[MINH HUỆ 30-05-2009]

Ngày quốc tế thiếu nhi tại Trung Quốc, 1-6, là ngày hạnh phúc nhất trong năm cho trẻ em, nhưng có rất nhiều em, đó chỉ là một ngày như mọi ngày khác thiếu vắng bố mẹ. Chính sách đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã kéo dài hơn 10 năm. Tính đến tháng Năm, 2009, có 3.266 học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại vì chính sách đàn áp Pháp Luân Công; có ít nhất 6.000 người bị bắt vào nhà giam, hơn 100.000 đã bị đưa đi trại cải tạo, và hàng ngàn người khác bị bắt vào bệnh viện tâm thần. Có bao nhiêu gia đình tan vỡ? Có bao nhiêu trẻ thơ mất bố mẹ? Dưới đây chúng tôi ghi lại vài trường hợp các gia đình của các học viên tại Bắc kinh bị đàn áp.

Thanh Thanh sống trong nỗi kinh hoàng

2009-5-29-204543-0--ss.jpg
Con gái của Ngưu Tiến Bình và Trương Liên Anh, Thanh Thanh

Thanh Thanh, 5 tuổi. Thậm chí trước khi em chào đời, bố của em là Ngưu Tiến Bình và mẹ là Trương Liên Anh đã bị bắt và giam rất nhiều lần. Vào ngày 14-6-2005, khi Thanh Thanh chỉ vừa 1 tuổi, rất đông công an từ đồn công an Hương Hà Viên tại huyện Triều Dương, Bắc Kinh đã đến bắt mẹ của bé. Sau khi thấy tấm khẩu hiệu “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” treo gần nhà của Trương Liên Anh, các nhân viên của Phòng 610 đã bắt và kết án chị 2,5 năm tù lao động.

Trong khi bị giam tại Trại Lao động cưỡng bức Bắc kinh, những tên cai ngục đã xúi giục tù nhân tra tấn Trương Liên Anh. Chúng bịt mũi bằng khăn ướt, bọc kính mũi cô, không cho thở. Chúng mở khăn khi cô đã ngất xỉu. Khi cô tỉnh lại, chúng lại tra tấn như trước và tiếp tục như thế nhiều lần mỗi ngày.

Thanh Thanh, chỉ có 2 tuổi, theo ba kêu gọi cầu cứu. Cuối cùng họ có cơ hội gặp được ông Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu. Ngưu Tiến Bình giải thích về tình trạng nguy cấp của vợ mình trong khi Thanh Thanh im lặng ngồi nghe.

2009-5-29-204543-1--ss.jpg
Thanh Thanh với cha mẹ

Vào ngày 13-12-2007, mẹ Thanh Thanh cuối cùng đã được thả ra khỏi trại lao động. Cô rất xanh xao và gầy, với nhiều vết bầm trên toàn thân. Không cần biết, Thanh Thanh thấy rất vui mừng vì cuối cùng mẹ cũng đã trở về nhà.

Buồn thay, hạnh phúc của Thanh Thanh chấm dứt trong 4 tháng ngắn ngủi. Vào ngày 20-4-2008, nhân viên từ Phòng an ninh huyện Triều Dương và công an từ đồn công an Đông Thành đã bắt cóc Thanh Thanh và ba mẹ tại một thung lũng bên cạnh nhà. Ngay khi Thanh Thanh và cha mẹ đi vào thung lũng, công an bao vây và bịt đầu và mặt họ bằng vải đen. Chúng đánh ba mẹ Thanh Thanh ngay trước mặt Thanh Thanh. Sau đó chúng kéo họ và Thanh Thanh đẩy vào xe công an.

Vài ngày sau, khi thân nhân đến đón Thanh Thanh, họ thấy mặt mũi của Ngưu Tiến Bình đầy vết bầm tím và máu. Chẳng bao lâu cả hai Trương Liên Anh và Ngưu Tiến Bình lại bị kết án 2.5 năm tù lao động. Theo lời công an, những mật vụ tại Sở công an Bắc kinh đã tổ chức cuộc bắt bớ. Thì ra là Phó thị trưởng Bắc kinh đã ra lệnh bắt hai vợ chồng trước tháng Sáu, 2008, trước khi khai mạc Thế vận hội.

Ngưu Tiến Bình bị đẩy vào trại cải tạo Đoàn Hà tại Bắc kinh. Hiện nay, anh bị giam tại Đội nghiêm quản, nơi mà bọn cai ngục và tù nhân khác sẽ tra tấn anh đủ kiểu. Răng của anh bị gãy vì bị đánh, tóc của anh nay đã bạc trắng. Anh rất gầy ốm.

Trước ngày Thế vận hội, Trương Liên Anh bị đưa về trại lao động Mã Tam Gia tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nơi nổi tiếng về những màn tra tấn dữ tợn. Trương Liên Anh bắt đầu tuyệt thực tại đó. Một tên cai ngục dùng thìa sắt nạy miệng và đổ nước tỏi vào miệng cô. Sau khi bị bức ăn uống, miệng của cô Trương chảy máu rất nhiều. Cô phải nằm dưới đất trong một ngày đêm. Có một lần cô bị còng ngược tay và treo lên trong 3 ngày. Sau khi chúng thả cô xuống, cô phải bò ra khỏi phòng tra tấn vì không đứng lên được. Cô còn bị tra tấn bằng dùi cui điện và bắt đứng trong thời gian rất lâu. Những tên cai ngục dùng thanh gỗ đánh cô. Tên cai ngục Lưu Dũng có lần xích cô lại ngay cửa trước để mọi người cùng xem.

Bốn người trong gia đình của Giai Tịnh bị bắt trong một lần

2009-5-29-204543-2--ss.jpg
Giai Tịnh, con gái của Du Bình và Triệu Ngọc Mẫn

Giai Tịnh và ba mẹ sống tại Chu Gia Tỉnh, Quản Trang, huyện Triều Dương, Bắc Kinh. Vào ngày 19-4-2008, bảy công an từ đồn công an Quản Trang đột nhập vào nhà họ. Chúng lục soát khắp nơi và bắt ba cô là Du Bình và mẹ là Triệu Ngọc Mẫn đi. Giai Tịnh chỉ còn lại một mình. Mẹ của Triệu Ngọc Mẫn là Tần Tú Nga và em là Triệu Kinh Mẫn cũng bị bắt cùng với họ. Chị của Triệu Kinh Mẫn và Triệu Vinh Mẫn đã bị bắt đi lao động vào năm 2006 và vẫn đang bị giam giữ tại trại lao động nữ tại Bắc kinh. Hiện nay, Du Bình và Triệu Ngọc Mẫn đang bị giam giữ tại trại lao động Đoàn Hà, Bắc kinh và trại lao động nữ Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ bắc. Bà ngoại của Giai Tịnh, 68 tuổi, bị giam tại Trại một thuộc trại lao động nữ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.

Hành động tàn bạo của công an làm cho Giai Tịnh ghê sợ. Bé cứ khóc mãi. Anh trai của bé là Gia Kỳ, đang học trung học và ông ngoại, một cụ già ngoài 70 với bệnh cao huyết áp, đang gặp khó khăn để chăm sóc cho bé.

Ba của Giai Tịnh là Du Bình là một sinh viên cao học tại Viện Kỹ thuật nhiệt học thuộc Đại học Thanh Hoa vào năm 1995. Anh được nhận vào học tiến sĩ vào tháng ba, 1997 vì học rất giỏi, thậm chí trước khi học xong cao học. Anh đã đoạt được nhiều học bổng và đã từng là chủ tịch hội sinh viên cao học và từng là phó chủ tịch hội thực tập sinh. Anh thành công đệ trình học vị Tiến sĩ vào tháng Sáu, 2000, và sau đó đoạt giải luận án xuất sắc nhất trong học vị tiến sĩ. Tuy nhiên, từ khi anh đi Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 20-6-2000, Đại học Thanh Hoa không chịu cấp bằng tiến sĩ cho anh và chỉ giao cho anh một giấy chứng nhận tốt nghiệp. Ngay lúc đó, Du Bình được cấp học bổng toàn phần để đi du học tại Đại học tiểu bang Ohio, nhưng vì bị giam giữ nên anh không được xuất ngoại đi Hoa kỳ. Anh bị giam tại phòng 7 thuộc công an Bắc Kinh trước khi bị kết án 4 năm tù và đưa đến nhà giam Tiền Tiến tại Trà Điến, thành phố Thiên Tân.

Vào năm 2000, mẹ của Triệu Ngọc Mẫn bị nhốt tại nhà giam nữ Bắc kinh trong 2 năm. Những tên cai ngục bắt bà ngồi chéo chân trong thời gian rất lâu. Áo quần của bà đẫm ướt mồ hôi vì quá đau đớn.

2009-5-29-204543-3--ss.jpg
Gia Kỳ, anh trai của Giai Tịnh

Với ba mẹ, bà ngoại và cô của Giai Tịnh bị bắt trước ngày Thế vận hội, Giai Tịnh thường khóc lóc không nguôi. Bé đặc biệt nhớ mẹ. Anh trai của Giai Tịnh im lặng chịu đựng những đau buồn vì nhớ ba mẹ. Cùng lúc đó, cháu phải giúp ông ngoại chăm lo cho gia đình với tiệm tạp hoá, mà đó là nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình.

Hổ hổ cố gắng vượt qua những đau khổ và phiền muộn

2009-5-29-204543-4--ss.jpg
Hổ Hổ, con trai của Ngu Siêu và Chử Đồng

Tên thật của Hổ Hổ là Ngu Quy Chân. Mẹ của bé là Chử Đồng đậu bằng thạc sĩ tại Viện điện tử thuộc Đại học Thanh Hoa, và là một giảng viên tại đó. Ba của Hổ Hổ tốt nghiệp thạc sĩ tại Viện cơ khí Cao Tắc thuộc Đại học Thanh Hoa và là một kỹ sư trước đây từng làm việc cho các công ty ngoại quốc tại Bắc Kinh.

Chử Đồng bị bắt khi cô giơ cao biểu ngữ tại Thiên An Môn và bị kết án bí mật 18 tháng tù vào đầu năm 2000. Công an tiếp tục bức hại cô sau khi cô được thả. Để tránh bị bức hại thêm, cô và chồng là Ngu Siêu bỏ việc làm tốt của họ, đưa Hổ Hổ đi lánh nạn. Cuộc sống lang thang đã gây nhiều khó khăn cho Hổ Hổ, và họ đã quyết định trong hoàn cảnh này, là để một người khác chăm sóc cho Hổ Hổ trong lúc này. Trước khi chia tay ba mẹ, Hổ Hổ, lúc đó chưa đầy 4 tuổi, ngước mặt lên và nói trong khi nước mắt đầm đìa “Mẹ, đến đón con khi bọn người xấu không làm khó nữa”.

Vào tháng Tám, 2002, Ngu Siêu, vừa mới được thả từ trại tù chừng vài tháng, lại bị bắt, cùng với vợ là Chử Đồng, vì đã đưa lên mạng những bài viết vạch trần chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Công an bắt giam hai vợ chồng vào Trại cải tạo Bắc kinh thuộc trại Đoàn Hà, một cái tên đẹp nhưng chính là trung tâm tẩy não. Ngu Siêu tuyệt thực phản đối. Công an tát vào mặt anh bằng một cuộn giấy báo và dùng tay móc mắt anh. Chúng căng anh ra trên giường và trói chân tay lại. Chúng không cho anh đi nhà vệ sinh, anh đại tiện và tiểu tiện trên quần áo. Chúng xích anh lại như thế trong 5 tháng. Anh không được mở trói để ăn uống. Cuối cùng, anh bị đau bắp thịt. Bọn cai ngục và ban cải huấn vào tẩy não anh từng tên một. Tuy nhiên, không ai lay chuyển nổi chính tín của anh.

Vào ngày 22-4-2004, Chử Đồng bị kết án 11 năm và đưa đi nhà giam nữ tại Bắc kinh. Ngu Siêu sau đó bị kết án 9 năm và đưa đi nhà tù Tiền Tiến thuộc Trà Điến, thành phố Thiên Tân.

Từ khi bé được 2 tuổi, Hổ Hổ đã đi tới đi lui nhiều nhà trong số bạn bè và thân quyến, hoàn toàn mất hết thời thơ ấu của cháu. Công an cấm không cho mẹ gặp con trong thời gian rất dài, gây ra tổn thương cho cả hai. Hiện nay, cha mẹ của Chử Đồng, đã ngoài 70 tuổi, đang chăm sóc Hổ Hổ bây giờ đã 10 tuổi. Bà ngoại của Hổ Hổ lại bị bệnh suy nhược thần kinh vì công an hay lại quấy rầy, tay chân bà run lẩy bẩy và không cầm lại được.

Em bé 8 tuổi bị thẩm vấn sau khi ba mẹ em bị bắt

Hoàng Linh là một cô giáo tại Trường Khoa học thuộc Đại học Thông tin của Trung Quốc. Chồng cô là Hồ Chuyện Lâm làm việc tại Văn phòng Khiếu nại tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế tại Bắc kinh. Hai vợ chồng bị bắt vào ngày 11-9-2007 vì tu luyện Pháp Luân Công. Hiện nay, cô Hoàng bị giam giữ tại nhà giam nữ tỉnh Sơn Tây, và Hồ đang ở tù với bản án 2 năm lao động tại trại lao động Đoàn Hà, Bắc kinh. Sau khi Hồ Chuyện Lâm bị bắt, công an đưa anh vào khách sạn, nơi mà chúng lấy khẩu cung bằng tra tấn từ ngày 11 đến 17-9-2007. Chúng nhiều lần hỏi anh giấu sách Pháp Luân Công ở đâu. Để anh chịu hợp tác, chúng tra tấn anh bằng dụng cụ phun khói. Sau khi bắt hai vợ chồng, công an gọi con trai mới 8 tuổi từ trường và khẩu cung cháu trong 2 tiếng đồng hồ. Chúng hỏi ba mẹ cháu thường đi đâu gần đây. Không chịu nổi áp lực, em bé khai là ba mẹ cháu đi thăm bà Hiên.

Ngay sau đó, công an bắt bà Hiên Kim Cáp, một cô giáo tại Trường Quản lý tại Đại học Thông tin Trung Quốc. Nói rằng tìm thấy được tờ tài liệu Pháp Luân Công tại nhà bà, chúng bắt bà Hiên đi lao động 2 năm.

Trong khi bà Hiên Kim Cáp bị giam tại trại giam tại Phong Đài, ba của bà sống rất xa tại tỉnh Tân Cương trở nên lo lắng quá độ sau khi nghe tin bà bị bắt. Ông đã chết vài ngày sau đó, không thể gặp mặt con gái lần cuối cùng. Hiện nay bà Hiên bị giam tại trại lao động nữ thuộc tỉnh Sơn Tây.

Chị gái và em trai nhỏ nhớ ba mẹ bé

Học viên Hứa Diễm Lệ và chồng là Nguỵ Thế Quân tại Bắc Kinh, có hai con. Con gái lớn đang học lớp bốn, con trai nhỏ đang học lớp một. Cả hai chị em nhớ ba mẹ cháu nhiều lắm. Sau khi ba mẹ bị bắt, hai người khai là từ Đội an ninh chặn hai bé lại ngay trước cửa và cố tình dụ dỗ ông bà nội của hai bé, tức là ba mẹ của Nguỵ Thế Quân, để ký vào giấy để bắt hai bé vào viện mồ côi. Ông bà nội của hai bé kiên quyết không chịu.

Nguỵ Thế Quân trước đây là nhiếp ảnh gia tại Viện Vật lý Cao năng lượng tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1992. Vào đầu năm 2002, anh bị bắt và đưa đi trại giam, tại đó anh bị giam trong một năm. Mùa đông năm 2002 rất là lạnh. Nhân viên tại trại giam cấm gia đình không cho mang áo quần lạnh, và anh Nguỵ phải chịu đựng suốt mùa đông lạnh lẽo vì không có áo quần ấm. Ngoài ra, chúng còn tra tấn anh bằng dùi cui điện. Vào tháng 6, 2003, anh bị kết án 11.5 năm. Anh Nguỵ hiện nay bị giam tại Tiền Tiến thuộc Trà Điến, thành phố Thiên Tân. Có lần anh bị tra tấn đến gần chết. Anh bị bệnh rất nặng về gan và thận; huyết áp của anh lên đến 100; anh bị gãy hết răng và rụng hết tóc. Nhà giam biết rỏ về tình trạng của anh Nguỵ, tuy nhiên chúng nói rằng anh Nguỵ từ chối không chịu uống thuốc và cấm không cho anh nhận thuốc của gia đình mang lên. Chúng cũng từ chối không chịu thả anh Nguỵ vì tình trạng sức khoẻ.

2009-5-29-204543-5--ss.jpg
Nguỵ Thế Quân và con

Hứa Diễm Lệ, 37 tuổi, là cô giáo Anh ngữ tại Đại học Khoa học địa chất của Trung Quốc và bị thôi dạy vì chính tín của cô vào Chân Thiện Nhẫn. Cô đã bị bắt ít nhất 11 lần, mỗi lần đều bị tra tấn đến độ gần chết.

Năm 2008, trước kỳ Thế vận hội, ĐCSTQ phát động chiến dịch càn quét các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 20-4-2008, công an tại Sở công an thành phố Thạch Cảnh San chặn bắt cô trên đường cô đi dạy. Cô bị giam tại trại giam Thạch Cảnh San và sau đó là trại giam Đại Hưng và lại đưa cô đến trại cải tạo nữ tại Bắc Kinh vào tháng 6, 2008. Sau khi bị bắt, cô bị tra tấn nặng nề và tím bầm nhiều nơi trên thân thể. Nhiều lần, trước khi vết thương sắp lành, bọn cai ngục lại làm cho nó nặng hơn. Chúng thường đánh cô, tát vào mặt cô, bắt cô nhốt vào chuồng cọp và ngồi trên ghế rất nhỏ trong thời gian rất lâu. Cô bị cấm không cho dùng nhà vệ sinh và phải tiểu tiện ra quần. Tên cai ngục Bạch Liên Na và Hạ Khê, cùng với đám tội phạm, theo dõi cô từng giây từng phút. Chúng không cho cô ngủ. Đôi chân của cô sưng phù vì bị tra tấn.

Con trai và con gái của Hứa Diễm Lệ và Nguỵ Thế Quân nhớ ba mẹ các cháu rất nhiều hàng ngày và mong mỏi ngày trở về của ba mẹ cháu.

Những trường hợp ở trên chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu mà chính sách đàn áp Pháp Luân Công đã ảnh hưởng đến gia đình và con cái của các học viên tại Bắc Kinh. Còn rất nhiều trường hợp thảm thương hơn thế cần phải được đưa ra cho mọi người biết.

Thay mặt cho các bậc cha mẹ hiện đang bị bức hại và con cái của họ hiện đang gánh chịu nhiều đau khổ vì chính sách đàn áp Pháp Luân Công, chúng tôi kêu gọi tất cả thiện nhân trên thế giới giúp giải thể ĐCSTQ, chấm dứt chính sách đàn áp Pháp Luân Công và trả lại thời thơ ấu hồn nhiên cho các cháu ở trên!

Dưới đây là một số hình ảnh chụp trước chính sách đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Các học viên nhỏ tuổi Pháp Luân Công tại Bắc kinh đang ngồi thiền tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Chúng tôi hy vọng rằng nhân dân Trung Quốc sẽ có tự do tín ngưỡng, và ba mẹ các cháu ở trên sẽ sớm về đoàn tụ cùng các cháu và sẽ được tự do tu luyện.

2009-5-29-204543-6--ss.jpg 2009-5-29-204543-7--ss.jpg

2009-5-29-204543-8--ss.jpg 2009-5-29-204543-9--ss.jpg

2009-5-29-204543-10--ss.jpg


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/30/201909.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/6/108069.html

Đăng ngày: 08-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Đăng ngày 09-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share