Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-9-2018] Tôi nhận thấy một tình huống phổ biến đối với các đồng tu đã từng bị bức hại nghiêm trọng ở trong tù, sau khi được thả ra, trạng thái của họ không được tốt, thân thể họ xuất hiện phản ứng nghiệp bệnh, họ trở nên tiêu trầm và không muốn tiếp xúc với đồng tu, càng không muốn phơi bày sự bức hại mà họ đã trải qua.
Một nguyên nhân là do họ đã từng bị tra tấn quá tàn khốc, khiến họ không còn muốn nhớ lại nữa. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tâm sợ hãi khởi tác dụng, họ sợ bị tà ác trả thù, sợ lại bị bức hại lần nữa.
Tà ác sợ bị phơi bày
Tôi cho rằng đó là họ đang dùng nhân tâm để xét vấn đề. Điều tà ác sợ hãi nhất chính là bị phơi này, bởi vì tất cả các thủ đoạn mà chúng sử dụng đến đều là hèn hạ nhất và đê tiện nhất. Đó là vì sao chúng vừa nghe thấy các đồng tu tại hải ngoại gọi điện giảng chân tướng liền hãi hùng khiếp vía.
Tôi đã từng nhiều lần nghe thấy các cảnh sát tà ác nói rằng điện thoại của họ đều bị các học viên Pháp Luân Công ở ngoại quốc gọi đến tới tấp.
Ở khu vực của chúng tôi có một cảnh sát thuộc Đội An ninh Nội địa chuyên bức hại các đệ tử Đại Pháp. Hắn luôn dùng tên giả mỗi khi bức hại học viên. Các cảnh sát khác có mặt tại hiện trường cũng gọi hắn bằng tên giả để yểm trợ cho hắn. Điều đó nói lên rằng chúng sợ bị người khác phát giác, và chúng hoàn toàn biết rõ những việc chúng đang làm là xấu xa.
Chúng tôi đã cố gắng tìm ra danh tính thực sự của hắn và phơi bày toàn bộ thông tin của hắn lên mạng Internet, gồm cả hoàn cảnh của các thành viên trong gia đình hắn, khiến hắn kinh hãi cực độ. Việc đó đã có tác dụng ức chế tà ác, khiến hắn ngừng việc bức hại các học viên. Điều đó cũng cho thấy phơi bày tà ác là một biện pháp hữu hiệu để chấn nhiếp và thanh trừ tà ác.
Sư phụ giảng:
“Vạch trần cảnh sát tà ác và kẻ xấu, công bố ở xã hội những hành vi ác của họ, cách làm đó là có tác dụng làm những kẻ ác không còn lý tính kia phải kinh hãi vô cùng, đồng thời giảng chân tướng tại địa phương [của tà ác] cũng khiến cho dân chúng thấy rõ và nhận thức một cách trực tiếp được bức hại của tà ác, đồng thời cũng là biện pháp rất tốt để cứu độ dân chúng bị vu khống đầu độc và lừa dối. Hy vọng toàn thể đệ tử Đại Pháp cũng như học viên mới ở Trung Quốc đều làm thật tốt việc này.” (Lời bình, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Sư phụ cũng giảng:
“Hiện nay chúng đang bức hại học viên và Đại Pháp, tất cả hành vi [chúng] sử dụng đều cực kỳ tà ác, không còn ra người nữa; [chúng] sợ bị phơi bày. Nhất định cần phải bảo cho người dân thế giới biết sự tà ác của chúng, đó cũng là cứu độ thế nhân, tận trừ tà ác đồng thời viên mãn bản thân mình, và làm vững mạnh sự thể hiện của Đại Pháp tại thế gian” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Suy nghĩ dựa trên Pháp
Chúng ta thường dùng nhân tâm và tư duy của người thường để suy xét vấn đề, vô hình chung đã dùng cách nghĩ biến dị mà tà ác áp đặt lên chúng ta để suy nghĩ vấn đề, chứ không đứng tại cơ điểm của Pháp.
Chúng ta nghĩ rằng phơi bày tà ác nhất định sẽ bị chúng trả thù, đây chính là tư duy mà cựu thế lực áp đặt lên chúng ta, là kết quả mà cựu thế lực muốn thấy. Nếu chúng ta nghĩ như vậy thì chính là đang tiếp thụ và thừa nhận loại tư duy tà ác kia.
Tôi nhớ lúc bị bức hại trong trại tạm giam, tôi đã chứng kiến cảnh sát ra hiệu cho một tù nhân đánh một đồng tu. Tù nhân kia vừa đánh vừa hỏi vị đồng tu này: “Có phải tao đang đánh mày không?” Hắn tiếp tục đánh cho tới khi đồng tu trả lời “không phải” thì mới dừng tay.
Khi các học viên có can đảm hô to lên để phản kháng, kẻ xấu thường hoảng hốt lo sợ, chúng sợ người khác nghe thấy chuyện gì đang diễn ra.
Khi ở trong tù, các học viên có tâm sợ hãi lớn thường là những người bị bức hại nghiêm trọng nhất. Càng sợ hãi, cựu thế lực càng dùi vào chỗ sơ hở đó để gia tăng ma nạn, chúng lấy cớ là muốn giúp các học viên trừ bỏ tâm sợ hãi, từ đó sinh ra chính niệm.
Ngược lại, nhiều đồng tu sau khi ra khỏi tù, lập tức dùng tên thật để phơi bày các thủ đoạn bức hại của tà ác; tuy nhiên tà ác chỉ đứng từ xa mà thể hiện sự kính nể, không dám đến nhà can nhiễu nữa.
Ngoài ra, chúng ta không chỉ cần phơi bày những bức hại trực tiếp từ trong tù, mà còn cần phơi bày cả những tư tưởng và hành vi không phù hợp với Pháp.
Suy nghĩ và hành vi của một số học viên không phù hợp với Pháp. Kỳ thực, đó là do chính niệm của bản thân chưa đủ, bị nhân tố tà ác khống chế mà phạm phải sai lầm. Chẳng hạn như phạm sai lầm trong quan hệ nam nữ.
Sư phụ giảng:
“Nói ra như thế, [những ai] tôi vừa nói ấy, tức là tất cả ai đã làm những việc không xứng với thân phận là đệ tử Đại Pháp ấy, chư vị tốt nhất là tự mình công khai nói những việc ấy ra; như thế sẽ tiêu bỏ rất nhiều thứ của chư vị, đồng thời cũng làm chư vị hạ quyết tâm mạnh mẽ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)
Nếu chúng ta coi các tư tưởng xấu đó là của mình mà che giấu đi, xấu hổ không dám nói ra, đó chính là đang nuôi dưỡng và bảo hộ tà ma, kết quả là không thể thanh trừ chúng.
Chúng ta cần nắm chắc được tà ác trong trường không gian của bản thân đang khống chế dẫn dụ chúng ta phạm tội, cần bài xích chúng, kiên định thanh trừ chúng bằng chính niệm chính hành. Khi đó, uy lực của Đại Pháp liền triển hiện xuất lai, khiến tà ác không còn chỗ ẩn nấp, không còn chỗ lưu tồn nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/12/373690.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/11/172804.html
Đăng ngày 30-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.