Bài viết của Tinh Tinh

[MINH HUỆ 13-01-2020] Một ngày khi bố tôi về tới nhà, bà tôi nói với ông rằng cả ngày bà đã không ăn gì. Thực sự là trước đó tôi đã nấu cho bà ăn.

Bà không chỉ nói dối, mà còn ép người khác nói dối. Cha và cô tôi (cả hai đều không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp) đã từng tin lời nói dối của bà. Bất cứ khi nào tôi nói thật với bà, bà lại la mắng tôi. Chẳng hạn, khi bố tôi đi công tác, bà hỏi tôi bao giờ ông về. Khi tôi nói với bà rằng bố tôi sẽ về nhà sau hai ngày, bà mắng tôi và bảo tôi thừa nhận rằng bố sẽ sớm về nhà. Tôi cảm thấy rất khó chịu và thường tranh cãi với bà.

Sư phụ đã giảng:

“Tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

“Là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng mình không nên tranh cãi với bà. Bà là người lớn tuổi, tôi nên tôn trọng và không coi thường bà. Tôi cũng nhận ra rằng mình không nên hùa theo những lời dối trá của bà. Dần dần, từ chỗ bị choáng váng và không biết cư xử với bà như thế nào, tôi đã học cách giải quyết vấn đề một cách hòa ái. Bất cứ khi nào bà hỏi tôi cha đang ở đâu, tôi đều nói thật. Nếu bà la mắng tôi, tôi cũng không để tâm.

Bà đã bắt đầu thay đổi dần. Bà ngừng ép tôi nói dối. Khi cha hỏi bà đã ăn chưa, bà dừng lại và suy nghĩ, sau đó trả lời trung thực. Đây là một sự thay đổi lớn đối với bà tôi, một người cả đời nói dối.

Tranh giành nhà tắm

Ngay từ khi còn học tiểu học, bà và tôi luôn tranh giành phòng tắm. Bất cứ khi nào tôi bắt đầu tắm, bà đều gõ cửa và đòi sử dụng phòng tắm. Bà hét lên: “Ra ngoài ngay, tại sao cháu luôn lẻn vào phòng tắm khi bà cần phải dùng đến nó chứ!“ Bà chửi bới, vặn tay nắm cửa và đập cửa. Nếu điều này chỉ xảy ra một hoặc hai lần, thì không thành vấn đề.

Một ngày mùa Đông tôi đang gội đầu thì có điện thoại. Nghĩ rằng có việc khẩn cấp, tôi vội vàng ra trả lời. Vừa chạy ra ngoài bà lập tức bước vào phòng tắm. Bà ở trong đó một lúc lâu. Vì thế tôi phải đợi đến khi dầu gội trên tóc khô đi. Tôi đứng ngoài phòng khách, và bị cảm lạnh nặng.

Khi xem lại cách cư xử của mình, tôi nhận ra rằng trong ba Pháp lý, “Chân, Thiện, Nhẫn,” tôi đã không tu Thiện hay Nhẫn. Sư phụ dạy chúng ta nghĩ cho người khác trước và từ bi. Thực sự mỗi lần như vậy bà đều phải sử dụng phòng tắm. Tôi nên tắm nhanh hơn thay vì luôn tức tối và tranh cãi với bà.

Bây giờ, bất cứ khi nào tôi nghe thấy tiếng bước chân bà ở hành lang, tôi đều tự nhủ, “Bất kể bà nói gì, tôi sẽ bất động tâm. Tôi cần tu Thiện và Nhẫn”. Khi bà gõ cửa, tôi nói với bà rằng tôi cần phòng tắm trong bao lâu và sẽ ra ngoài ngay khi có thể.

Bà không còn chửi mỗi khi tôi sử dụng nhà tắm. Bây giờ khi nhận ra ai đó trong phòng tắm, bà lặng lẽ trở về phòng và đợi. Thỉnh thoảng nếu bà thực sự phải sử dụng phòng tắm, bà lại nói: “Nhanh nhanh ra ngoài đi”. Giọng bà hoàn toàn khác.

Sự thay đổi của bà giúp tôi hiểu sâu sắc uy lực của Thiện. Khi tôi hướng nội và tu Thiện, mối quan hệ của tôi với bà đã được cải thiện.

Học cách nghĩ đến người khác

Gần đây bà đã bắt đầu bị đau chân, nhưng lại không chịu dùng gậy. Bà không cúi xuống được khi sử dụng phòng tắm, nước tiểu và phân của bà rơi xuống sàn nhà. Thỉnh thoảng, bà lại dẫm lên, nước tiểu và phân vương vãi khắp nhà.

Khi bà nhận ra những gì mình đã gây ra, bà cố gắng dọn dẹp. Tuy nhiên, vì mắt bà kém, phân bị vấy bẩn khắp nơi. Bà không rửa tay và bất cứ chỗ nào bà chạm vào như: cửa sổ, bồn rửa, tường, vòi nước, máy giặt, tay nắm cửa và công tắc đèn đều bị vấy bẩn.

Trên hết, vì bà không bao giờ tắm (người bà có mùi rất nặng), bà rời phòng tắm trong tình trạng khủng khiếp. Bà có một thói quen xấu khác, khi đến giờ ăn, bà phải sử dụng nhà tắm. Bà lại không đóng cửa nên âm thanh và mùi đều bay vào bàn ăn.

Sư phụ đã giảng:

“Chỗ nào mà Pháp Luân Công chúng ta luyện thì đều sẽ thành tốt, chúng ta đang cải tạo hoàn cảnh, chứ không phải chúng ta đang chọn hoàn cảnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Tôi nghĩ về những học viên bị giam giữ bất hợp pháp. Họ đã không bỏ cuộc vì sợ hãi. Thay vào đó lại quyết tâm tu luyện hơn. Môi trường của chúng ta tốt hơn nhiều so với họ, chuyện này đã đủ coi là một khổ nạn hay chưa?

Một đêm Hè, đèn phòng tắm bị hỏng. Bà vừa mới sử dụng xong phòng tắm và mùi hôi bay cả vào phòng ngủ. Mẹ tôi phải đi gặp các học viên khác, vì vậy công việc dọn dẹp phòng tắm rơi vào tôi. Khi mở cửa phòng tắm, tôi thấy gạch và bồn rửa bị dính đầy phân. Kinh nhất, đèn trong phòng tắm đã bị hỏng. Tôi quyết tâm vượt qua khổ nạn này. Tôi lấy đèn pin và lau chùi thật kỹ phòng tắm. Khi nhìn lại phòng tắm sạch sẽ, tôi có thể cảm thấy nhiều chấp trước của mình đã được loại bỏ.

Tâm hoán hận và ghê sợ của tôi đối với bà đang dần biến mất và tôi đang học cách quan tâm tới người khác. Tôi ngừng phàn nàn về việc phòng tắm có mùi như thế nào. Thực ra bà rất yếu và hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc. Vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên tôi rất khỏe. Lý do nào khiến tôi phải phàn nàn về bà?

Mặc dù nhiều việc về bà vẫn khiến tôi khó chịu, Đại Pháp đã dạy tôi cách trở thành một người tốt và nghĩ cho người khác. Tâm của tôi đã trở nên bao dung hơn. Đại Pháp đã dạy tôi cách nhận ra hạnh phúc trong khổ nạn và khiến tôi bao dung, vui vẻ và thiện lương.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/13/398927.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/22/182272.html

Đăng ngày 15-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share