Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 22-11-2017] Rất nhiều người chúng ta ngay khi sinh ra đã thấm nhuần trong văn hóa đảng trong cuộc sống, thậm chí tu luyện rất nhiều năm sau, các biểu hiện của văn hóa đảng vẫn trầm trọng như cũ. Ví như lời nói hoặc khi chia sẻ luôn thích to tiếng lấn át, không quản là với đồng tu, người nhà, gồm cả người thường trong các sự việc khác nhau đều biểu hiện ra. Trước đây lời nói của tôi cũng như vậy.
Một hôm, tôi cao giọng nói với đồng tu, cảm giác cách làm của mình logic, hành vi và kết quả đều rất tốt. Nhưng đồng tu không cho là tôi nói đúng. Tôi không kìm được liền lập tức phản đối, cao giọng lên nói. Tôi cảm thấy mình nói rất có lý, rất logic, làm sao mà đối phương không tiếp nhận?
Khi tĩnh tâm xuống, quay đầu nhìn lại mình những năm qua, phương thức lời nói, thường âm lượng lời nói to, cao giọng, dùng từ không thiện, thường muốn áp đảo đối phương, lời nói ra thể hiện sự tức giận. Tâm thái, ngữ khí đều không thiện, phóng túng mặt ác bản thân. Vì sao lời chúng ta nói ra hay dùng hình thức to tiếng lấn át để biểu đạt cách nghĩ của bản thân? Sau khi hướng nội tôi phát hiện, nhiều năm qua tôi đã quen với phương thức biểu đạt của văn hóa đảng này.
To tiếng lấn át bao hàm trong nó nhiều yếu tố như tranh đấu, ác, chấp vào tự ngã, tâm hẹp hòi, muốn thể hiện bản thân, bất bình và không khoan dung, càng không nói gì tới từ bi. Khi to tiếng lấn át, dù là nói có đạo lý cũng là không phù hợp với tiêu chuẩn Đại Pháp. Không có sự bình hòa, khoan dung, tâm thái từ bi và đạo lý làm cơ sở, rất dễ thể hiện ra cao giọng, ngôn ngữ và hành vi thô lỗ.
Chúng ta tu luyện là tu không phải đúng sai, mà là tu tâm tính. Là người tu luyện, to tiếng lấn át là một chấp trước mạnh mẽ, nhất định không phải là biểu hiện của Thần. Tu xuất sự bình hòa, khoan dung và từ bi mới có thể trợ Sư chính Pháp tốt hơn nữa, cứu thêm nhiều người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/22/356990.html
Đăng ngày 03-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.