Bài viết của một đệ tử Đại Pháp Nhật Bản
[MINH HUỆ 20-9-2017] Tôi đắc Pháp tu luyện từ năm 1996. Trong suốt 21 năm tu luyện của mình, tôi đã tham dự nhiều Pháp hội nhưng chưa bao giờ tôi chia sẻ về những tâm đắc thể hội của bản thân. Mặc dù bản thân đã vượt qua nhiều khổ nạn, nhưng con có thể báo cáo với Sư phụ rằng đã có những lần con phải gắng hết sức mình mới có thể vượt qua được.
Mâu thuẫn phát sinh
Nhìn chung, tôi không có mâu thuẫn với người thường hay các học viên khác, nhưng lại hay xung đột với vợ mình, cô ấy cũng là một học viên. Mâu thuẫn của chúng tôi kéo dài quá lâu, lúc tốt lúc xấu, lặp đi lặp lại khiến cả hai đều vô cùng thống khổ.
Mâu thuẫn giữa chúng tôi thường nảy sinh từ chính những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, từ thói quen sinh hoạt, cách thức giải quyết xử lý vấn đề, và cách nói chuyện của chúng tôi với nhau,… Mặc dù vào lúc đó sự việc không có gì to tát, nhưng chúng tôi lại rất khó kiểm soát được bản thân. Mặc dù, sau mỗi lần tranh cãi, tôi đã hướng nội để tìm chấp trước, nhưng tôi lại thấy vợ mình có nhiều lỗi hơn. Thế rồi, nhân tâm của tôi ngày càng nhiều lên và dồn tích lại.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện trong Đại Pháp là từng tầng từng tầng loại bỏ tư tưởng con người. Mọi người biết rằng giống như củ hành tây vậy, bóc đi từng lớp từng lớp [vỏ của] nó, cuối cùng bóc hết, thì là bản chất.”(Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand)
Tôi đã viện đến đoạn Pháp này để tự bào chữa cho mình mà không thực sự hướng nội để tìm ra những chấp trước của bản thân. Trong khi học Pháp, tôi sẽ ghi nhớ lại bất cứ đoạn Pháp nào liên quan tới vợ tôi và sau đó đọc cho cô ấy nghe khi cô ấy bình tĩnh trở lại. Mặc dù dường như là chúng tôi đang chia sẻ thể ngộ, nhưng thực chất là, tôi đã không chiểu theo các yêu cầu của Pháp mà đang vô tình cố gắng ép cô ấy phải thay đổi.
Chúng tôi lại bắt đầu phàn nàn lẫn nhau. Tâm tranh đấu và oán hận của tôi tăng lên không kiểm soát được khiến chúng tôi cãi cọ ngay trong khi học Pháp. Cuối cùng thì chúng tôi đã ngừng học Pháp cùng nhau.
Lỗi của tôi
Tình trạng của chúng tôi được cải thiện tốt hơn một chút khi chúng tôi chuyển nhà và một số học viên khác ở gần đó đã tới nhà học Pháp cùng chúng tôi. Tuy nhiên, việc thay đổi này chỉ diễn ra ở bề mặt, bởi vì tôi đã không thực sự hướng nội và thay đổi chính mình và đã không thể buông bỏ chấp trước vào tự ngã của mình. Đôi khi vợ tôi và tôi vì một lý do gì đó mà bất đồng ý kiến và thường lôi những chuyện cũ ra để cố thuyết phục người kia thay đổi.
Gần đây, do nhận thức từ Pháp nên tôi đã tu sửa mình tốt hơn và nghĩ rằng trạng thái tu luyện của tôi cũng đã được cải thiện. Tôi chú tâm hơn tới thái độ và cách nói từng khiến vợ tôi phàn nàn, và cảm thấy hài lòng về sự tiến bộ của mình.
Một ngày nọ, trong khi đang chuẩn bị bữa sáng, tôi đã nài nỉ cô ấy một vài việc. Đột nhiên cô ấy vô cớ liếc mắt nhìn tôi.
Tôi đã giữ bình tĩnh và phát chính niệm để hướng nội bản thân. Ngay tức thì, tôi đã có thể nhìn rõ ràng căn nguyên của vấn đề khiến chúng tôi xung đột. Trước ảnh của Sư phụ, tôi đã xin lỗi Ngài: “Thưa Sư phụ, tất cả là lỗi của con bởi vì con đã không làm tốt việc tu luyện của mình.” Trong đầu óc tôi không có bất kỳ một suy nghĩ xấu nào về cô ấy và cũng không mang tâm oán hận với cô ấy nữa.
Sư phụ dạy chúng ta:
“Do đó mọi người nhất định phải coi trọng công việc phát chính niệm; bất kể bản thân chư vị có cảm thấy được năng lực hay không, chư vị cần phải thực hiện [phát chính niệm]. Chư vị thanh trừ [những thứ] trong tư tưởng bản thân, đó là có tác dụng trong phạm vi của bản thân chư vị; đồng thời chư vị cần thanh trừ [những thứ] cả bên ngoài nữa, đó là có quan hệ trực tiếp đến không gian sở tại của chư vị; nếu chư vị không thanh trừ chúng, thì chúng không chỉ bức hại chư vị, ức chế chư vị, mà chúng còn bức hại các học viên khác, các đệ tử Đại Pháp khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001] – Giảng Pháp tại các nơi II)
Tôi thể ngộ được rằng, nếu tâm oán hận của tôi đối với vợ càng nhiều, thì nó sẽ mang càng nhiều phiền phức đến cho cô ấy. Và thực chất là tâm oán hận và tâm tranh đấu của tôi là nguyên nhân gây ra mẫu thuẫn giữa chúng tôi. Cựu thế lực sẽ lợi dụng những chấp trước này của tôi để gây gián cách giữa chúng tôi.
Bởi vì chúng tôi là một gia đình, nên tâm tính của chúng tôi sẽ có tác dụng ảnh hưởng lẫn nhau, ngay cả khi mỗi người chúng tôi đều có một con đường tu luyện riêng biệt. Khi chấp trước của tôi bị cựu thế lực dùi vào, thì những chấp trước của vợ tôi cũng bộc lộ và cô ấy cũng bị kéo xuống.
Vì sao sau nhiều năm tu luyện như vậy mà chúng ta vẫn không hiểu những thủ đoạn của cựu thế lực? Vì sao tôi không nhìn vào bản thân mình mà vẫn chỉ tiếp tục đổ lỗi cho cô ấy?
Sau khi tìm ra những chấp trước của mình, tôi thực sự không còn oán giận vợ tôi nữa. Tôi cảm thấy rất có lỗi với cô ấy vì sự thiếu tinh tấn của tôi đã mang đến những hậu quả xấu đối với việc tu luyện của cô ấy.
Thực tu là tu luyện chính mình
Trong Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan, Sư phụ giảng:
“Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự, mới có thể đề cao không ngừng, mới có thể đi cho chính con đường tu luyện, mới có thể tiến về viên mãn!”
Sư phụ luôn dạy chúng ta là phải tu luyện bản thân mình cho tốt. Tôi đã không hiểu được nội hàm sâu sắc của Pháp lý mà Sư phụ giảng và tuân theo các Pháp lý này để đề cao tâm tính của bản thân, mà trái lại tôi đã cố gắng sử dụng những Pháp lý này để ép buộc vợ tôi phải thay đổi. Việc này đã thể hiện sự không kính Sư kính Pháp của tôi.
Sau mâu thuẫn, tôi dường như bừng tỉnh khỏi giấc mộng và giờ đây tôi biết cần làm thế nào để tu luyện chính mình. Khi nhìn lại tất cả những cơ hội mà tôi đã bỏ lỡ để có thể đề cao tâm tính, tôi đã vô cùng hối hận.
Sư phụ giảng:
Thực Tu
Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.
Diễn nghĩa:
Tu thật sự
Học Pháp được Pháp,
So sánh việc học việc tu với nhau,
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,
Làm đến thế tức là tu.
Qua việc chia sẻ kinh nghiệm của mình, tôi đã để lộ rất nhiều nhân tâm bị giấu kín cũng như không thể phát hiện được và đã bị bỏ qua. Mặc dù ý chí tu luyện của tôi không thay đổi, nhưng tôi lại tu luyện không thực sự tinh tấn. Tu luyện sẽ không còn mang ý nghĩa tu luyện nữa nếu tâm tính không được đề cao lên.
Thực tu có nghĩa là tu luyện tâm tính của mình. Tôi sẽ trân trọng mọi cơ hội để cải thiện bản thân. Chỉ khi tôi gắng hết sức mình thực thi mọi việc, tôi mới có thể xứng đáng báo cáo với Sư phụ của chúng ta.
(Bài chia sẻ tại Pháp hội Nhật Bản năm 2017)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/20/353967.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/25/165540.html
Đăng ngày 31-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.