Bài của một đệ tử Đại Pháp

[Minh Huệ] Từ khi tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp tôi biết rằng tôi phải chú trọng đến việc tu khẩu của mình, nhưng tôi vẫn mắc phải nhiều lỗi lầm. Có một đệ tử nói với tôi rằng tu khẩu cũng quan trọng như tu tâm vậy. Tôi thấy việc so sánh này đúng hoàn toàn. Dù chúng ta tu tâm tốt đến đâu cũng không ai thấy được, nhưng khi mình phát biểu, tốt hay xấu, đều được mọi người nghe rõ, và điều này ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta. Tôi mới biết rằng tôi chưa tu khẩu hoặc tu tâm được tốt lắm.

Có một dịp tôi đi thăm họ hàng của tôi. Anh ta đang sửa nhà của anh ta. Anh ta than phiền là những người làm việc hay kéo giờ. Tôi liền chợp miệng nói liền “họ kéo giờ để kiếm tiền đó mà!” Anh họ tôi liền đi tới mấy người thợ và la lối, tôi không kịp để ngăn cản hay bào chữa cho lời phán vô lối, không suy nghĩ của tôi.

Tôi thường thấy rằng, khi tôi mở miệng, thì tôi nói không có suy nghĩ, và không rút lời lại được. Mặc dầu tôi nói, nhưng tôi không có ác ý gì, nhưng đối với người nghe, họ vẫn nghe và nhận những lời nói đó. Vì thế, giữ lời rất là khó. Có một ngày, khi học Pháp, tôi sửng sốt khi đọc những lời của Sư phụ “Như chư vị đã biết, Phật không tự dưng mở miệng” (Chuyển Pháp Luân). Tôi chợt hiểu rằng, là người tu, tôi không nên hành động, nói năng như người thường. Nếu không cần thiết phải nói, thì tôi không nên nói. Nếu nói nhiều, có thể tôi đụng chạm đến người khác hoặc gây khó khăn cho chính tôi.

Khi những đệ tử trong vùng của tôi nói với những đệ tử khác những người đã bị lừa mị và đã làm những điều mà đáng lẽ một đệ tử không nên làm, ngôn ngữ họ dùng hơi nặng và nghe khó chịu lắm. Có vài trường hợp, sau đó, người mà nói đó cũng làm dở hơn những người mà trước đây anh chỉ dạy. Khi chúng ta không làm được những điều mà chính chúng ta nói ra, trước hết chúng ta đã làm cho người khác khó chịu, và sau đó, chúng ta cũng làm cho chúng ta khó chịu.

Tất cả chúng ta đều có duyên phận sinh ra đúng trong thời Chánh Pháp của Sư phụ. Chúng ta nên trân quý thiên duyên này bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tinh tấn tu luyện, học hỏi lẫn nhau. Có ai mà không mắc lỗi đâu? Chúng ta không thể ghét bỏ, chê bai những bạn đồng tu của mình. Lời nói của con người có thể là cánh cửa để mở cho người khác, có thể là cánh cửa phúc, có thể là vô phúc. Cái lưỡi như lưỡi gươm, có thể tận diệt được tà ác và ma quỷ. Chúng ta nên dùng ngôn từ để giới thiệu chân lý của Pháp Luân Đại Pháp đến mọi người, đó cũng chính là để cứu độ chúng sinh.

Trên con đường tu luyện, mỗi một đệ tử đều có những khó khăn và lầm lẫn của riêng mình. Chúng ta không vượt qua thử thách một cách dễ dàng. Đôi khi chúng ta cần dừng lại để suy nghĩ, nhớ lại những gì mà chúng ta đã làm. Đây là lúc chúng ta thật sự tịnh tâm, dùng Pháp để phán xét những gì chúng ta đi qua có phải là trung chánh hay không, những gì chúng ta làm hay nói có đúng với yêu cầu của Pháp hay không. Nếu mắc lỗi, chúng ta cần sửa chữa và làm tốt hơn, tìm ra căn nguyên của lỗi lầm mà diệt bỏ. Với cách này chúng ta sẽ tu luyện tinh tấn hơn và là người tu chân chính, và sẽ được các thần, bạn đồng tu hay người thường tôn trọng.

Cũng giống như khi chúng ta giảng rõ sự thật. Không những chỉ chú trọng về số lượng, nhưng chúng ta cần chú trọng nhiều hơn về cách, tính tinh tế của việc giảng rõ sự thật và ảnh hưởng của nó. Đối với các đệ tử mới mạnh dạn bước ra vì chấp trước vào sợ hãi, đừng bám vào nỗi sợ hãi là đã đi ra quá chậm, hay bám vào sự sợ hãi một cách thái quá, hay chấp trước vào việc sẽ không đạt tới viên mãn. Chúng ta cần phải biết rằng khi chúng ta làm những việc có tính cách thần thánh cho Pháp mà vẫn còn giữ chấp trước của người thường chính là một sự sỉ nhục đối với các Thần. Điều đó cũng có nghĩa là vô trách nhiệm đối với chúng ta và cả người khác nữa. Chúng ta nên dùng tâm thanh tịnh để hành xử trong bất cứ điều gì mà chúng ta làm—ngay cả những việc nhỏ nhặt—và làm chúng thật tốt. Nếu chúng ta cảm thấy khó khăn khi giảng rõ sự thật trực tiếp với người khác, thì chúng ta có thể phát Chính niệm nhiều hơn nữa và tìm cách khác để biểu lộ cho người khác biết là Đại Pháp thì rất tốt. Nếu Sư phụ và Pháp mãi mãi ngự trị trong tâm chúng ta, chúng ta luôn luôn có cách, việc làm cho Pháp và làm tốt. Hãy vững tin đi! Cứ tiếp tục tự xét bản thân mình, học Pháp, tu luyện thì chúng ta sẽ tinh tấn hơn. Làm nhưng không tìm cầu sẽ nhận được một cách rất tự nhiên, đó là điều mà tôi đã học, chiêm nghiệm được.

12-6-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/17/77027.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/1/49726.html.

Dịch ngày 7-7-2004, đăng ngày 8-7-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.


Share