Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-03-2019] Một học viên Pháp Luân Công người Trung Quốc đã báo cáo về một số trường hợp nổ súng, bạo lực, lừa dối và tra tấn do lực lượng hành pháp ở Trung Quốc thực hiện, cũng như chính sách lôi kéo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, ảnh hưởng đến gia đình của nhiều học viên, kể cả trẻ con và người già.

Công an dùng súng đối với các học viên vô tội

Ông Khương Hồng Lộc bị bắn ở chân trái

Ông Khương Hồng Lộc làm việc tại Cục quản lý đường cao tốc thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 10 năm 1998.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công xảy ra vào tháng 7 năm 1999, ông Khương đã hai lần đi hơn 1.600 km (1.000 miles) tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công.

Khi ông treo các biểu ngữ có thông điệp liên quan đến Pháp Luân Công vào ngày 12 tháng 2 năm 2002, công an đã đuổi theo ông. Một công an đã dùng súng bắn ông và viên đạn đã găm vào chân trái của ông. Sau khi ông ngã xuống đất, hai viên công an đã chạy đến đá vào đầu ông khiến đầu và mặt của ông bị chấn thương và biến dạng.

Khi ông Khương bất tỉnh và người đầy máu thì Mạnh Khánh Khải, đội trưởng Đội An ninh Chính trị thuộc Sở Công an, cùng một công an khác đã đưa ông tới bệnh viện. Họ yêu cầu cho ông nằm trên cáng để đưa vào xe cảnh sát. Sau đó, họ đưa thẳng ông tới một trại tạm giam. Tại đó ông không được chăm sóc y tế, cũng không được cho thăm gia đình.

Mặc cho ông bị chấn thương, lính canh dùng các ống nhựa đánh ông và đổ chất lỏng vào mũi ông. Sau đó, Tòa án Mật Sơn kết án ông Khương 14 năm tù.

Chặn tín hiệu truyền hình cáp

Ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã chặn tín hiệu truyền hình cáp để cho khoảng một triệu người xem truyền hình biết chân tướng về Pháp Luân Công.

Do vậy, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản, đã ra lệnh trừng phạt những cá nhân liên quan đến vụ việc này. Ông ta còn ra lệnh: giết người sẽ không bị truy tố. Chỉ thị này được Lưu Kinh, lúc đó là trưởng Phòng 610 Trung ương truyền đạt tới các viên chức tại địa phương.

Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 5.000 học viên ở Trường Xuân bị bắt giữ và giam cầm, ít nhất sáu học viên đã bị tra tấn đến chết trong quá trình bắt giữ.

Ông Lưu Thành Quân là một trong những học viên bị bẩy xe công an đuổi theo và một công an đã bắn hai lần vào chân của ông Lưu. Ông bị kết án 19 năm tù vào tháng 9 năm 2002, ông qua đời vào tháng 12 năm 2003 ở tuổi 32.

Ông Phùng Khuê bị bắn vào má phải

Tháng 6 năm 2011, khi hai vợ chồng ông Phùng Khuê cùng với các học viên Pháp Luân Công phát đĩa DVD Thần Vận cho người dân ở địa phương, có rất nhiều công an đã đuổi theo ông. Lúc đó, Trương Chính Bằng, phó Đồn Công an Song Thành Bảo, đã bắn vào má phải của ông Phùng, làm máu tuôn ra từ hai tai, chảy đầy mặt và cổ của ông Phùng. Không công an nào phải chịu trách nhiệm, còn ông Phùng bị kết án tù chung thân vào tháng 11 năm 2011.

Các học viên bị đối xử bạo lực

Ông Trương Cảnh Tuyền và bà Lưu Kim Như

Khi công an bắt các học viên thì đánh đập và các hình thức ngược đãi thân thể khác đều rất phổ biến. Ông Trương Cảnh Tuyền và bà Lưu Kim Như bị bắt tại nhà ở tỉnh Cát Lâm vào ngày 16 tháng 6 năm 2016. Cảnh sát lục soát nhà họ và tịch thu hơn 180.000 tệ.

Bà Lưu bị tra tấn tại đồn cảnh sát. Bà bị rách cơ, đứt gân ở bắp chân trái và phải phẫu thuật. Khi trở về nhà, bà xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt và huyết áp cao. Bà thường xuyên bị ngất và mất phương hướng. Bà Lưu qua đời vào ngày 22 tháng 10 năm 2018. Còn ông Trương bị xét xử bí mật và tuyên án tám năm rưỡi tù vào tháng 11 năm 2016.

Ông Vương Chinh bị cảnh sát tra tấn

Sáng ngày 11 tháng 10 năm 2017, khi ông Vương Chinh đang là quần áo ở nhà tại Bắc Kinh thì có ai đó gọi cửa ở bên ngoài: “Ông Vương xuống đây. Xe của ông đỗ chặn đường giao thông kia kìa.” Vừa mở cửa, ông liền bị công an đã đẩy ngã xuống sàn. Sau đó, công an kéo ông dậy và đẩy ông úp mặt vào tường, khiến ông bị choáng và mất phương hướng. Tại đồn công an, sau khi bị chuyển tới trại tạm giam, ông liên tục kêu bị đau đầu và buồn nôn nhưng không ai buồn để ý. Sáng hôm sau, ông Vương nôn mửa và ngất xỉu. Tuy nhiên, không có ai kể cả bác sỹ hay kiểm sát viên ở địa phương để ý gì đến ông Vương.

83a97707ca9df7297fb47dca2b475aa0.jpg

Vợ ông Cao Quốc Khánh bị bong gân tay khi công an xô đẩy bà

Vợ ông Cao Quốc Khánh bị đẩy ngã xuống đất

Ngày 9 tháng 11 năm 2018, khi ông Cao Quốc Khánh ra mở cửa thì bị một nhóm công an đã đứng đợi sẵn ngoài nhà đẩy sang một bên. Họ ghì ông xuống giường để còng tay ông. Vợ ông cố ngăn cảnh sát lại nhưng bị đẩy ngã xuống sàn, khiến bà bị bong gân tay, gãy xương ở khuỷu tay và phải đi phẫu thuật. Sau đó, ông Cao được đưa tới trại tạm giam Số 4 Đại Khánh và không được gặp gia đình.

Công an lừa các học viên

Anh Lưu Hạ Hùng

Công an thường xuyên lừa các học viên ra mở cửa để bắt giữ họ. Anh Lưu Hạ Hùng, 32 tuổi, quê ở thành phố Cẩm Châu, chuyển tới thành phố Đại Liên để làm việc. Tại đây, công an yêu cầu anh đi làm khai báo tạm trú. Ngày 25 tháng 7 năm 2018, anh tới đồn công an. Vừa đến nơi, anh liền bị bắt và tịch thu điện thoại mà không được cấp giấy phép tạm trú.

Công an lục soát nhà anh hai lần và tịch thu máy tính và sách Pháp Luân Công. Công an đã trình vụ việc của anh tới ba lần vì hai lần đầu bị công tố viên bác bỏ do thiếu chứng cứ.

Học viên cao tuổi bị lừa

Các học viên cao tuổi cũng không phải là ngoại lệ của trò lừa này. Tháng 6 năm 2018, công an tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây đã bắt giữ bẩy học viên đã ngoài 60, 70 tuổi va giam giữ sáu học viên khác từ ngày 18-19 tháng 10 năm 2018.

Bà Vương Lan Mai: Bà bị công an bắt lần đầu vào ngày 18 tháng 10. Sau khi bà từ chối mở cửa cho công an mặc thường phục thì họ trốn ở trong tòa nhà, đợi đến khi bà Vương đi ra ngoài vào chiều muộn, họ liền bắt và lục soát nhà bà Vương.

Sáu học viên không rõ tên bị lừa: Công an đến nhà sáu học viên vào tối hôm sau để giả vờ sửa đường ống nước bị rò. Ngay khi các học viên mở cửa, họ đã lục soát nhà và không để các học viên có mặt tại đó. Bốn người được thả sau khi họ kết quả kiểm tra sức khỏe không đạt, còn hai người bị đưa tới trại tạm giam dù sức khỏe có vấn đề.

Đột nhập

Sau khi bà Hàn Quế Vinh ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang nộp đơn kiện Giang Trạch Dân vì tội bức hại Pháp Luân Công, tháng 11 năm 2015, công an đã tới nhà bà. Họ giả làm nhân viên công ty đến thu tiền nước. Khi bà Hàn từ chối mở cửa, công an đã cạy mở cửa nhà bà.

Lúc đó, bà Hàn bị lên cơn đau tim nên công an đã bỏ đi. Đến háng 4 năm 2017, họ lại quay lại bắt bà. Đến khi bà bị huyết áp cao, công an mới thả bà. Tuy vậy, công an vẫn tiếp tục sách nhiễu sau khi bà về nhà.

Người nhà học viên bị liên lụy

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, không chỉ học viên mà người nhà của họ cũng bị ngược đãi và sách nhiễu. Được biết, chính quyền cộng sản có chính sách liên đới, hãm hại người thân, gia đình, bạn bè của học viên.

Tống tiền

Khi công an toan bắt bà Triệu Nhân Hà, một cư dân 48 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, nhưng vì không tìm thấy bà nên họ đã bắt chồng bà là ông Hình Tử Can tới đồn công an. Công an bảo con trai của ông bà là Hình Hạo Đông rằng họ sẽ không trả tự do cho ông Hình nếu bà Triệu không ra đồn. Việc này lại lặp lại vào tháng 7 năm 2017, công an bắt chồng và con trai bà Triệu khi bà không có ở nhà.

Bỏ mặc trẻ nhỏ không người chăm sóc

Trẻ con, đặc biệt là trẻ nhỏ bị bỏ mặc trong thời gian học viên bị bức hại. Một đêm tháng 9 năm 2018, công an tới thôn Hậu Trạch, tỉnh Hà Nam để bắt bà Quách Ngọc Tiêu, là mẹ của ba đứa trẻ, mới từ hai đến chín tuổi – cả ba em đều ôm lấy mẹ khóc và không cho mẹ đi. Mẹ chồng của bà Quách đã van xin cảnh sát cho bà Quách một đêm để lo liệu cho ba đứa trẻ nhưng họ từ chối và đưa bà đi. Tại thời điểm đó, cha của ba đứa trẻ là ông Lưu Vĩ Đào đang bị tạm giam bốn tháng và chuẩn bị đưa ra xét xử.

Đột nhập

Ngày 29 tháng 8 năm 2018, hơn 20 cảnh sát vũ trang đã xông vào nhà bà Lâm Diễm Mai ở tỉnh Quảng Đông, sau khi bà từ chối mở cửa. Công an đã lục soát nhà bà. Khi cha bà, 85 tuổi, cố ngăn công an lại thì bị họ túm lấy hai tay, khiến ông bị chấn thương. Thêm nữa, họ còn tịch thu tiền tiết kiệm của ông. Ngoài bắt giữ bà Lâm và cháu trai vào ngày 29 tháng 8, công an còn tạm giam một người chị em ruột và một người chị em họ của bà hai ngày sau đó, khi hai người này thuê luật sư bào chữa cho bà.

Bắt giữ phụ nữ tàn tật

Ông Viên Ngọc Long ở tỉnh Thiểm Tây thường ca ngợi Pháp Luân Công đã giúp người vợ tàn tật của ông là bà Lý Mỹ Hóa khá lên. Ngày 11 tháng 10 năm 2017, công an huyện Tạc Thủy đã đến lục soát nhà họ. Bà Lý không cho họ vào, nhưng hơn 40 cảnh sát vũ trang trong Đội Chiến thuật và Vũ khí Đặc biệt (SWAT) đã xuất hiện ngay trước mặt người phụ nữ tàn tật này.

Cả ông Viên và bà Lý bị Tòa án Tạc Thuỷ đưa ra xét xử vào ngày 19 tháng 7 năm 2018. Ông Viên bị kết án ba năm tù trong khi vợ ông bị kết án ba năm rưỡi. Con trai 9 tuổi của họ đang được một giáo viên chăm sóc.

Báo cáo liên quan:

Nổ súng:

Ông Khương Hồng Lộc bị cảnh sát bắn và kết án

Thêm thông tin về việc ông Lưu Thành Quân bị bắt

Công an bắn ông Phùng Khuê, một học viên ở Trường Xuân

Bạo lực:

Cát Lâm: Người vợ tử vong sau khi bị công an tra tấn tàn bạo, trong khi người chồng vẫn đang thụ án tù oan 8,5 năm

Ông Vương Chinh bị chấn thương trong lúc bắt giữ; gia đình nộp đơn kiện cảnh sát

Một thẩm phán nằm trong số các nạn nhân vụ bắt giữ hàng loạt ở tỉnh Hắc Long Giang, vợ anh bị bong gân do sự thô bạo của cảnh sát

Lừa dối:

Kỹ sư phần mềm Đại Liên bị bắt giữ sau khi bị công an lừa gạt

Sáu học viên Pháp Luân Công cao tuổi ở tỉnh Sơn Tây trở thành mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình

Người nhà học viên bị liên lụy:

Quảng Đông: Người cha 85 tuổi bị cảnh sát hành hung trong khi nhà của họ bị lục soát

Thiểm Tây: Một cặp vợ chồng bị bỏ tù vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/19/384033.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/5/176384.html

Đăng ngày 16-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share