Bài của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-08-2009] Ngày 2 tháng 8, tuần báo Minh huệ đăng bài của một học viên ở tỉnh Cam Túc với tựa đề “Không ngừng học thuộc Pháp; giải thế tà ác”. Người học viên đó đã viết rằng khi lính canh đến thẩm vấn anh, anh cảm thấy rất áp lực nên đã bắt đầu học thuộc kinh văn “Diễn giải Pháp” (trong Tinh tấn yếu chỉ) của Sư Phụ

“Khi gặp một khó khăn, quý vị, những đồ đệ của tôi, nếu có thể bình tĩnh bất động, hoặc điều tâm tuân thủ đúng theo những đòi hỏi khác nhau tại những tầng cấp khác nhau, thì điều ấy sẽ đảm bảo quý vị vượt qua phép kiểm nghiệm. Nếu nó [phép kiểm nghiệm/khó khăn] vẫn tiếp tục mãi không dứt, thì điều ấy có nghĩa là ma quỷ vẫn còn lợi dụng được chỗ sơ hở do quý vị chưa làm chủ được tình hình. Dầu sao đi nữa, người tu không phải người đời. Cớ sao phần bản tính của quý vị lại không được thanh lọc Pháp?”

Học viên đó đã cho rằng một khi mà anh giữ được tâm tĩnh lặng, anh sẽ có thể vượt qua được khảo nghiệm. Anh cũng quyết định không thừa nhận hay chấp thuận yêu cầu của kẻ bức hại. Rồi anh lại tiếp tục bị tra tấn tàn bạo hết lần này đến lần khác. Sau sáu năm bị tù giam, anh bị gửi đến trại tẩy não. Vào những ngày đông giá rét nhất, anh bị xích vào chấn song cửa sắt khi trên người chỉ có tấm áo mỏng. Ngay cả khi đó, anh vẫn nghĩ, “Nếu mình có thể kiên định được chỉ 1 hay 2 ngày nữa, mọi thứ sẽ khá hơn. Mùa đông chỉ kéo dài 4 tháng. Hai tháng nữa mùa xuân sẽ đến.” Tâm anh chứa đầy suy nghĩ như vậy . Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy tiếc và cảm thông cho người học viên vì anh đã không hiểu rõ ‎ nghĩa của việc “phủ nhận bức hại”.

Theo thể ngộ cá nhân của tôi về bài kinh văn “Diễn giải Pháp”, Sư Phụ bảo chúng ta không những nên kiên định khi đối mặt với bức hại mà còn nên dùng chính niệm của thần mà phủ nhận nó. Chúng ta không được chịu đựng nó một cách bị động. Người học viên chỉ chú ý‎ đến vế thứ nhất.

“Khi gặp một khó khăn, quý vị, những đồ đệ của tôi, nếu có thể bình tĩnh bất động, hoặc điều tâm tuân thủ đúng theo những đòi hỏi khác nhau tại những tầng cấp khác nhau, thì điều ấy sẽ đảm bảo quý vị vượt qua phép kiểm nghiệm.”
mà bỏ qua vế thứ hai, “Nếu nó [phép kiểm nghiệm/khó khăn] vẫn tiếp tục mãi không dứt, thì điều ấy có nghĩa là ma quỷ vẫn còn lợi dụng được chỗ sơ hở do quý vị chưa làm chủ được tình hình. Dầu sao đi nữa, người tu không phải người đời. Cớ sao phần bản tính của quý vị lại không được thanh lọc Pháp?”

Trong các bài khác mà học viên đó học thuộc bao gồm bài “Công năng là gì” và “Tác dụng của chính niệm”, Sư Phụ còn bảo cho chúng ta rõ ràng hơn làm thế nào để phần thần của chúng ta có thể hỗ trợ trong Chính Pháp bằng cách diệt trừ tà ác và các nhân tố trong không gian khác, bài trừ bức hại tà ác, và phủ nhận an bài của cựu thế lực. Tôi nhớ lại bài của một học viên khác kể về trải nghiệm của anh vài năm trước. Anh cũng bị đánh đập và tra tấn tàn bạo dưới hình thức sốc điện. Nhưng anh không chỉ nghĩ đến tâm kiên định. Thay vào đó, anh cố nghĩ xem phần biết của anh có thể chứng thực Pháp như thế nào. Sau một tháng, anh đã đến một nhận thức đúng. Khi lính canh cố gắng giật điện anh, chiếc dùi cui tự quay tròn khi ở cách anh 10 feet. Lính canh thay nó bằng một cái dùi cui điện mới, nhưng chuyện tương tự lại xảy ra. Sau lần thứ 3, lính canh sợ đến mức họ đều quỳ xuống xin anh tha thứ. Sau đó, không còn ai dám tra tấn anh nữa. Đó là uy lực của chính niệm.

Cuộc bức hại này không phải chỉ là con người chống lại con người. Tác giả của bài viết gốc cũng nhận thấy rằng yếu tố tà ác ở không gian khác cũng đọc được suy nghĩ của anh. Vì vậy, nếu đệ tử Đại Pháp dùng chính niệm để giải thể tà ác vào mọi thời khắc, tà ác cũng muốn thả đệ tử đó, để khỏi bị tiêu diệt. Cho dù thế nào chăng nữa, đệ tử Đại Pháp phải có chính niệm để phủ nhận bức hại. Sư Phụ sẽ dẫn dắt và bảo hộ chúng ta. Ở cuối bài viết, người học viên tả lại cảnh anh đã nắm lấy chân của viên đội trưởng cai ngục ở trại tẩy não và hét lên “Tôi muốn về nhà. Các ông đã bức hại tôi hơn 6 năm rồi. Các ông không cho tôi về nhà thì tôi cũng không để cho các ông đi.” Cuối cùng, anh đã phủ nhận cuộc bức hại. Mặc dù anh không hiểu rõ về việc phát chính niệm để tiêu diệt tà ác, anh cũng thể hiện rõ quyết tâm chấm dứt cuộc bức hại. Vì vậy, Sư Phụ mới có thể giúp được anh. Vài tháng sau, anh được trả về nhà. Nhưng thật đáng tiếc là cuộc bức hại đã kéo dài quá lâu và anh đã phải chịu quá nhiều đau đớn.

Vài học viên xung quanh tôi cũng ở trong tình huống như vậy. Họ tu luyện ‘kiên định’ trong can nhiễu nhưng họ không dùng chính niệm mạnh mẽ để phủ nhận bức hại. Một lần tôi đến thăm một học viên lâu năm. Ông ấy là phụ đạo viên của vùng. Sau khi trải qua nghiệm bệnh trầm trọng, ông ấy bảo gia đình đóng cửa cơ sở kinh doanh nhỏ và dành toàn bộ thời gian làm 3 việc. Thực tế là ông ấy đã chấp nhận bức hại. Khi chúng tôi gặp nhau, ông ấy đã nói vài lần, “Điều này thật là đau đớn. Không một người thường nào có thể chịu đựng nổi.” Khi chứng thực rằng mình có khả năng chịu đựng, ông ấy đã thừa nhận và coi bức hại như là môi trường tu luyện. Thực ra, Chính Pháp không yêu cầu chúng ta tăng cường sức chịu đựng mà là phủ nhận bức hại. Mặc dù các học viên trong vùng cố gắng giúp ông, ông vẫn không nhận thức được rõ ràng dựa trên Pháp hay phủ nhận được an bài của cựu thế lực. Cuối cùng, ông đã qua đời.

Tất cả các học viên đều có hoàn cảnh và thiếu sót khác nhau. Vài người bị phong bế bởi chấp trước của chính mình và không muốn dứt bỏ chúng, vài người lúng túng trong nhận thức về Pháp lý, có người gặp khổ nạn trong gia đình, nhưng họ đều có thể làm được khối lượng lớn công việc để chứng thực Pháp. Uy đức của đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp được triển hiện qua khả năng phủ nhận bức hại của chúng ta. Đó là đi trên con đường mà Sư Phụ an bài. Tất cả những gì của một đệ tử Đại Pháp đều do Sư Phụ an bài. Bức hại và can nhiễu lẽ ra không nên có. Tôi có một đề nghị là tất cả những học viên đang bị can nhiễu hay bức hại hãy tĩnh tâm và suy nghĩ nghiêm túc xem liệu có phải thiếu sót của họ đã bị tà ác lợi dụng không. Họ không nên bị bế tắc trong trạng thái can nhiễu trong một thời gian dài, hay thụ động chấp nhận bức hại. Khi tu luyện bản thân, chúng ta cũng nên phát chính niệm để bài trừ an bài của tà ác.
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin hãy vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng với Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/7/206013.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/16/110070.html
Đăng ngày 18-08-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share