[MINH HUỆ 02-06-2009]
Liên tục bị quấy nhiễu, ông Trương Học Nghĩa qua đời ở tuổi bảy mươi
Học viên Pháp Luân Công, ông Trương Học Nghĩa là Phó Giám đốc Sở Thương mại thành phố Gia Mộc Tư. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công từ năm 1996. Vào ngày 09-04-2002, ông Trương Học Nghĩa bị bắt giữ tại nhà riêng bởi các cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Tân Lập và bị gửi tới một trung tâm giam giữ. Ông được thả ra sau khi bị giam giữ bất hợp pháp trong vòng nửa tháng khi gia đình bảo lãnh cho ông. Sau đó, ông Trương Học Nghĩa liên tục bị quấy nhiễu bởi giám đốc quận và các cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Tân Lập. Vì vậy, tình trạng tinh thần của ông đã dần dần kiệt quệ.
Vào tháng 10 năm 2008, nhiều cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Tân Lập đã tới nhà ông Trương Học Nghĩa để quấy rối ông. Vì bị áp lực và bị sợ hãi, ông phát bệnh. Vào ngày 06 tháng 11, ông được gửi tới một bệnh viện để điều trị. Sau khi trở về từ bệnh viện, ông trở nên đãng trí. Vào tháng 1 năm 2009, ông Trương lại được đưa tới bệnh viện lần nữa bởi vì ông không thể nói được và bán thân bất toại.
Vào giữa tháng 2 năm 2009, vài cảnh sát tới nhà ông Trương để tiếp tục quấy nhiễu ông, lấy lý do là để chụp hình ông. Việc quấy nhiễu đã làm vợ ông Trương bị đột quỵ. Bà được gửi tới một bệnh viện vào ngày 25 tháng 2 và ở cùng phòng với ông Trương. Con trai của họ, con dâu và cháu gái thay nhau trông nom hai vợ chồng già. Khoảng trưa ngày 28 tháng 3, ông Trương Học Nghĩa đã qua đời ở tuổi 70.
Học viên Pháp Luân Công, ông Trương Quảng Hồng tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời
Học viên Pháp Luân Công, ông Trương Quảng Hồng – 47 tuổi sống tại thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Ông là tài xế cho Sở Điện Công nghiệp quận Thị Lập, thành phố An Sơn. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công từ năm 1996. Vào tháng 8 năm 2001, ông bị giam tại Trại Lao động Nguyệt Minh Sơn. Ngay khi ông vừa nhập trại, ông đã bị đánh đập tàn bạo bởi Trương Vĩnh Lợi, trưởng khu Giáo Dục, và một lính canh họ Vương.
Vào năm 2003, ông Trương Quảng Hồng bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù giam. Trong ngày đầu tiên ở Nhà Tù Doanh Khẩu, ông bị trói vào “ghế hổ” và bị giật bằng dùi cui điện, và những vết bỏng phủ khắp cả người ông. Sau đó, ông bị nhiễm bệnh lao phổi và bệnh đái đường.
Sau khi được thả ra vào năm 2007, tình trạng sức khỏe của ông Trương Quảng Hồng liên tục xấu đi. Vào tháng 4 năm 2009, ông đã qua đời.
Học viên Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Bằng, sống tại thành phố An Sơn và là một kỹ sư thuộc Khu Giáo dục Duy Tu quận Thiết Đông. Sau khi đi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2001, ông bị kết án bất hợp pháp 2 năm lao động cải tại bởi ĐCSTQ. Ông đã bị tra tấn cả về thể chất và tinh thần. Vào năm 2008, ông đã qua đời vì bị đột quỵ ở tuổi 55.
Ông Lý Nguyên Vinh bị bức hại đến chết trong Nhà tù Ngũ Mã Bình thành phố Nhạc Sơn
Vào đầu năm 2006, 11 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trùng Khánh, thành phố Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Vân Nam đã bị bắt giữ trong khi đang học Pháp tại thị trấn Lâu Bá, huyện Nghi Tân. Năm người trong số họ đã bị kết án bất hợp pháp sau khi bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ huyện Nghi Tân trong 9 tháng. Ông Lý Nguyên Vinh bị kết án 5 năm tù giam. Ngày 9 tháng 3, họ bị chuyển đến Nhà tù Ngũ Mã Bình thành phố Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên để chịu sự khủng bố khốc liệt hơn.
Trong Nhà tù Ngũ Mã Bình, những học viên Pháp Luân Công nhiều tuổi này đã bị bắt đứng hoặc ngồi tréo chân trong một thời gian dài. Họ phải đứng ở ngoài mỗi ngày và không được ngồi trên ghế. Thời tiết liên tục thay đổi tại vùng núi Ngũ Mã Bình. Do đó, họ đã bị tra tấn nghiêm trọng về mặt thể xác. Lính canh Cao Hổ đã chất vấn và quấy nhiễu từng học viên Pháp Luân Công, làm cho huyết áp của ông Lý Nguyên Vinh tăng mạnh và sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng. Nhằm lấy được chữ ký của họ, Cao Hổ đã nói với họ rằng họ có thể được ngồi lên ghế nếu họ ký ‘giấy bảo đảm’ sẽ từ bỏ Pháp Luân Công.
Bị quấy nhiễu trong một thời gian dài, ông Lý Nguyên Vinh đã suy sụp vào tháng 7 năm 2007. Ông qua đời vài ngày sau đó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/21/200939.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/2/107936.html
Đăng ngày 04-06-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.