Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 26-1-2016] Bài này tổng kết một chút kinh nghiệm cá nhân, kết hợp một số tình huống thực tế, cùng bàn luận với các đồng tu một vài kỹ xảo nói chuyện trong khi dùng trí huệ giảng chân tướng. Hy vọng giúp các đồng tu khích lệ lẫn nhau, tinh tấn không ngừng, càng ngày càng thực thi tốt sứ mệnh cứu người.

1. Sử dụng phương thức loại suy, lấy ví dụ thích hợp sẽ có hiệu quả tốt
Đây là kỹ xảo rất thông dụng. Ví như khi nói: “Tại sao hễ đã gia nhập đoàn, đội thì cần biểu đạt hành động thoái xuất,” ngày trước có đồng tu viết bài chia sẻ, cô ấy dùng câu: “Trước đây thoái ẩn giang hồ còn cần chậu vàng rửa tay [nữa mới được]”, tôi cảm thấy rất có hình tượng; hiện tại tôi còn biết dùng thêm một câu: “[Khi] từ chức cũng phải viết một bản báo cáo, chẳng đúng hay sao?”

2. Chuyển đổi phương thức biểu đạt số liệu, tăng cường hiệu quả, khiến đối phương dễ dàng thấy đồng cảm và xúc động
Nếu liệt kê đơn thuần một con số, nhiều khi đối phương có lẽ không có cảm nhận, lúc này chúng ta cần chuyển đổi con số đó dưới dạng một phương thức biểu đạt có thể khiến đối phương cảm thấy xúc động.
Ví như nói đến dân chúng bị tà đảng Trung cộng hại chết trong lịch sử, trước đây cách biểu đạt mà chúng ta thường thấy nhất chính là: “gấp hơn hai lần tổng số người tử vong trong đại chiến thế giới,” điều này thực ra chỉ là một dạng chuyển đổi phương thức biểu đạt, khiến đối phương dễ dàng xúc động hơn. Lúc ấy, tôi có lúc sẽ nói là: “Nếu như nói cuộc thảm sát Nam Kinh của Nhật Bản đã khiến 300.000 người thiệt mạng, thì số người Trung Quốc bị đảng cộng sản hại chết còn vượt gấp 200 lần con số đó,” hiệu quả cũng khá tốt. Có lúc tôi cảm thấy người kia nghe xong toàn thân liền chấn động.
Lại như nói đến vùng lãnh thổ phía Đông Bắc bị Giang quỷ bán rẻ, sau khi nói xong con số hơn 1 triệu kilômet vuông bị bán rẻ, lại thêm một câu: “Tương đương với diện tích gấp 40 lần diện tích nước Đài Loan,” càng dễ dàng dẫn khởi sự đồng tình của đối phương.

3. Đứng tại giác độ của đối phương mà suy nghĩ, dùng phương thức mà đối phương có thể lý giải được để miêu tả hiện tượng.
Ví dụ nói tới “Tàng tự thạch”, nếu như mô tả qua loa, sẽ có người dễ dàng phát sinh nghi vấn: “Nếu như vậy, vì sao chính quyền địa phương còn mở rộng phát triển khu du lịch phong cảnh, cho phép mọi người tham quan?” Cho nên nhiều lúc tôi sẽ chủ động nói trước: “Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) toàn là lừa mình dối người, chỉ đưa tin năm chữ đầu tiên, chính quyền địa phương Quý Châu xem xét, quyết định cũng tiến tới mở rộng khai thác du lịch để kiếm tiền. Tại khu tham quan mà dùng kính chống đạn ngăn cách tảng đá ra, sáu chữ đó nhìn thấy được nhưng lại không sờ được, trên vé vào cửa lại chỉ in năm chữ, đúng là giống câu chuyện “bộ quần áo mới của hoàng đế”. Nói như thế, đối phương liền có thể liễu giải.

4. Chú trọng thực tế, dùng thật kích hư
Những gì Trung Cộng tuyên truyền chính là “những lời nói rỗng tuếch”, rất nhiều khẩu hiệu đều phi thực tế. Bởi vì đối với một vài vấn đề mê hoặc người, chỉ cần rơi vào thực tế, đi vào chi tiết, liền dễ dàng nói rõ [trắng đen]. Ví dụ Trung Cộng luôn tuyên truyền “Lợi ích quốc gia ra sao ra sao,” nhưng mà quốc gia là ai? Là do bao nhiêu cá thể tổ thành, không nói chuyện lợi ích cá nhân, lại đi nói chuyện lợi ích quốc gia là sao? Trên mạng internet cũng có rất nhiều những lời bình luận sâu cay tương tự: “Nhà của bản thân bị cưỡng chế phá huỷ còn không bảo vệ được, còn nói gì đến bảo vệ đảo Điếu Ngư.”

5. Cẩn thận trong khi dùng từ, không nói “người thường”, mà nói “nhân dân”

Về vấn đề này, trước đó không lâu, đồng tu đã có một bài chia sẻ bàn về vấn đề này rồi, bản thân tôi cũng có thể hội. Mấy năm trước, khi tôi cùng với một đồng sự giảng chân tướng, tôi nói: “Pháp môn này của chúng tôi không vào núi, không vào chùa, là tu luyện trong [xã hội] người thường.” Đối phương ngay từ đầu đã nghe không hiểu từ “người thường” này. Sau khi truy hỏi rõ ràng, sắc mặt anh ta trở nên không vui cho lắm, bầu không khí cũng không dung hoà nữa rồi. Dù sao lòng tự tôn của con người hiện nay cũng rất lớn, chúng ta phải lý giải nhiều hơn, bao dung họ, đừng để họ cảm thấy chúng ta khinh thường họ. Từ đó về sau, khi lại nói tới vấn đề này, [tôi] liền đổi thành: “Pháp môn này của chúng tôi là tu luyện trong quần chúng nhân dân,” [như vậy liền] không vấp phải vấn đề đó nữa.

6. Chuẩn bị một vài câu chuyện có thể dẫn dắt [người nghe]
Trong cuốn sách nhỏ giảng chân tướng của Minh Huệ có rất nhiều câu chuyện nhỏ, [tôi] đề nghị [chúng ta] hãy ghi nhớ một vài câu chuyện, ví như trong “Tuỳ Đường diễn nghĩa” có câu chuyện “Tần Thúc Bảo và La Thành phát thệ đã ứng nghiệm”, đôi khi chỉ một câu nói đã khởi được tác dụng, khi có nhiều thời gian hơn, thì giảng thấu đáo hơn. Văn hoá truyền thống chính thống cũng vì [sự kiện] cứu người ngày hôm nay mà đã đặt định một nền móng vững vàng.

7. Tránh miêu tả cực đoan hoá
Cá nhân tôi thể ngộ rằng, “miêu tả cực đoan hoá” là biểu hiện xuất lai của một chủng văn hoá đảng, mà chủng biểu hiện này tại Đại lục lại cực kỳ phổ biến. Trong “Chuyển Pháp Luân” giảng rằng “Cái gì quá tuyệt đối thì không còn đúng nữa,” trong khi giảng Pháp, rất nhiều chỗ Sư phụ đều đề cập đến những từ “có lẽ”, “có thể”: Tại tầng thứ hiện tại, tôi thể hội rằng trong đó có một tầng hàm nghĩa, chính là: đối với vấn đề không thể xác định chính xác 100%, sử dụng các từ “có lẽ”, “có thể”, “về cơ bản”, “đại khái”, “rất nhiều”, “cá biệt” để tránh sự tuyệt đối trong miêu tả; kỳ thật cũng không ảnh hưởng đến việc tiếp thụ chân tướng của đối phương, nhiều khi hiệu quả đem lại sẽ tốt hơn. Tựa như nói tà đảng “quan chức nào cũng tham ô,” trên cơ bản thì mọi người đều có thể tiếp thụ. Nhưng thật sự gặp phải người coi trọng tính chính xác, nếu sửa câu nói thành “trừ một số người cá biệt, về cơ bản quan chức nào cũng tham ô,” thì người đó lập tức cũng có thể tiếp thụ.
Tôi xin đơn cử một giáo huấn đã để lại trong tôi ấn tượng tương đối sâu sắc, mấy năm trước, khi tôi đang cùng một vị quan chức của tà đảng nói về sự tham nhũng trong xã hội, đúng lúc nói tới vấn đề dự trữ lương thực, tôi thuận miệng nói một câu: “Những kho thóc kia đều trống không,” bạn đoán được kết quả ông ấy phản ứng ra sao không? Ông ấy liền nói: “Pháp Luân Công các vị toàn thích nói khoa trương, các kho thóc làm sao có thể đều trống không được?” Sau đó khi tôi tiếp tục nói, ông ta liền không muốn nghe nữa. Kỳ thật cách tôi mô tả chính là [thể hiện của] một chủng tư duy cực đoan hoá đã vô thức phản ứng ra.

8. Trong khi giảng nói, cần lấy một số ví dụ
Bởi vì trong bài viết này đã lấy ra một vài ví dụ, ở đây sẽ không đưa ra cụ thể nữa.

9. Nói về Thiên ý và điềm báo
Đại lục tuy nói là phổ biến vô thần luận, nhưng nói đến trời, nói đến Thiên ý, nói đến ông Trời (kỳ thực theo tôi thấy, trong suy nghĩ của nhiều người, đó là hình tượng của một vị Thần vạn năng nào đó), rất nhiều người vẫn tin tưởng.
Ví như nói: Người không đấu lại được với Trời, Mao Trạch Đông phá Tứ cựu, bản thân lại tìm đạo sĩ để đoán mệnh, nhận được bốn con số “8341”, không hiểu là ý tứ gì, liền gọi đoàn cảnh vệ trung ương là lực lượng “8341”. Kết quả là ông ta sống đến năm 83 tuổi, tính từ năm diễn ra hội nghị Tuân Nghĩa (1935) đến năm Mao Trạch Đông qua đời (1976) là 41 năm ông ta cầm quyền. Sinh mệnh của bản thân ông ta đã sớm bị định đoạt, muốn sống thêm một năm cũng không được. Người dân nghe xong đều gật gật đầu, đặc biệt hiện nay thiên tai nhân hoạ rất nhiều. Rất nhiều người nói: “Người không đấu lại được với Trời.” Lại nói tiếp: “Tàng tự thạch là Thiên ý, tam thoái là hành động thuận theo Thiên ý,” rất nhiều người đều có thể tiếp thụ.
Lại lấy ví dụ, năm 2015, một cây cổ thụ trên quảng trường Thiên An Môn bị đổ, bức ảnh chụp cây cổ thụ bị đổ của chính phủ cho thấy rõ phần rễ cây đã bị thối nát rồi. “Sớm không đổ, muộn không đổ, lại cứ chọn đổ vào ‘ngày quốc khánh’,” rất nhiều người sau khi nghe xong liền hiểu ý mà cười một tiếng, nói rằng đây không phải là một dấu hiệu sao.

10. Nói “Tôi cho bạn biết một chuyện tốt” thay vì chỉ nói “Tôi cho bạn biết một chuyện”
Chỗ này chỉ hơn kém một chữ, nhưng khác biệt lại rất lớn. Về phương diện này mẹ của tôi có một thể nghiệm rất sâu sắc, lúc bà ấy nói với người khác: “Tôi cho bạn biết một chuyện,” con người hiện nay có tâm lý phòng bị rất mạnh, đối phương ngay lập tức có biểu hiện rất hồi hộp, nét mặt căng thẳng. Mẹ tôi nói tiếp: “Bạn không cần căng thẳng, tôi cho bạn biết một chuyện tốt,” vẻ mặt của đối phương lập tức giãn ra.

11. Nhấn mạnh duyên phận
Sư phụ nhiều lần giảng đến “duyên phận” trong Pháp. Cá nhân tôi cũng nhiều lần thể hội được, nhắc đến [cụm từ] “duyên phận gặp gỡ” rất dễ dàng thức tỉnh đối phương, mở ra cánh cửa dẫn đến trái tim vốn đã bị phong trần che phủ của người đó.

12. Nếu như nói đến một đạo lý mà đối phương không thể tiếp thụ, thì lúc này đừng ngại nêu ra một đạo lý khác sinh xuất từ đạo lý đó (ví như những đạo lý thể hiện ra ở tầng bề mặt); hoặc thử từ góc độ của “thời gian, không gian, con người” mà triển khai phân tích; càng tiếp cận gần với năng lực lý giải và ranh giới nhận thức của đối phương, anh ta càng dễ dàng có thể tiếp thu.
Ví dụ nói “Thiện ác hữu báo,” nếu như đối phương không tiếp thụ, vậy thì nói tới “giết người đền mạng, thiếu nợ thì phải trả tiền,” đối phương thông thường sẽ có thể tiếp thụ.
Trong khi học Pháp tôi còn thể hội được rằng từ ba phương diện “thời gian, không gian, con người” cũng có thể nói rõ vấn đề “báo ứng” này.
Từ góc độ thiên về thời gian và con người mà giảng, thái độ của cha mẹ đối với bậc bề trên, con cái của họ quan sát được, tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới việc con cái của họ có hiếu thuận với cha mẹ hay không, đây chẳng phải là báo ứng nhãn tiền hay sao? Những triết lý tinh thâm và văn tự ưu mỹ mà người xưa lưu lại chính là văn hoá truyền thống tốt đẹp, khởi tác dụng chỉ đạo đối với hành vi và lời nói của con người hiện nay, đây không phải là vượt trên ảnh hưởng của thời gian hay sao? Từ góc độ thiên về không gian và con người mà giảng, chính là vì hiện nay rất nhiều người đều không tin vào báo ứng, làm việc nào cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền, không cân nhắc đến người khác, do đó tạo thành việc người ở trong hoàn cảnh này đều biến thành người bị hại, vừa đúng là hình thành báo ứng. Nếu như phương Bắc sản xuất sữa bò độc có thể vận chuyển đến phương Nam hại người, thực phẩm độc hại ở phương Nam cũng sẽ vận chuyển đến phương Bắc.

13. Nói đến hồi báo sau khi đã chịu khổ và phó xuất
Trong khi giảng chân tướng tôi phát hiện rằng, có lúc khi nói tới việc tu Đại Pháp trừ bệnh khoẻ người, đối phương không tiếp thụ được, cảm giác tựa như là mê tín; sau này tôi đưa ra vài trường hợp làm ví dụ, sức thuyết phục lớn hơn một chút; về sau tôi lại phát huy từng chút một, tình hình liền có thay đổi lớn, chính là giảng câu “tu Đại Pháp cần chịu khổ.” Tôi dùng hai tay đan chéo vào nhau để làm giống tư thế chân ngồi song bàn đả toạ, nói với người nghe: “Song bàn đả toạ, mỗi ngày một giờ, rất đau, người bình thường có thể chịu nổi không? Không chịu khổ đã nghĩ tới khỏi bệnh? Các vị kiếm tiền cũng phải vất vả cực nhọc phó xuất chứ, có đúng không?” Lúc này tôi cảm thấy khuôn mặt người nghe liền lộ ra thần sắc bội phục xen lẫn xúc động (việc mô tả động tác chân xếp song bàn này rất có hình tượng, mỗi khi dùng lại có được kết quả rất tốt. Điều này tôi học được từ một người thường, bà ấy nói Phật gia đả toạ đều có hình dạng như vậy); tôi tiếp tục nói: “còn muốn cai thuốc cai rượu, không đánh bạc, cần tu tâm hướng thiện làm người tốt, không thể làm việc hại người lợi mình. Bạn cho rằng luyện Pháp Luân Công dễ dàng như vậy, [nhưng] yêu cầu rất nghiêm khắc.” Rất nhiều người liền sinh ra lòng tôn kính đối với Đại Pháp, liền nói: “Ồ, nguyên lai là như thế, xem ra thật là không đơn giản.” Về sau tuỳ theo tình huống, còn có thể bổ sung: “Mà không phải đơn giản như luyện thể thao, nếu như không hướng thiện, ngày ngày đều đấu đá với nhau, nghĩ tưởng đến lợi ích bản thân, thì sẽ ngủ không ngon giấc chứ đừng nói tới khỏi bệnh.”

14. Từ biểu hiện “ngôn hành bất nhất” mà phân tích, dẫn dắt từ một khía cạnh hoặc là từ phía phản diện của vấn đề
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng: “Có những khí công sư giả, mà từ lời nói hành vi của họ đã có thể phân biệt ra ngay; [điều] họ nói là gì, [điều] họ truy cầu là gì; phàm là khí công sư mà có những ngôn luận như thế thì thường là phụ thể.” Ngài còn giảng: “Sau khi khai thiên mục, thì từ một mặt có thể đồng thời thấy được thân thể người ta từ bốn mặt; từ mặt trước có thể thấy mặt sau, mặt trái, mặt phải; còn có thể thấy từng lớp cắt của mỗi tầng; còn có thể thấu qua không gian này mà thấy được nguyên nhân căn bản của bệnh là gì.”
Tôi từ đó mà ngộ được một tầng hàm nghĩa. Chính là tại thời điểm khơi gợi cảm nhận chân thực của đối phương, có thể từ đặc điểm “ngôn hành bất nhất” của tà đảng mà đàm luận vấn đề, hoặc không nhất định trình bày một cách trực diện, có khi nói từ một khía cạnh nào đó hoặc từ hướng phản diện thì hiệu quả càng tốt.
Ví như có người thích đàm luận: “Trung Quốc có rất nhiều nơi không tốt, nhưng Mỹ quốc cũng có những địa phương không tốt,” kỳ thực điều này căn bản là giống câu: “Bảy mươi phần gộp với ba mươi phần đều ra 100 phần, nhưng đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn là có khác biệt,” đây thuộc về vấn đề lẫn lộn giữa “nhiều và ít, có và không”. Vì để phòng tránh sự vướng mắc, có lúc tôi trực tiếp đứng từ góc độ một khía cạnh liên quan hoặc từ biểu hiện “ngôn hành bất nhất” mà nói thì liền giải quyết được: Mỹ quốc tốt hay không, nhìn những quan chức có giác quan nhạy bén kia là biết được rồi, vì sao những quan chức kia của Trung Cộng ngoài miệng luôn luôn nói Mỹ quốc, Anh quốc, Pháp quốc, Úc, Canada không tốt, nhưng lại đưa vợ con của mình đến sống ở những quốc gia đó mà không phải là đưa tới những quốc gia cộng sản như Triều Tiên, Việt Nam? Bản thân họ kêu gọi yêu nước, tại sao lại bỏ lại người dân chúng ta ở nơi đây mà hít thở khói bụi ô nhiễm?
Ví dụ, đối với giọng điệu như thế này: “Các vị đang cầm tiền do Đảng Cộng sản phân phát mà lại đi phản đối Đảng?” Có thể dùng cách nói ngược lại mà dẫn dắt ông ta: “Tiền kia của Đảng Cộng sản là từ đâu mà có? Tiền của chính phủ đều là lấy từ tiền đóng thuế của người dân, quốc gia nào là không có phúc lợi xã hội đây? Đa số các quốc gia khác đều tốt hơn quốc gia chúng ta. Thậm chí tiền lương hưu [của tôi] cũng là tiền hồi báo cho nhiều năm công tác trước đó của tôi.”
Lại nói như: “Các vị dùng ngôn luận phản động!” [Có thể trả lời rằng:] “Đảng Cộng sản làm vận động, làm cách mạng là giết người. Phản động kia chính là ngược lại với vận động, phản cách mạng chính là phản đối cách mạng, chính là bảo Đảng Cộng sản không được giết người nữa, chẳng nhẽ không được sao?”
Lại như với loại ngôn điệu này: “Tôi có thể không nhẫn nổi, như vậy sẽ phải chịu nhiều uỷ khuất,” có thể dùng cách nói ngược lại để dẫn dắt: “Như vậy nếu như bạn từng làm điều sai trái, hoặc là có mâu thuẫn, tranh chấp với người khác, người ta dùng thái độ khoan dung nhẫn nhịn đối đãi với bạn, bạn cảm thấy tốt hay không?”

15. Nhận rõ phạm trù mà tà đảng tuỳ ý định ra
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng tới “phạm trù”. “Tự mình định nghĩa phạm vi, xác định phạm trù” là một chiêu mà tà đảng rất ưa dùng. Ví dụ: “Mâu thuẫn của nhân dân cần hiệp thương nội bộ, giải quyết nội bộ, nhưng người phản đối không phải là nhân dân,” lại như: “Đối với người tu luyện Pháp Luân Công thì không cần nói pháp luật.” Những thứ này đều là tuỳ ý giải thích, xác định phạm trù, tuỳ ý vì nó (đảng cộng sản) mà sử dụng, tà đảng quen dùng thủ đoạn này, nhận rõ nó mới có thể đánh tan chủng giả dối này.

16. Có người mà hành vi công kích Đại Pháp xuất phát từ hành vi tương đối kỳ lạ của đệ tử Đại Pháp, làm sao để khải ngộ đối phương
Trên mạng internet hoặc trong thực tế có vài người công kích hành vi rất “kỳ lạ” của một bộ phận đệ tử Đại Pháp, từ đó cho rằng Đại Pháp không tốt. Đúng là có một bộ phận đệ tử Đại Pháp mà hành vi không ngay chính và cực đoan, gây ra tổn thất lớn cho Đại Pháp, tạo thành chướng ngại tâm lý cho người được đắc cứu.
Đứng trước vấn đề này, làm sao đả khai khúc mắc trong tâm họ? Nếu như có thể giảng cho họ: “Lời nói của anh nếu suy xét kỹ lưỡng thì có chút không được công bằng. Thầy giáo có tốt mấy đi chăng nữa thì cũng sẽ có lúc gặp phải học sinh không nghe lời; môn chính pháp nào cũng có đồ đệ không nghe lời sư phụ, bôi nhọ sư môn. Trong mười hai môn đồ của chúa Giê-Su, thì có Ju-Đa là một kẻ tham tài phản bội, nhưng không phải đại biểu cho đa số. Vả lại một số hành vi mà anh cho là ‘kỳ lạ’ cũng có thể là hành vi bất đắc dĩ, do [người ta] có nỗi khổ tâm nào đó mà làm ra. Tế Công năm đó tế thế cứu người, có chút hành vi mà người ngoài nhìn cũng cho rằng rất ‘kỳ lạ’; Thích Ca Mâu Ni vì tìm kiếm phương pháp giải thoát khỏi sinh lão bệnh tử nên mặc dù người vợ xinh đẹp của mình đang mang thai nhưng ông vẫn kiên quyết rời khỏi gia đình, sau khi khai ngộ, ông lại trở về [cứu] độ phu nhân của mình, điều này cũng không thể dùng lý luận bình thường mà lý giải.”
Mà năm 2001, có một sự việc “kỳ lạ” là tìm người giả mạo tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn rồi lại vu oan cho Pháp Luân Công, không hiểu anh có biết rõ không? Đối với một tổ chức mà trên tay nhuốm máu tươi của mấy chục triệu đồng bào, không biết anh nhìn nhận ra sao? Pháp Luân Công dù chịu oan khuất và trấn áp cực lớn, nhưng vẫn không chọn dùng hành vi khủng bố và bạo lực để báo thù, chỉ là phải nói rõ đạo lý thiện ác hữu báo. Thật là dung nhẫn và lương thiện biết bao! Kiêm thính tắc minh (nghe nhiều phía thì mới là người sáng suốt), đừng để cho thiên kiến [của bản thân] làm hại tiền đồ của chính anh.”

17. Còn có câu hỏi: “Đệ tử các vị chịu ma nạn lớn như vậy, sư phụ các vị tại sao không quản?”
Có thể trả lời rằng: “Xem ‘Tây Du Ký’, thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, còn phải trải qua chín chín tám mươi mốt nạn; là Đường Tăng đi lấy kinh, không phải Quan Âm Bồ Tát đi lấy kinh, nhưng Quan Âm Bồ Tát đã làm các an bài để giải cứu Đường Tăng, rất nhiều sự việc không phải đơn giản như bạn nghĩ. Sư phụ chúng tôi chăm sóc bảo hộ đệ tử, bản thân phải là đệ tử mới có thể biết, hơn nữa rất nhiều việc có dùng ngôn ngữ cũng khó có thể diễn tả được, nhưng thời gian có thể chứng minh tất cả.”
Còn có thể nói: “Chỗ này là nhân gian thế tục, tuyệt đối không phải là tiên cảnh Pháp giới, mọi chúng sinh luân hồi chuyển thế, nghiệp lực mãn thân, há có thể không gặp khổ nạn được ư? Người tu luyện cũng sẽ có nạn, trước đắng cay sau ngọt bùi, Đường Tăng đi lấy kinh cũng có chín chín tám mươi mốt nạn. Nhưng bức hại vô lý là trái với Thiên đạo, thiện ác cuối cùng sẽ có báo ứng. Phật giáo trong lịch sử cũng có hai tiền lệ: có thể tham khảo câu chuyện Mục Kiền Liên và Liên Hoa Sắc vì hộ pháp mà chịu nạn.
Dưới Phật Thích Ca Mâu Ni có mười đại đệ tử, trong đó Mục Kiền Liên được Thích Ca Mâu Ni cho là thần thông đệ nhất, trong khi Phật giáo gặp pháp nạn đã đứng ra hộ pháp, sau bị ngoại đạo (tức tà giáo) sát hại; Thích Ca Mâu Ni có một nữ đệ tử tên là Liên Hoa Sắc, cô cũng là thần thông đệ nhất. Sau khi người em họ trong thế tục của Thích Ca Mâu Ni là Đề Bà Đạt Đa tu luyện, ông ta đã không kìm nén được nhân tâm, cuồng vọng tự đại, muốn phản bội tự lập làm Phật. Liên Hoa Sắc khuyên người này tuân thủ giới luật, nhưng lại bị Đề Bà Đạt Đa dùng một quyền đánh chết, đồng thời còn móc lấy hai mắt của Liên Hoa Sắc.
Trải qua thời gian luân hồi đời đời kiếp kiếp dài đằng đẵng, nguồn gốc, oan oán, căn nguyên của rất nhiều sự tình tuyệt không phải là điều mà người bình thường có thể tưởng tượng, đều không đơn giản. Phật Thích Ca Mâu Ni không biết, không quản sao? Tuyệt đối không phải! Thiện ác cuối cùng sẽ có báo ứng, anh cũng biết kết quả sau cùng của Đề Bà Đạt Đa thảm hại cỡ nào!”

18. Vấn đề lô-gíc
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ có hai lần giảng đến “lô-gíc”, một chỗ là: “Người nào sau khi xuất hiện khí công thái, thì rất mực có lý trí, lời nói ra rất mực có tính triết lý, hơn nữa tính lô-gíc cũng rất tốt.” Còn có một chỗ là: “nhưng lô-gíc tư duy không hề loạn.” Người thường hiện tại đang khá coi trọng lô-gíc học. Trong sinh hoạt hằng ngày và khi giảng chân tướng, [tôi] cảm thấy kỳ thực chúng ta rất nhiều khi đều bất giác sử dụng lô-gíc mà các nhà hiền triết đông tây phương đặt định ra. Tôi thể ngộ rằng kỳ thực đây cũng là một loại thể hiện của trí huệ vô lượng của Đại Pháp trong tầng thứ người thường ngày nay.
Về điểm này tôi áp dụng không nhiều, nhưng xin được nói sơ qua một chút thể hội nông cạn của bản thân, hơn nữa cũng là vì chứng thực những điều này kỳ thật đều là văn hoá mà Đại Pháp vì người thường mà khai sáng.
Trong lô-gíc của người thường có một loại phương pháp phản bác gọi là “phép phản chứng”, chính là đầu tiên giả định quan điểm của đối phương là chính xác, từ quan điểm của đối phương mà suy luận rõ ra được rằng quan điểm đó là rất sai lầm.
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng: “Nếu nói ‘nhọc cái gân cốt’ là có thể đề cao lên được, thì tôi nói rằng nông dân Trung Quốc khổ nhất, [phải chăng họ] đều nên được làm đại khí công sư?” lại như: “A, cứ mơ mơ tỉnh tỉnh là khí công rồi? Vậy chúng ta mơ mơ tỉnh tỉnh rồi vào nhà vệ sinh thì tính sao? Chẳng phải là chà đạp khí công là gì?” lại như: “A, đề khí vào đâu thì gọi là khí công đó phải không? Thế thì chúng ta khi ăn cơm, ngồi đả toạ một lúc, cầm đũa lên, vận khí vào đầu đũa ăn cơm, vậy bèn gọi là ‘khí công ăn cơm’, phải vậy không? Đồ ăn cũng là năng lượng; chuyện này nói như vậy đấy.”
Theo lý giải thô thiển ở tầng thứ cá nhân tôi, dựa vào một vài trích dẫn Pháp của Sư phụ phía trên, tôi thể hội được trong đó có một tầng hàm nghĩa, chính là Sư phụ đã vì chúng ta mà khai mở ra loại trí tuệ này.
Lại nói ví dụ như toà án người thường thẩm tra xử lý vụ án thường nói tới việc giữa các bằng chứng cần [có khả năng] “chứng thực lẫn nhau”, bình thường trong quá trình miêu tả sự tình thì cũng phải trước sau nhất trí, nếu không thì không khớp, không hợp lý. Nhân tiện từ lý giải nông cạn của tầng thứ cá nhân, tôi thể hội rằng trong “Chuyển Pháp Luân”, lúc Sư phụ giảng tới “nhất trí”, trong đó có một tầng hàm nghĩa chính là Sư phụ đã vì chúng ta mà khai mở ra chủng trí tuệ này.
Tầng thứ cá nhân có hạn, thể hội nông cạn của tôi ở trên có chỗ nào không thích đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/26/322702.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/31/156113.html

Đăng ngày 25-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share