Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Los Angeles và Seattle

[MINH HUỆ 25-7-2017] Với hầu hết mọi người, ngày 20 tháng 7 là một ngày bình thường, nhưng đối với Tiến sỹ Tạ Vệ Quốc thì đó là ngày mà ông luôn khắc cốt ghi tâm, không thể nào quên. Vào ngày này 18 năm về trước, các bạn học và người thầy hướng dẫn của ông tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã trở thành đối tượng bị bức hại trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thậm chí trong số họ có những người đã qua đời.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch bức hại trên phạm vi toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong suốt 18 năm qua, hàng trăm ngàn học viên đã bị giam giữ, bị tra tấn và thậm chí bị giết hại. Vô vàn gia đình đã bị ly tán.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở Los Angeles, hoặc trực tiếp bị bức hại ở Trung Quốc hoặc đã chứng kiến cảnh bạn bè và gia đình phải chịu đựng sự bức hại.

Ngày 23 tháng 7 năm 2017, các học viên ở Los Angeles đã tổ chức một cuộc mít tinh nhằm tiếp tục nỗ lực nâng cao nhận thức cho cộng đồng về cuộc bức hại của chính quyền Trung Cộng và kêu gọi trợ giúp chấm dứt tội ác tàn bạo này.

07c1f86aba8e6d18e5475d6dcbec4cf3.jpg

9df456a380df678e3e46a5d999e210b5.jpg

41c5b7dcb6c8ab926ab2e158d85b565a.jpg

Buổi mít tinh tổ chức tại cầu cảngSanta Monica, Santa Monica, Nam California

Nỗi đau mất đi người thầy và những người bạn học

295414dc45294b0b3982af53798aa5a8.jpg

Tiến sỹ Tạ Vệ Quốc cầm tấm biểu ngữ

Tiến sỹ Tạ Vệ Quốc, nhân chuyến đến thăm trường Đại học California ở Los Angeles (UCLA) với tư cách là một học giả từ Anh Quốc, đã tham gia các hoạt động ở địa phương đánh dấu 18 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Năm 1991, Tiến sỹ Tạ được nhận vào Trường Đại học Thanh Hoa và đến năm 1999 thì sang Anh du học. Năm 2003, ông được cấp bằng tiến sỹ của trường Đại học Manchester.

Theo hồi ức của Tiến sỹ Tạ, Giáo sư Cao Xuân Mãn, người thầy hướng dẫn của ông tại Đại học Thanh Hoa cũng là người đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông – đã phải lưu vong sang nước Nga để tránh cuộc bức hại vào năm 1999. Nhưng thật không may khi Chính phủ Nga đã trục xuất vị giáo sư 73 tuổi này về nước dưới sức ép của ĐCSTQ. Ông không bị bỏ tù nhưng không được phép tu luyện Pháp Luân Công. Tiến sỹ Cao qua đời vào tháng 3 năm 2011.

Một bạn học của Tiến sỹ Tạ là ông Viên Giang đã bị bắt giữ và bị tra tấn trong gần một tháng khiến ông Viên qua đời vào năm 2001. Nhiều sinh viên và giáo viên của Đại học Thanh Hoa cũng đã mất đi sinh mạng do cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Các diễn giả phát biểu tại buổi mít tinh

28ff49ef1b0968f7d1a356a58975f610.jpg

Ông Barry Simon

Ông Barry Simon, Phó Chủ tịch Hiệp hội Liên Hiệp Quốc tại Hoa Kỳ, khu vực Nam California kinh hoàng trước sự bức hại mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng.

Ông nói rằng những tội ác như vậy đáng lẽ không nên xảy ra ở Trung Quốc hay bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. “Giết hại người dân để lấy tạng thì thật là dã man. Mọi người cần kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này”.

Bà Liu Yaya, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Thị giác Los Angeles cũng phát biểu tại buổi mít tinh. Bà nói: “ĐCSTQ đã tiến hành bức hại các đức tin kể từ khi nó lên nắm quyền tại Trung Quốc. Điều này cho thấy nỗi sợ hãi của chế độ này. Những người có tín ngưỡng ôn hòa không bao giờ có ý định lật đổ chính quyền, nhưng chính cuộc bức hại của ĐCSTQ đã khiến người dân phản đối nó.”

277206aa049083abdb69ef2b86c5244a.jpg

Bà Thanh le,đại diện của các học viên Pháp Luân Công

Bà Thanh Le, đại diện cho các học viên Pháp Luân Công tại Los Angeles đã nhắc lại cho khán giả nội dung của Nghị quyết H. Res. 343 của Quốc hội Hoa Kỳ được thông qua vào ngày 13 tháng 6 năm 2016 hối thúc ĐCSTQ chấm dứt hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm, đồng thời chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Các nhà Lập pháp Dana Rohrabacher, Ileana Ros Lehtinen và nhiều Nghị sỹ khác tiếp tục lên tiếng ủng hội Pháp Luân Công. Đặc biệt, ông Rohrabacher đã nhận xét rằng việc cưỡng bức thu hoạch tạng là điều ác và là một tội ác phản nhân loại. Chúng ta cần nỗ lực hết sức để đưa từng cá nhân dính líu vào tội ác này ra công lý.”

Seattle: Nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Ngày 22 tháng 7 năm 2017, các học viên Pháp Luân Công ở Seattle đã tập trung tại công viên Westlake Park, một quảng trường công cộng tại trung tâm thành phố Seattle nhằm giới thiệu Pháp Luân Công, thu thập chữ thỉnh nguyện và nâng cao nhận thức của cộng đồng về cuộc bức hại. Đơn thỉnh nguyện này kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và đưa Giang Trạch Dân ra công lý.

70f3df9b1e864c6584f866749d6d854d.jpg

ca408020fc6a7b2d001e7001c369358e.jpg

1d8ce0d708c264f1db19e3805d93368d.jpg

Biểu diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại Công viên Westlake Park.

Nhiều người bị cuốn hút sau khi xem các học viên biểu diễn các bài công pháp ôn hòa. Họ đã nhận tờ rơi thông tin và ký thỉnh nguyện sau khi biết được tội ác thu hoạch tạng của các học viên để kiếm lời của ĐCSTQ. Có gần 300 người đã ký thỉnh nguyện trong sự kiện kéo dài 4 tiếng đồng hồ.

Cô Samantha, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Seattle lần đầu tiên nghe nói đến Pháp Luân Công. Sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại, cô đã thốt lên: “Thật khủng khiếp! Cần có nhiều phương tiện truyền thông hơn nữa nhận thức được tội ác này. Trước đó tôi chưa từng biết đến cuộc bức hại nhưng giờ thì tôi sẽ nói cho mọi người biết về nó.”

Ông Johnston từ đảo Carmano, Bang Washington đã gặp một học viên để tìm hiểu về những gì đang diễn ra. Sau khi ông biết được rằng trong vòng 7 năm phổ truyền, ở Trung Quốc đã có 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, ông nói: “Khi các bạn nói có 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, thì tôi hiểu rằng đó hẳn là một pháp môn rất tuyệt vời và đáng chú ý. Đó hẳn là trí huệ của dân tộc Trung Hoa!”. Sau đó, ông tìm hiểu thông tin về tội ác thu hoạch tạng trên các bảng trưng bày và đã ký thỉnh nguyện.

Một người đàn ông tên là Meeka đến từ Ethiopia đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và nói: “Hơn 10 năm qua, tôi chưa từng ký thỉnh nguyện một lần nào nhưng hôm nay thì tôi nhất định phải ký tên vào đơn thỉnh nguyện này”. Một học viên đã tặng ông một bông hoa sen được gấp bằng giấy. Ông nhẹ nhàng cầm bông hoa sen và liên tục nói: “Cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn!”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/25/351603.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/28/164813.html

Đăng ngày 2-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share