng ta nên trao đổi với họ, thừa nhận sai lầm của bản thân, mong họ hiểu và tha thứ cho chúng ta.

Hỗ trợ các học viên vượt qua nghiệp bệnh

Khi chúng ta hỗ trợ các học viên khác chúng ta cần có trách nhiệm với họ và sự tu luyện của họ. Khi một học viên đang vượt quan nghiệp bệnh khiến cô ấy gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, nhưng không phải là không thể tự lo, thì một số học viên sẽ tình nguyện nấu ăn cho cô ấy, giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa giúp cô ấy. Vì thế, người học viên đang trải qua nghiệp bệnh sẽ không phải chịu đựng quá nhiều.

Trên bề mặt thì họ đang giúp đỡ đồng tu, nhưng thực ra họ không có trách nhiệm với cô ấy và việc tu luyện của cô ấy. Chủ ý thức của học viên này hoàn toàn hiểu rõ rằng bất cứ đau khổ hoặc khó nạn nào đều là cơ hội tốt để đề cao. Bản thân cô ấy muốn trải qua khổ nạn và đề cao.

Trong tình huống này, giúp đỡ học viên này chính là không giúp đỡ chủ ý thức của cô ấy. Thay vào đó, chúng ta đang giúp các quan niệm con người và chấp trước của cô ấy để cô ấy trở nên thoải mái và an dật. Vì thế, khi giúp đỡ các học viên khác, chúng ta nên giúp họ bước đi trên con đường của chính họ, điều mà không ai có thể làm thay họ.

Khi chúng ta giúp đỡ các học viên đang trải qua nghiệp bệnh, chúng ta nên thật sự có trách nhiệm với sự tu luyện của họ và hỗ trợ họ mà không truy cầu bất cứ điều gì hoặc lẫn lộn với bất kỳ mục đích hay ý định cá nhân nào. Chúng ta cần phải nhẫn nại, kiên trì, không khó chịu hoặc thiếu kiên nhẫn với họ, cảm thông với hoàn cảnh của họ, và luôn đứng từ quan điểm của họ để suy xét. Chúng ta nên cho họ thấy rằng chúng ta chân thành, tốt bụng, khoan dung và đáng tin cậy. Đồng thời khi làm vậy, chúng ta sẽ củng cố sự kiên định tu luyện của họ.

Trên thực tế, chúng ta luôn phải đối diện với hai sự lựa chọn. Một là an bài của cựu thế lực khiến chúng ta chỉ chú ý đến giả tướng nghiệp bệnh mà vị học viên đang trải qua. Chúng ta dành nhiều thời gian để cố tìm cách loại bỏ các triệu chứng nghiệp bệnh nhằm giúp học viên này có thể vượt qua nghiệp bệnh một cách nhanh chóng.

Lựa chọn còn lại chính là sự an bài của Sư phụ – Sư phụ hy vọng rằng bất kể chúng ta gặp phải vấn đề gì, chúng ta đều xem đó là cơ hội tốt để tu luyện và đề cao bản thân. Khi chúng ta thực hành, cuối cùng nó sẽ chuyển biến thành hảo sự. Nói cách khác, Sư phụ hy vọng rằng chúng ta sẽ chú trọng vào tâm tính của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề và đề cao bản thân bằng cách hướng nội vô điều kiện.

Khi chúng ta có thể chính niệm và đặt định đúng vị trí của bản thân, giả tướng nghiệp bệnh sẽ biến mất. Khi chúng ta chứng thực Pháp với tâm thuần khiết, như một học viên chân chính, thì chúng ta sẽ thu được kết quả tốt. Khi giúp đỡ các học viên khác theo cách này, chúng ta không chỉ có trách nhiệm đối với sự tu luyện của đồng tu, mà còn có trách nhiệm đối với bản thân và Pháp.

Do đó, khi chúng ta giúp đỡ các học viên đang vượt quan nghiệp bệnh, chúng ta không được chú tâm vào giả tướng và khổ nạn ép nhập lên họ vì đó chính xác là những gì mà cựu thế lực mong muốn. Chúng ta phải đặt tâm vào tâm tính của chúng ta, giải quyết vấn đề từ nguyên nhân căn bản, và bước đi trên con đường do Sư phụ an bài để vượt qua khảo nghiệm. Mỗi người trong chúng ta nên hướng nội và chân chính tu luyện bản thân.

Phối hợp cùng các học viên

Để có trách nhiệm đối với Pháp, chúng ta nên quan tâm đến các học viên khác khi phối hợp cùng họ. Đặc biệt là những người có trạng thái tu luyện tốt nên quan tâm nhiều hơn đến những người có trạng thái tu luyện tương đối kém. Chúng ta nên cân nhắc đến khả năng chịu đựng của họ và không nên yêu cầu quá cao đối với họ..

Chúng ta nên nhìn vào ưu điểm của họ, khích lệ họ, và củng cố sự tự tin của họ trong việc chứng thực Pháp. Khi phối hợp cùng nhau để chứng thực Pháp, chúng ta có thể tình nguyện đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn và rủi ro hơn, và để họ thực hiện các việc tương đối dễ dàng hơn. Phân chia công việc phù hợp là chịu trách nhiệm đối với Pháp và có khả năng đảm bảo việc phối hợp đạt được kết quả tốt.

Cảnh sát là nạn nhân của cuộc bức hại

Chúng ta không thể đánh giá một sinh mệnh chỉ qua một sự việc hoặc qua những gì họ thể hiện ở thời điểm hiện tại. Thay vào đó, chúng ta phải xem xét sinh mệnh này từ góc độ lịch sử. Bạn có thể thấy một sĩ quan cảnh sát đang tham gia vào việc bức hại các học viên Đại Pháp, nhưng nếu bạn biết được những tiền kiếp của anh ấy, thì có thể anh ấy cũng như chúng ta, và nguyên lai của anh ấy cũng là một vị thần vĩ đại.

Để cứu chúng sinh trong thiên quốc của mình và trợ Sư Chính Pháp, anh ấy sẵn sàng từ bỏ mọi thứ mình có với tư cách là một vị thần và chấp nhận những hiểm nguy to lớn để đến cõi này. Anh ấy trải qua nhiều kiếp sống và chịu đựng nhiều đại nạn trong mỗi một kiếp để giúp đặt định nền tảng cho Chính Pháp. Tuy nhiên, anh ấy lại không được may mắn như chúng ta, vì chúng ta trở thành các học viên Đại Pháp – một danh hiệu được mọi sinh mệnh trong vũ trụ khao khát – còn anh ấy thì trở thành một kẻ hung ác.

Tôi nhớ mình đã từng đọc bài viết của một học viên, trong đó kể rằng một vị thần được an bài để trở thành một sĩ quan cảnh sát trong thời kỳ Chính Pháp và tham gia vào cuộc bức hại. Trong thâm tâm, anh ấy không muốn trở thành một sĩ quan cảnh sát, nhưng vị thần an bài sự việc này đã nói với anh ấy rằng: “Cứ đi đi, rồi ta sẽ cử người đến đánh thức ngươi”. Không còn cách nào khác, anh ấy đã đồng ý. Tuy nhiên, anh ấy đã rơi lệ vì biết vai diễn này hàm chứa ý nghĩa như thế nào đối với anh, và nó có khả năng hủy hoại chính anh.

Nếu một sĩ quan cảnh sát không bị tà ác thao túng thì anh ta sẽ không dám đối xử với các học viên Đại Pháp bằng sự thù địch như vậy. Bất cứ khi nào anh ta hành xử như thế, tất cả là do tà ác ở phía sau anh ta thao túng, và chính tà ác đang làm những việc xấu. Những kẻ bức hại các học viên Đại Pháp thực sự chính là các sinh mệnh tà ác ở các không gian khác, và các sĩ quan cảnh sát chỉ đơn thuần là những công cụ trấn áp của chúng.

Điều này tương tự như hình ảnh của một cây gậy. Cây gậy tự nó không thể đánh người; mà phải do ai đó dùng nó để đánh người. Chủ ý thức của viên sĩ quan cảnh sát biết rằng Đại Pháp là tốt và các học viên Đại Pháp đang cứu người. Anh ta cũng hy vọng rằng các học viên Đại Pháp có thể cứu anh ta, nhưng anh ta lại không thể kiểm soát bản thân. Nguyên nhân là do các quan niệm con người của anh ta và những lời dối trá của ĐCSTQ đang thao túng anh.

Tà ác sử dụng những chấp trước con người để kiểm soát anh ta và khiến anh bức hại các học viên Đại Pháp. Anh đã trở thành một con rối và ngày càng tiến gần đến sự hủy diệt bản thân. Chỉ cần nghĩ đến tình huống khủng khiếp mà anh ta đang đối mặt – kế hoạch của cựu thế lực là dùng anh ta trước khi loại bỏ anh. Nếu chúng ta không cứu một người như vậy, thì điều chờ đợi anh ta chính là địa ngục. Thật là một thảm kịch. Chúng ta không thể nhìn cựu thế lực hủy hoại chúng sinh mà không làm gì cả.

Sư phụ giảng:

“… Tất cả con người thế gian toàn thế giới đều từng là thân nhân của tôi“. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên tiêu năm 2003)

Viên cảnh sát này từng là thân nhân của Sư phụ trong quá khứ, có thể là anh chị em ruột hoặc họ hàng, và họ nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, và cùng nhau trải qua kiếp sống đó. Hãy nghĩ đến việc Sư phụ đã phải gánh chịu và trải qua biết bao kiếp để xây dựng quan hệ tiền duyên với mọi người trên thế giới này. Tạo dựng những mối quan hệ như thế với họ là để Sư phụ có thể cứu họ – điều mà Sư phụ nghĩ đến là tất cả chúng sinh. Và tất cả chúng sinh đều đến vì Pháp.

Sư phụ giảng”:

“Cảnh sát cũng là sinh mệnh đợi được cứu”. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Ngoại trừ những sinh mệnh tà ác không thể cứu vãn, và cho đến khi chúng ta đến thời điểm cuối cùng của Chính Pháp, thì chúng ta không nên từ bỏ, thậm chí nếu chúng ta chỉ còn một tia hy vọng. Khi chúng ta cứu những viên cảnh sát, thì chính là chúng ta đang phủ nhận an bài của cựu thế lực và cứu độ chúng sinh. Do đó, chúng ta phải có lòng vị tha. Thậm chí khi chúng ta đang rơi vào một khảo nghiệm lớn, thì chúng ta vẫn phải buông bỏ bản thân và nghĩ đến chúng sinh.

Sư phụ giảng:

“Thụ nạn trung ngã y nhiên giải cứu chúng sinh”. (Ngã môn tri đạo, Hồng Ngâm III)

Tạm diễn nghĩa:

“Rằng khi chịu nạn ta vẫn y nhiên giải cứu chúng sinh”. (Chúng tôi biết, Hồng Ngâm III)

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể gánh vác trách nhiệm trọng đại của một học viên Đại Pháp. Trong quá khứ, có nhiều trường hợp mà học viên chúng ta đã xoay chuyển tình huống của bản thân sau khi bị bắt giữ vì họ có thể đối đãi với cảnh sát bằng lòng từ bi. Thay vì bị bức hại nghiêm trọng, họ đã cứu các sĩ quan cảnh sát và ra khỏi trại giam một cách đường hoàng. Những học viên này đã hoàn toàn buông bỏ tự ngã và nhận ra rằng chính cảnh sát mới là những nạn nhân đích thực của cuộc bức hại và thực sự đáng thương.

Họ phát chính niệm để loại bỏ tà ác đang khống chế cảnh sát và sau đó giảng chân tướng cho họ. Một khi họ biết rằng Đại Pháp là tốt, những viên cảnh sát này đã thay đổi thái độ của họ đối với các học viên và đối đãi với các học viên bằng thiện tâm. Những người như thế đã có thể thoát khỏi vòng kìm kẹp của cựu thế lực, hỗ trợ Chính Pháp, và lựa chọn một tương lai tươi sáng cho chính họ. Sự vô ngã và lòng từ bi của các học viên chúng ta đối với cảnh sát, ngay cả khi họ gây ra nỗi đau cho các học viên, đã xoay chuyển kết quả thành một điều tốt đẹp.

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy”. (Chương VI – Nghiệp lực, Pháp Luân Công)

Thực ra từ bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng từ bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả. Đó là điều, mà trước đây Thích Ca Mâu Ni, hoặc những người tu luyện khác cũng vậy, đều chưa từng giảng.

Sư phụ giảng:

“Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Chúng ta hãy ghi nhớ những lời giảng của Sư phụ và đối đãi với mọi việc bằng lòng từ bi. Điều này sẽ giúp chúng ta giải thể tà ác, cứu chúng sinh, vượt qua mọi khổ nạn, và hoàn thành thệ ước của chúng ta với tư cách là những học viên Đại Pháp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/19/391643.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/22/181188.html

Đăng ngày 16-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share