Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 14-10-2018] Vấn đề bảo trì ý chí trong tu luyện đã được thảo luận nhiều lần trong các nhóm học Pháp nhỏ của chúng tôi. Sư phụ cũng đã vài lần nhắn nhủ chúng ta “cứ tu luyện như thuở đầu” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)

Nhưng vì lý do nào đó, tôi không thể tinh tấn như đáng ra phải làm. Một học viên buồn ngủ khi đang học Pháp, còn đánh rơi sách nhiều lần. Không phải vì cô ấy không muốn tinh tấn, mà cô ấy thiếu ý chí trong việc loại bỏ những chấp trước gây buồn ngủ.

Sư phụ đã giảng:

Học Pháp là ngủ, đọc sách là ngủ, luyện công chư vị cũng ngủ, rốt cuộc ngay cả những điều ở thời kỳ đầu nhất vẫn chưa vượt qua, đây là [vấn đề] ý chí! Như mọi người biết, chư vị trong tu luyện thì không chỉ là bất kể nhân tố nào cấu thành nên con người đều không để chư vị thoát ly con người, mà bất kể thứ gì cấu thành nên hoàn cảnh con người cũng không để chư vị ly khai, cái gì chư vị cũng phải đột phá, ma nạn nào cũng phải vượt qua. Biểu hiện lớn nhất là chúng tạo thống khổ cho chư vị. Nhưng thống khổ có các hình thức khác nhau, ngủ cũng là một loại. [Người] tu luyện không được [và] người không tinh tấn lại không biết là khổ. Chư vị không đắc được Pháp, không để cho chư vị đắc Pháp, mà chư vị vẫn cảm giác không ra rằng chúng là ma nạn, trừ phi tâm của chư vị không đặt ở Pháp [và] không muốn tu. Vậy tại sao không khắc chế chúng? Hãy tăng cường ý chí của chư vị. Người mà có thể ức chế vững chắc cái ngủ của bản thân thì có thể thành Phật, thế thì tôi nói quá dễ rồi. Ngay cả một quan [khảo nghiệm] nhỏ đó mà chư vị còn không vượt qua thì còn tu thế nào nữa? (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Tôi cũng gặp vấn đề buồn ngủ. Tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình về việc làm sao có thể vượt qua nó và tăng cường ý chí.

Biểu hiện của ý chí trong tu luyện

Sư phụ đã giảng:

Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’! (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 23 năm, đã đọc các bài giảng của Sư phụ rất nhiều lần, nhưng đến hôm nay tôi mới thật sự nhận thức được ý nghĩa của đoạn Pháp này.

Ý chí của chúng ta, hoặc thiếu nó, đều thể hiện trong tu luyện của chúng ta. Có thể nhẫn nhịn, chịu khó chịu khổ, hoàn trả nghiệp lực, ngộ Pháp, tiêu nghiệp khi đả tọa, tập trung vào thực tu, tất cả đều yêu cầu có ý chí. Kiên định tu luyện bất chấp cuộc bức hại, nhận thức được rằng nghiệp bệnh là để tiêu nghiệp, không động tâm trước lợi ích, ước chế cảm xúc, hướng nội khi bị chỉ trích cũng thể hiện ý chí của chúng ta.

Sư phụ giảng:

Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu. (Chuyển Pháp Luân)

Là người tu luyện, khi chúng ta thể hiện được rằng chúng ta hiểu tín Sư tín Pháp là nền tảng, cho dù phải trải qua những thời khắc khó khăn nhất và những hoàn cảnh tưởng chừng như không còn hy vọng, thì sẽ như Sư phụ giảng:

“Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.” (Chuyển Pháp Luân)

Làm thế nào để có ý chí

Những biểu hiện của sự thiếu ý chí là: không tinh tấn, không vượt qua được khổ nạn, hoặc không làm tốt ba việc. Can nhiễu mà chúng ta gặp phải sẽ cản trở chúng ta, mục đích là đập tan ý chí của chúng ta.

Nếu chúng ta học Pháp tốt, tư tưởng của chúng ta được Pháp lấp đầy, mà đó vốn là nền tảng cho những hành động của chúng ta, thay vì những suy nghĩ người thường. Không có ý chí, sẽ rất khó vượt qua khổ nạn.

Lấy ví dụ, chúng ta qua học Pháp mà biết rằng ngồi đả tọa có thể giúp hạ bỏ nghiệp lực và cơn đau ở chân là tốt. Chúng ta có thể lý giải rằng cơn đau là biểu hiện cho thấy sinh mệnh chúng ta được hồi sinh. Luyện công không chỉ cải biến thân thể vật chất của chúng ta, bởi chúng ta đại diện cho tất cả các sinh mệnh trong vũ trụ của chúng ta đang trải qua biến đổi. Khi chúng ta nhận thức được những khái niệm này từ trong Pháp, ý chí của chúng ta được tăng cường và chúng ta có thể đạt được “nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân.

Tôi cũng bị buồn ngủ khi học Pháp. Đôi lúc, khi không thể tỉnh táo, tôi sẽ đứng dậy, quỳ, đi lại, nghe hoặc chép Pháp. Nếu tôi có thể kiên định thì Cựu thế lực không thể làm gì.

Một số học viên không thể giữ thẳng tay lập trưởng khi phát chính niệm. Một số người nói: “Khi làm việc người thường, tôi không mệt mỏi. Nhưng khi đọc sách Đại Pháp, tôi bắt đầu ngủ gật.” Rõ ràng là cơn buồn ngủ là do can nhiễu mà thành, nhưng họ không thể vượt qua. Cách duy nhất để có thể đột phá là học Pháp nhiều hơn nữa.

Ý chí đến từ niềm tin mạnh mẽ vào Pháp

Sư phụ đã giảng:

Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu

Tạm dịch:

Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền

(Pháp Luân Đại Pháp – Hồng Ngâm 1)

Chúng ta biết rằng phải tín Sư tín Pháp, nhưng đôi lúc chúng ta chỉ dừng ở lời nói. Lúc đó, chúng ta sẽ cảm thấy khó mà thực hiện được. Thật vậy, “một niệm phân biệt giữa người và Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Một hôm, có một học viên hơn 70 tuổi bị ngã. Bà không thể đứng dậy hay mở mắt ra được. Niệm đầu tiên bà nghĩ: “Ta là đệ tử Đại Pháp. Ta có thể còn thiếu sót trong tu luyện, nhưng ta sẽ không để cựu thế lực bức hại.” Bà không thể cử động, nên chồng bà đã đặt bà lên giường. Các con bà muốn đưa bà đến bệnh viện, nhưng bà từ chối. Bà nói: “Nếu con đưa mẹ đi viện, thực sự là đang hại mẹ. Mẹ là người tu luyện, bệnh viện không thể giúp gì cho mẹ. Nếu mẹ ở nhà, mẹ có thể nghe Pháp. Mẹ cần vượt qua khổ nạn này. Đừng lo, mẹ sẽ khỏe.” Gia đình không thể thuyết phục bà. Ý chí mạnh mẽ đã giúp bà vượt qua thử thách và phủ định bức hại của cựu thế lực. Chưa đến một tuần, bà đã phục hồi và tiếp tục làm ba việc.

Nếu học viên này nhìn nhận chuyện xảy ra theo cách của người thường, có lẽ bà đã đồng ý tới bệnh viện, và kết quả sẽ khác đi. Sư phụ đã giảng:

Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau. (Chuyển Pháp Luân)

Bất kể chúng ta gặp khổ nạn gì, cho dù tình huống phức tạp thế nào, cần phải nhớ:

Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm. (Bài trừ can nhiễu – Tinh tấn yếu chỉ 2)

Miễn là chúng ta có Pháp trong tâm, không việc gì chúng ta không thể vượt qua. cựu thế lực muốn chúng ta ly khai Pháp, nhưng Sư phụ dạy chúng ta đồng hóa với Pháp. Trong quá trình này, nghiệp lực, chấp trước, và ý chí yếu ớt của chúng ta sẽ hoàn toàn biến mất, khi chúng ta kiên định tín Sư tín Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/1/375156.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/14/172840.html

Đăng ngày 05-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share