Bài viết của Tịnh Liên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-03-2019] Năm 2003, con trai của tôi ra đời. Mỗi ngày, tôi đều bật băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ và âm nhạc của Đại Pháp cho cháu nghe, hy vọng rằng cháu sẽ sớm trở thành một tiểu đệ tử Đại Pháp.

Tuy nhiên, khi cháu trưởng thành, tôi phát hiện rằng khoảng cách giữa tôi và cháu ngày càng xa. Ví dụ, tôi hy vọng cháu có thể dưỡng thành những thói quen tốt, vì vậy tôi luôn kiên nhẫn dạy bảo cháu trong sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như trong ăn uống và giữ gìn vệ sinh. Tuy nhiên, cháu không bao giờ làm được tốt, thậm chí còn làm cho mọi thứ bừa bộn lên.

Hồi học mẫu giáo và tiểu học, cháu thường bị thương tích khi về nhà, nhưng cháu không bao giờ nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Một hôm, giáo viên của cháu gọi điện cho chồng tôi đến và nói lời xin lỗi, bởi vì trước đó, trong giờ học thể dục, con trai tôi đã bị hơn chục học sinh dẫm chân lên và đánh. Nhìn thấy những vết bầm tím và vết xước trên khắp lưng cháu, tôi đã khóc, nhưng cháu vẫn không kể cho tôi chuyện gì đã xảy ra.

Lúc làm bài tập về nhà, cháu thường vừa làm vừa chơi, lãng phí rất nhiều thời gian, thậm chí có khi mất cả ngày mới làm xong bài tập. Khi nào làm không hết bài, cháu sẽ gây ầm ĩ, bởi vì cháu sợ bị cô giáo phạt.

Mỗi khi thấy cháu nói dối hoặc làm chuyện xấu, tôi sẽ mắng cháu, thậm chí đánh cháu, nhưng cháu không bao giờ thừa nhận những việc làm sai trái của mình, mà còn nằm lăn ra đất và khóc toáng lên.

Tôi cảm thấy kiệt sức vì cháu. Tâm tính của tôi xuống dốc và sức khỏe cũng vậy. Một hôm, cháu nói với tôi: “Khi nào ở nhà một mình với mẹ, con cảm thấy rất sợ. Lúc bố về, con thấy tốt hơn nhiều.” Lúc ấy, nội tâm tôi vô cùng bất bình, tôi thầm nghĩ: “Cha của con vô cùng bận rộn, hiếm khi dành thời gian quản con. Còn ta mỗi ngày đều chăm sóc cho con, hao tổn tâm sức, mà con lại nói với ta như vậy.”

Hướng nội

Sư phụ giảng:

Còn có một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi vì lúc mới đầu khi làm sự việc này thì tôi đã từng nói với chúng, tôi nói rằng bất kỳ sinh mệnh nào đều không thể khiến cho con người hôm nay đắc độ, bất kỳ Pháp nào đều không thể khiến cho sinh mệnh hôm nay đắc độ, không ai cải biến nổi con người hôm nay. Là có ý gì? Tôi nói với mọi người, bởi vì con người với tư tưởng biến dị hôm nay bản thân họ không cảm giác thấy, là bởi vì bản chất của con người đều đã phát sinh biến hóa, cho dù chọn dùng hình thức tu luyện như thế nào, thì các vị cũng chỉ có thể cải biến những gì mà họ ý thức được, chứ không cải biến nổi sự biến dị về bản chất của họ. Cho nên thông qua hơn một năm này, cho dù chúng có sử dụng biện pháp như thế nào, nghiêm khắc tàn khốc như thế nào, đều không cải biến nổi vấn đề căn bản của học viên, cuối cùng đều không đạt được mục đích. Chúng vì để khiến cho học viên đạt được tiêu chuẩn, đạt được yêu cầu của chúng, chúng đã lợi dụng những sinh mệnh tà ác kia đánh học viên rất ác độc, dùng hết cả những phương thức tà ác nhất chúng vẫn không đạt được mục đích, chúng lại càng nhớn nhác nhắm vào học viên một cách tà ác hơn nữa. Cuối cùng khi chúng không đạt được mục đích chúng còn nói chúng đã dùng hết năng lực lớn nhất rồi. Thật là tà ác! Nhưng sự phát sinh của hết thảy những điều này, là tầng tầng sinh mệnh trong vũ trụ bao la [mà nói] chúng lại không cảm giác được sự tà ác này. Bởi vì hết thảy sinh mệnh đều đang ở trong biến dị.“ (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000])

Khi học đoạn Pháp này, tôi chợt nhận ra rằng, tôi đã dựa theo mong muốn của mình mà giáo dục con trai và yêu cầu cháu tuân theo những tiêu chuẩn của tôi, nếu cháu không làm được, tôi sẽ phạt cháu và đánh cháu. Như vậy chẳng phải tôi cũng giống với cựu thế lực hay sao? Con trai tôi làm sao có thể trở nên tốt được chứ?

Một hôm, tôi có một giấc mơ rất rõ ràng: Trong một kiếp sống, tôi đã giết chết một người, và người đó chính là con trai của tôi trong kiếp này. Tôi tỉnh giấc và cảm thấy vô cùng hoảng sợ, sợ tới mức vã cả mồ hôi lạnh.

Tôi luôn luôn coi bản thân mình là mẹ của cháu, và cho rằng con cái cần phải biết nghe lời và hiếu kính cha mẹ. Tôi đã không thực sự hướng nội từ góc độ của tu luyện. Tôi đã không tra xét thiếu sót của bản thân để đột phá quan niệm người thường, và đột phá quan niệm về vai trò của mình tại xã hội người thường.

Sư phụ giảng:

“Đúng thế, mâu thuẫn chư vị gặp phải, bất kỳ sự việc chư vị gặp phải đều là đang khảo nghiệm nhân tâm chư vị, chư vị làm thế nào có thể phù hợp với người tu luyện? Chư vị làm thế nào có thể xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp? Đó chẳng phải là tu luyện ư? Người thường có thể làm như vậy, nghĩ như vậy không? Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề, ai không như vậy thì chư vị không phải là một người tu luyện Đại Pháp chân chính. Đây là Pháp Bảo của tu luyện, đây là một đặc điểm của tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011,Giảng Pháp tại các nơi XI)

Sau khi học đoạn Pháp này, tôi ngộ rằng, khi giáo dục con cái mà gặp vấn đề thì nhất định chúng ta cần hướng nội. Khi nhìn thấy thiếu sót của một đứa trẻ, chúng ta cần giữ tâm từ bi để hướng dẫn cháu hoặc đưa ra các gợi ý, chứ không thể dùng quan niệm cố hữu để cưỡng chế cháu làm theo mong muốn của mình.

Tôi cũng ngộ ra rằng chúng ta không thể cố thủ trong vai trò làm cha mẹ, mà theo một khía cạnh nào đó, đây chẳng qua là phù hợp tối đa với trạng thái của người thường. Là một người tu luyện, chúng ta không thể bị mắc kẹt trong bất kỳ vai trò nào của con người, chúng ta chỉ có thể không ngừng chính lại bản thân trong Pháp.

Rất nhanh chóng, mâu thuẫn giữa tôi và con trai đã được hòa giải. Nhờ không ngừng học Pháp, con trai tôi đã dần dần từ bỏ được những thói quen và suy nghĩ xấu. Khi gặp vấn đề, cháu đã bắt đầu chia sẻ và trao đổi với tôi, và cũng có thể tiếp nhận một số đề nghị của tôi. Trong sinh hoạt hàng ngày, cháu bắt đầu chủ động làm một số việc nhà và quan tâm đến tôi.

Hiện tại, con trai tôi đang ở giai đoạn mà người thường gọi là giai đoạn nổi loạn của tuổi dậy thì, nhưng những người xung quanh vẫn thường khen ngợi cháu vì cháu luôn biết tôn kính cha mẹ và những người lớn tuổi, biết giúp đỡ người khác và là một cậu bé ngoan. So sánh với các bạn cùng lứa tuổi, diện mạo tinh thần của cháu là khác hẳn.

Đây chính là uy lực của Đại Pháp – chính lại tất cả những trạng thái không đúng đắn và cải biến nhân tâm từ căn bản. Đây cũng chính là sự từ bi của Sư phụ – dẫn dắt đệ tử đề cao tâm tính, đồng thời tiêu trừ nghiệp lực từ đời đời kiếp kiếp cho đệ tử, và hóa giải hết thảy oán hận lâu đời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/31/384538.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/19/176549.html

Đăng ngày 03-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share