Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-09-2018] Trong tiếng Trung, từ “trân quý” có nghĩa là trân trọng và yêu quý một thứ gì đó. Thông thường, đối với những thứ hiếm có hoặc vô cùng đắt giá, con người mới có coi trọng cao độ và coi trọng cất kỹ, yêu thích không muốn rời tay. Nhưng trên thực tế, chỉ có những người biết thực sự trân quý mọi thứ xung quanh mình mới có thể có được hạnh phúc chân chính.

Vậy đối với đệ tử Đại Pháp, cái gì mới thực sự đáng trân quý? Dưới đây là thể ngộ của cá nhân tôi về vấn đề này.

Trân quý nhân thân nan đắc

Không có thân người thì một sinh mệnh không có cách nào tu luyện thành Thần, Phật, dù cho họ có chân tâm phát nguyện thì có lẽ cũng phải khổ đợi hàng nghìn năm.

Chúng ta đã từ bỏ hào quang của Thần, vinh diệu của Chủ để hạ thế xuống Tam Giới là vì điều gì? Đó chẳng phải vì chúng ta muốn có được thân người để trợ Sư chính Pháp ư? Thế gian vinh hoa phú quý, nhu tình vạn chủng này đối với người tu luyện mà nói quả thực là như mây khói, không có chút ý nghĩa nào.

Dùng thân người thành tựu Phật quả, thân người mới có giá trị. Nếu không, dù cho sống lâu trăm tuổi, con người cũng chỉ tạo nghiệp mà thôi. Vì vậy, hiến thân vì chứng thực Đại Pháp, phó xuất để thức tỉnh chúng sinh mới thực sự không uổng trách nhiệm khi đắc được thân người của chúng ta.

Trân quý sự vô giá của Đại Pháp

Đại Pháp của Vũ trụ được hồng truyền tại thế gian, từ xưa đến nay chưa hề có, chỉ lần này mới hồng truyền, vì vậy có thân người mà gặp được Đại Pháp thì đúng là cơ duyên nghìn năm chẳng thấy vạn năm chẳng gặp.

Hiểu được rằng Đại Pháp là một kho báu vô song sẽ giúp chúng ta nhập tâm học Pháp và trân quý từng câu từng chữ trong Pháp, như vậy chân Pháp mới hiển hiện ra cho những người trân quý Pháp. Nếu chúng ta không trân quý, Pháp sẽ không hiển thần linh.

Một khi hiểu được sự vô giá và uy nghiêm của Đại Pháp, chúng ta cần có trách nhiệm trân quý và bảo vệ các sách của Đại Pháp. Cảnh giới tâm tính thực sự của chúng ta sẽ được thể hiện thông qua mức độ chúng ta bảo vệ Đại Pháp trước những người có ý định làm tổn hại đến Đại Pháp.

Trân quý cơ duyên đồng tại với Chính Pháp

Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp đồng tại với Chính Pháp, vì vậy chúng ta cần có trách nhiệm duy hộ Đại Pháp.

Giả sử, trong 200 triệu năm lịch sử, thời gian dành cho Chính Pháp là 30 năm. Có nghĩa là, 20 năm đã trôi qua rồi, và chúng ta chỉ còn lại 10 năm – tương đương với 3.000 ngày. Nếu thời gian được cấp hữu hạn như vậy, thì thứ gì trên đời có thể quan trọng hơn Chính Pháp được chứ?

Trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải hoàn thành tốt trách nhiệm của Thần hộ Pháp, phát chính niệm thuần tịnh diệt trừ tà ác và giảng thanh chân tướng, để sinh mệnh quy chính trong Chính Pháp.

Trân quý sự từ bi của Sư phụ

Sư phụ luôn lặng lẽ chăm sóc cho chúng ta, vô tư ban mọi thứ cho chúng ta, vì chúng ta mà gánh chịu mọi khổ nạn – sự từ bi của Sư phụ là vô xứ bất tại. Ngài còn vớt chúng ta lên từ địa ngục, chỉ dẫn chúng ta trong cõi mê, khích lệ mỗi khi chúng ta té ngã, và khoan dung khi chúng ta lầm đường lạc lối. Sư phụ trân quý chúng ta vô cùng vô tận.

Nhờ vậy, chúng ta mới tránh được kiếp nạn, tỉnh mộng, và quay lại khi lạc đường. Nếu không, chúng ta chính là đang giẫy giụa trong địa ngục và gánh chịu khổ ải vô biên. Do đó, chúng ta cần biết trân quý và khắc ghi trong tâm sự từ bi khổ độ của Sư phụ, như thế chúng ta mới có thể tự ngộ tự giác và đề cao bản thân.

Trân quý nhân duyên với các đồng tu

Trong thế giới bao la này, không dễ dàng gì mà gặp được nhau, cùng tu một Pháp, cùng một Sư phụ, và cùng cứu độ một lớp chúng sinh. Chúng ta cần biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau bởi vì chúng ta đang bước đi trên cùng một con đường.

Sư phụ giảng:

“Tức là, một bộ phận lớn trong các đệ tử Đại Pháp là đã đến theo các thiên thể đó, người người kết duyên, rồi sau ngày viên mãn quay trở về, chư vị dẫu muốn gặp lại thì cũng hầu như không thể được; do đó chư vị nên biết quý cái duyên phận này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003])

Hôm nay, chúng ta có thể cùng nhau ở đây, nhưng sau này có lẽ mỗi người sẽ đến một chân trời góc bể, không hứa hẹn ngày gặp lại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm để cho những đồng tu bên cạnh mình cảm thấy ấm áp, cảm thấy sự ấm cúng ôn hòa của Phật Pháp, và tăng thêm chính niệm và lòng từ bi khi có sự hiện diện của chúng ta.

Chúng ta cần có trách nhiệm giải thể oán hận, tiêu trừ gián cách, đồng thời lý giải lẫn nhau, bao dung lẫn nhau, và không rời nửa bước cùng nhau tu luyện tinh tấn.

Trân quý con đường đã đi qua

Trên con đường tu luyện của chúng ta, can nhiễu từ cựu thế lực, chướng ngại từ lạn quỷ, phá hoại của tà đảng, và sự cản trở của thế nhân có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Sư phụ, sự cổ vũ của các đồng tu, và sự quyết tâm của bản thân, chúng ta đã và sẽ có thể vượt qua tất cả những chướng ngại này.

Trân quý con đường đã qua, chúng ta mới có thể trân quý tương lai, mới có thể không cực đoan, không mù quáng, không thỏa hiệp. Hãy không ngừng bước đi một cách vững vàng trên con đường tu luyện của bản thân và thành thục.

Trân quý thời gian trôi nhanh

Thời gian là vô tình, thời gian là hữu ý. Người nào biết quý trọng thời gian để tu luyện, người đó sẽ được kéo dài sinh mệnh; người nào tu luyện tinh tấn, người đó sẽ có thể viên mãn.

Trong thời kỳ lịch sử mấu chốt này, mỗi thời khắc đều vô cùng quý giá, vì vậy chúng ta cần vận dụng thời gian cho tốt. Ai lãng phí thời gian, người đó đang hoang phí chính mình và hủy diệt tương lai của bản thân.

Khi ngủ, chúng ta thường trở nên vô thức, vì vậy mỗi khi tỉnh giấc, chúng ta cần nắm chắc từng thời từng khắc. Nếu buông lỏng chính mình và không biết nắm chặt thời gian, chúng ta chỉ có thể hối hận không nguôi.

Trân quý chính là trách nhiệm của chúng ta

Cơ duyên chỉ có thể gõ cửa một lần: thân người, Chính Pháp, Sư phụ, đồng tu, và thời gian cùng một lúc xuất hiện trước mắt chúng ta, nhìn thì rất bình thường, nhưng thực ra đều là cơ hội không thể để tuột mất. Nếu bỏ lỡ cơ hội vàng này, lúc qua đi thì có thể chúng ta sẽ hối tiếc muôn đời. Cho nên, hiện tại nếu chúng ta vẫn không biết trân quý, thì thật sự là sẽ không thể được hóa độ.

Trân quý thời gian, chúng ta mới có thể có trách nhiệm với bản thân; trân quý Đại Pháp, chúng ta mới có thể quý trọng từng câu từng chữ trong Pháp; trân quý Chính Pháp, ta mới có thể luôn luôn khắc ghi Pháp trong tâm; trân quý đồng tu, chúng ta mới có thể ý hợp tâm đầu; và trân quý quãng thời gian này, chúng ta mới có thể toàn lực bước đi.

Nhân sinh không có vé khứ hồi, mà trên đời lại không có thuốc chữa “hối hận”, vì vậy, chúng ta cần biết trân quý cơ duyên với Đại Pháp và đừng vô tình bõ lỡ mất cơ duyên.

Đối với các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, quãng thời gian này chính là để chúng ta thức tỉnh chúng sinh và viên mãn tu luyện của bản thân.

Thời gian sẽ không bao giờ dừng lại đợi một ai. Chỉ khi chúng ta trân quý mọi thứ xung quanh mình, bước đi từng bước vững chắc, chân tâm phó xuất và dụng tâm làm tốt mọi việc, chúng ta mới có thể có thêm niềm vui và bớt đi sự tiếc nuối.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/21/374073.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/16/172877.html

Đăng ngày 02-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share