Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam

[MINH HUỆ 30-7-2016] Năm cư dân ở thành phố Ngọc Khuê bị bắt vào ngày 24 tháng 7 khi đang phát tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999. Ngay sau đó, nhà của họ cũng bị lục soát.

Khi người nhà các học viên tìm cách đòi tự do cho họ vào ngày 27 tháng 7, người của Phòng 610 địa phương đã đến đe dọa người nhà học viên. Phòng 610 là cơ quan ngoài pháp luật được trao quyền chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công, vượt trên hệ thống hành pháp và tư pháp.

Hiện cả năm học viên gồm bốn nữ và một nam vẫn đang bị tạm giam tại thời điểm viết bài này. Gia đình của họ cũng không được phép vào thăm.

Gia đình bị đe doạ

Trước đây, các học viên này liên tục là mục tiêu bức hại chỉ bởi họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Gia đình các học viên đều biết rất rõ là Phòng 610 đứng đằng sau lần bắt giữ này.

Gia đình cô Tần Lị Viện đã đến Phòng 610 vào sáng ngày 27 tháng 7 nhưng họ bị trách mắng khi yêu cầu trả tự do cho cô Tần.

Chiều cùng ngày, người nhà của bà Đặng Thuý Bình, bà Lý Lệ, và bà Lý Quỳnh Trân cũng đến Phòng 610, nhưng được thông báo là người phụ trách đi công tác.

Tuy nhiên, người nhà các học viên vẫn không rời đi, chỉ sau đó một tiếng, có nhiều người mặc đồ đen xuất hiện, do công an có họ Lý dẫn đầu, đã ra lệnh cho người nhà các học viên phải rời đi ngay lập tức. Cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ đi.

Đêm hôm đó, chính quyền đã cử người đến thẩm vấn gia đình bà Đặng.

Ngày hôm sau, người nhà các học viên khác cũng bị cấp trên ở nơi làm việc cảnh báo “không được gây thêm rắc rối nào nữa”.

Ông Phổ, học viên nam duy nhất trong lần bắt giữ này, không có gia đình giúp đỡ. Vợ ông, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã qua đời vào tháng 7 năm 2009 sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn.

Sự nghiệp bị gián đoạn

Việc các học viên bị bắt nhiều lần đã khiến sự nghiệp của họ bị gián đoạn sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào năm 1999.

Bà Đặng, 51 tuổi, đầu tiên bị tước quyền dạy học tại một trường tiểu học địa phương vào năm 2004. Sau đó, bà bị đuổi việc sau khi bị kết án ba năm tù vào năm 2006, chỉ bởi bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Lý Lệ và chồng là ông Cao Hưng Đông đều là giáo viên. Khi bà bị bắt lần đầu, ông Cao đang bị giam kể từ lần bị bắt vào tháng 10 năm 2014. Cậu con trai bảy tuổi của họ hiện đang nhờ người nhà chăm sóc.

Bà Lý Quỳnh Trân từng là quản lý chi nhánh Ngân hàng Thương mại Công nghiệp Thành phố Ngọc Khuê, nhưng họ đã cho bà nghỉ việc chỉ bởi bà tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Phổ, từng là lái xe cho chính quyền thành phố Ngọc Khuê, nhưng họ cho ông thôi việc sau khi ông bị kết án bốn năm tù.

Sự nghiệp ưa thích của một giáo viên dạy piano 27 tuổi là cô Tần bị gián đoạn sau khi họ bắt giữ cô.

Báo cáo liên quan:

Ông Phổ Chí Minh kiện chính quyền sau khi vợ ông qua đời vì bức hại vì bị bức hại

Một giáo viên ở Vân Nam bị bắt giữ khi nói chuyện với sinh viên cách tìm ra bộ mặt thật của ĐCSTQ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/30/云南玉溪市610雇数十打手威胁法轮功学员家属-332141.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/7/158144.html

Đăng ngày 14-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share