Bài của một đồng tu Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh

[Minh Huệ] Lần thứ năm tôi đi Bắc Kinh để chứng thực Pháp vào tháng mười một 2001, tôi bị bắt, bị gữi đi một trại tù và sau đó bị gữi đi một trại lao động cưỡng bách. Trong khi tôi ở trong trại tù, quyết tâm của tôi để tu luyện là không gì lay động được, nhưng ở trong trại lao động cưỡng bách thì là một chuyên khác và sự chú tâm của tôi dễ bị đánh lạc hướng. Nhờ vào những điểm hoá của Sư phụ, tôi mau mắn trở nên sáng suốt, và dưới sự chăm sóc của Sư phụ, tôi không ngừng nâng cao trình độ như một đồng tu qua sự tham gia vào những hoạt động chống bức hại sau đó. Với chính niệm, tôi thành công bước ra khỏi trại lao động cưỡng bách. Sau đó khi tôi nhìn lại quá trình nâng cao trình độ trong năm qua thì tôi cảm thấy rằng có tinh tiến đáng kể. Lúc bấy giờ tôi có một ý niệm mơ hồ rằng tôi có thể tinh tiến nhanh như vậy là vì tôi đã bị bố hại.

Sau khi trở lại với công việc bình thường, tôi không ngừng chối bỏ mọi điều mà cựu thế lực đã an bày, và đồng thời, tìm kiếm cơ hội để làm sáng tỏ sự thật với những người mà đã bị dẫn sai. Trong quá trình đó, cái nỗi lo âu bị bắt và lại bị gữi đi trại lao động cưỡng bách đè nặng lên tôi, và các hành động của tôi để làm sáng tỏ sự thật cho mọi người trở nên không cởi mở và thẳng thắn.

Một chiều tối, hai tháng sau khi tôi rời trại lao động cưỡng bách, cảnh sát lại bắt tôi và cố gữi tôi trở lại trại lao động cưỡng bách. Trong hai tháng trước đó, tôi đã siêng năng học Pháp và đọc những bài viết về chính niệm và chính hành của các đồng tu, vì vậy tôi đã chuẩn bị cách để đối phó với sự bức hại khi có. Trong khi trong trại tù, tôi tìm những sơ sót của tôi và khám phá rằng cái tinh thần sợ bị bắt đã tạo khe hở cho cựu thế lực khai thác. Mỗi ngày tôi thường phát chính niệm, để từ bỏ sự an bày của cựu thế lực và đồng thời trừ bỏ những yếu tố khiến cho sự bức hại đã xãy ra. Tôi đọc thuộc lòng chăm chỉ Pháp và dùng mọi cơ hội để làm sáng tỏ sự thật cho gần hết thảy mọi người đi vào ra trại tù. Trong lúc họ thẩm vấn tôi, tôi ngầm đọc lên một trong các bài kinh văn của Sư phụ, “Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vưỡng như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng phóng ra làm các nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiêu thì có uy lực lớn bấy nhiêu.” (“Cũng một đôi lời”, trong Tinh tấn yếu chỉ II). Tôi liên tục không ngừng phát chính niệm để tiêu trừ các nhân tố tà ác mà đang điều khiển các cảnh sát, hoặc là làm sáng tỏ sự thật để phơi trần thế lực tà ác. Cảnh sát trở nên yếu đuối trong khi tôi giữ chính niệm thật mạnh. Một trong họ đã nói rằng, ‘Đừng nói nữa! Chúng tôi sợ ở nơi này lắm nếu chị nói nữa.

Cuối cùng họ kêu tôi nói ý tôi về Pháp Luân Đại Pháp, và tôi nói, ‘Tôi sẽ ký tên tôi để nhắc lại mười lần ‘Pháp Luân Đại Pháp tốt!’.’ Một tháng sau, tôi rời trại tù và tôi biết rằng đó là Sư phụ đã che chở cho tôi để tôi có thể từ bỏ sự an bày của cựu thế lực.

Sau khi rời trại cầm tù, tôi có thể làm sáng tỏ sự thật với người ta một cách công khai và chân chính trong mọi trường hợp. Nhưng tôi vẫn còn có cái cãm tưởng rằng tôi có thể nâng trình độ của tôi lên như một đồng tu với một tốc độ nhanh hơn trong khi tôi bị bức hại.

Một năm sau tôi lại bị bắt và cầm tù trong một trại tù. Họ cố gữi tôi trở lại trại lao động cưỡng bách, và tôi lại chối bỏ sự an bày của cựu thế lực và bước ra khỏi trại tù sau một tháng. Khi cảnh sát sau đó gữi tôi đi trại tẩy não, tôi kêu lớn lên ‘Pháp Luân Đại Pháp tốt!’ trong trại tẩy não. Tôi làm sáng tỏ sự thật với mọi người và thường xuyên phát chính niệm. Họ không dám giữ tôi nơi đó, vì vậy tôi rời trại tẩy não chỉ sau mười ngày. Sau đó, tôi lại bị gữi đi trại tẩy não hai lần nữa, và cả hai lần tôi đều phát chính niệm thường xuyên và làm sáng tỏ sự thật. Cảnh sát không còn cách nào khác nên phải để cho tôi rời đi.

Tôi học bài ‘Pháp giảng tại Đại hội Chicago 2004’ của Sư phụ, và đồng thời dùng nó để xem xét kinh nghiệm của tôi về chứng thực Pháp. Tôi học thuộc lòng các đọan hoặc phần mà tôi có khó khăn để hiễu. Sau đây là sự hiểu biết của tôi:

1. Tôi không có được một sự hiểu biết sâu xa lúc đầu trên con đường chứng thực Pháp của tôi. Tôi tưởng rằng cuộc bức hại là một điều tự nhiên và làm một người tu luyện là phải tu luyện trong bị bắt, bị cầm tù và bị bức hại. Sư phụ nói,

Khi chư vị gặp khó nạn trong lúc tu luyện, chư vị phải tu luyện lấy mình và nhìn vào bên trong – điều đó không có nghĩa là chấp nhận những khó nạn do cựu thế lực an bày và cố tình làm cho tốt trong khó nạn mà chúng đã an bày, không phải vậy!” (Pháp giảng tại Đại hội Chicago 2004)

Khi tôi kiểm điểm lại kinh nghiệm của tôi với điều Sư phụ dạy, tôi hiểu được rằng trên con đường chứng thực Pháp của tôi lúc đầu, sự kiên trì của tôi cũng vững và mạnh như bây giờ. Sự khác biệt là lúc đầu tôi đã chấp nhận và chịu đựng một cách bất khả kháng những khó nạn bức hại mà cựu thế lực đã an bày, và đó là một vấn đề nghiêm trọng.

Không phải chư vị cần tu luyện trong các khó nạn mà chúng tạo ra. Trái lại, chư vị phải đi con đường của mình cho tốt trong khi không thừa nhận chúng, không thừa nhận cả sự tiêu trừ các phát hiện khó nạn của chúng.” (Giảng Pháp tại Đại hội Chicago 2004)

Đó là cách mà Sư phụ của chúng ta đã an bày cho chúng ta để tu luyện.

2. Tôi hiễu ra rằng sự kiện mà tôi đã bị bắt lại hai lần sau khi đã rời trại lao động cưỡng bách đúng là điều mà cựu thế lực đã an bày. Tôi kiên trì trong chứng thực Pháp với một đức tin không lung lay và không bị lung lay bỡi bất cứ quan niệm con người nào, điều đó đã giúp tôi liệt bỏ cái chương trình mà cựu thế lực đã đặt ra và bước ra khỏi các khó nạn. Tuy nhiên, tôi bị rơi vào trong cái mẫu giăng bỡi cựu thế lực, và như vậy đã lại bị bức hại. Vậy, tôi đã không làm tốt trên con đường tu luyện mà Sư phụ đã vẽ ra cho tôi. Sư phụ nói, “Chúng ta tuyệt đối từ bỏ tất cả những thứ của chúng” (Giảng Pháp tại Đại hội Chicago 2004) và đó là cách duy nhất để bước đi tốt đẹp trên con đường tu luyện.

3. Sư phụ nói, “Điều mà chúng ta cần làm là hoàn tòan phủ nhận cựu thế lực.” (Pháp giảng tại Đại hội Chicago 2004) “Trong sự tu luyện của chúng ta, nếu không sợ bị bắt, bị bức hại hoặc có thể phủ nhận cựu thế lực trong khi bị bức hại vẫn là không đủ; chúng ta phải hơn nữa ‘phủ nhận cả sự xuất hiện của cựu thế lực” “cả không nhìn nhận sự hiện hữu của chúng” và “cả không nhìn nhận sự tiêu trừ các phát hiện khó nạn của chúng.” (Giảng Pháp tại Đại hội Chicago 2004) Sư phụ bảo chúng ta gầy dựng uy đức của chúng ta trong khi phủ nhận và tiêu trừ cựu thế lực.

4. Chúng ta cần tiếp thu một sự hiểu biết sâu đậm hơn về Pháp qua sự học Pháp để đạt được điều mà Sư phụ yêu cầu, và đó là hoàn toàn phủ nhận cựu thế lực. Ví dụ, trong một thời gian lâu, tôi tưởng rằng tôi có thể nâng trình độ của tôi lên như một đồng tu mau hơn nhiều trong khi bị bức hại, và bây giờ tôi hiễu rằng cách hiễu như vậy là lý do vì sao tôi bị bắt nhiều lần như vậy (dĩ nhiên cũng có những lý do khác.) Có một đồng tu nói rằng, ‘Như thế cũng tốt’ khi tôi nói về sự bắt bớ của các đồng tu khác bỡi cảnh sát. Không bao lâu sau đó, người đồng tu đó cũng bị bắt. Theo ý tôi, đó là do sự thiếu hiểu biết nguyên lý Pháp của người đồng tu này và người này đã chấp nhận một cách ý thức sự xuất hiện của cựu thế lực.

5. Điều này đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu xem xét mỗi một tư tưởng của mình nếu chúng ta muốn phủ nhận hoàn toàn những an bày của cựu thế lực. Trong quá khứ, cựu thế lực đã an bày trước mỗi một tư tưởng; vậy ngày nay chúng nhắm vào mỗi một tư tưởng của chúng ta để an bày sự can nhiễu của chúng. Nếu chúng ta tư tưởng theo cách mà cựu thế lực đã an bày trước, vậy chúng ta sẽ rơi vào trong cái bẩy của chúng. Chúng bức hại các đồng tu vì tư tưởng và hành động của chúng ta phù hợp với sự an bày của chúng. Vì vậy, chúng ta cần phải chính lại những tư tưởng và hành động của chúng ta thể theo nguyên lý của Pháp, và sau đó phủ nhận hoàn toàn cựu thế lực.

6. Sư phụ nói, “Tất cả hành trình tu luyện của một người tu luyện là một hành trình không ngừng vứt bỏ những chấp trước con người.” (Chuyển Pháp Luân). Trong hành trình tu luyện của chúng ta, chúng ta cần nhớ cho tốt lời giáo huấn của Sư phụ là chúng ta phải luôn nhìn vào bên trong mỗi khi gặp phải khó nạn, và nếu một trong những chấp trước của chúng ta là căn cội của vấn đề, vậy chúng ta cần phải thanh hóa chấp trước qua sự học Pháp. Nếu chúng ta tất cả đều có thể làm điều này, vậy sự bức hại có còn tồn tại không?

7. Sư phụ nói, “Trong khó nạn, chư vị đã nhìn xem sự bức hại các đệ tử Đại Pháp bỡi các chúng tà ác trong vũ trụ này đã dùng những con người xấu như là những hành vi của con người.” (Trong Chính Pháp, tư tửơng của chư vị cần phải chính, không phải con người). Cái ý tưởng là chúng ta sẽ không bị bức hại hoặc bị bức hại ít hơn nếu chúng ta không làm nhiều công tác Chính Pháp là điều phù hợp với điều mà cựu thế lực đã an bày. Những tư tưởng đó khiến chúng ta trở nên yếu ớt và ngần ngại trong khi hành sự hoặc là để quá nhiều lo lắng vào cách làm sao ‘để không bị bức hại’, và điều này là một tình trạng rất nguy hiễm.

8. Sư phụ nói, “Hãy chính niệm! Khi chư vị nghĩ đến làm một điều gì, chỉ là tiến tới làm nó đi, và khi chư vị gặp phải khó khăn, chư vị sẽ tự nhiên biết cách làm sao để giải quyết chúng. Nếu chính niệm của chư vị mạnh, mọi điều sẽ tiến tới tốt đẹp và bão đãm là chư vị sẽ làm được tốt.” (Giảng và giải thích Pháp tại Pháp hội trung tâm thành thị Nữu Ước) Vì vậy nếu chúng ta giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải với chính niệm trong khi chứng thực Pháp, chúng ta có thể lúc bấy giờ hoàn toàn phủ nhận cựu thế lực.

9. Sư phụ có nói rằng sự tu luyện ở tầng cao là sự lựa chọn đi theo những Pháp lý. Trong tư tưởng thâm sâu nhất của chúng ta, chúng ta chỉ có thể chọn lựa đi theo con đường mà Sư phụ đã an bày cho chúng ta và không chấp nhận con đường cựu thế lực an bày. Dưới điều kiện đó, bằng cách học Pháp siêng năng và đo lường mỗi điều của chúng ta bằng Pháp, chúng ta cần phủ nhận sự can nhiễu tạo nên bỡi cựu thế lực và đi tốt con đường chứng thực Pháp.

10. Sự bức hại là không cần thiết và không nên xãy ra. Chúng ta có thể nâng trình độ chúng ta với tư cách là đồng tu qua sự học Pháp siêng năng, trong khi hoàn toàn phủ nhận cựu thế lực. “Chư vị cần phải đi tốt con đường của chính chư vị trong khi không thừa nhận chúng.” (Giảng Pháp tại Đại hội Chicago 2004)

Ngày 10 tháng mười hai 2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/12/11/91159.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/4/56232.html.

Dịch và đăng ngày 28-1-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share