[MINH HUỆ 10-06-2015] Sáu học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh đã đệ đơn khiếu nại lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào cuối tháng Năm vừa qua để kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, người đã khơi mào cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999.
Sáu nguyên đơn – ba nam và ba nữ – đã kiện Giang về tội bỏ tù trái phép, tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng theo quy định của Hiến pháp, và tịch thu tài sản trái phép, cùng nhiều tội danh khác.
Biên lai xác nhận những đơn khiếu nại đã được gửi đi
Trường hợp của ông Lê Tông Dư
Ông Lê Tông Dư bị bắt vào tháng 11 năm 2000 khi đang đi cùng một gia đình học viên Pháp Luân Công phân phát các tài liệu tải về từ Minh Huệ Net.
Năm 2001, Toà án khu Đại Đô Khẩu ở Trùng Khánh đã kết tội ông “lợi dụng tổ chức tà giáo chống lại lực lượng thi hành công vụ.” Ông bị kết án chín năm tù.
Trong đơn khiếu nại, ông Lê cũng chỉ ra bản án của ông đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, bởi Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tụ họp và tự do tín ngưỡng.
Ông Lê cũng nhấn mạnh việc Toà án khu Đại Đô Khẩu dẫn chứng sai điều luật. Bởi Pháp Luân Công không được coi là tổ chức tà giáo trong văn bản pháp lý “Giải thích về việc áp dụng điều luật trong việc xử lý các trường hợp phạm tội tổ chức và lợi dụng các tổ chức tà giáo của Toà án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao”, qua đó khẳng định những tài liệu về Pháp Luân Công không phạm pháp.
Trong danh sách chính thức “các tổ chức tà giáo” gần đây nhất do Bộ Công an Trung Quốc công bố vào tháng 04 năm 2015, Pháp Luân Công không nằm trong số 14 tổ chức tà giáo trên danh sách này.
Ông Lê cho rằng toà án không thể sử dụng những gì Giang Trạch Dân nói – gọi Pháp Luân Công là “tà giáo” trong lần phỏng vấn với một tạp chí của Pháp – làm cơ sở pháp lý.
Tháng 11 năm 2000, công an Trùng Khánh đã khám nhà ông Lê và lấy đi 2.160 cuốn sách về Pháp Luân Công; 20.000 tờ rơi về Pháp Luân Công; một máy tính và một máy in. Công an khu Đại Đô Khẩu cũng lấy đi đồng hồ, điện thoại di động, và 7.000 nhân dân tệ tiền mặt của ông Lê.
Tháng 10 năm 1999, ông Lê bị đuổi việc chỉ vì tín ngưỡng của mình. Điều này đã khiến ông thiệt hại khoảng 1,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 200.000 USD).
Do bị tra tấn về thân thể nghiêm trọng trong Trại tạm giam và nhà tù, nên thị giác của ông bị mờ đi và bị liệt cục bộ. Chi phí cho việc phẫu thuật mắt lên tới 300.000 nhân dân tệ (50.000 USD)
Trong đơn khiếu nại, ông Lê yêu cầu bồi thường 1,5 triệu nhân dân tệ (250.000 USD)
Ông Chu Đức Phú bị tra tấn trong Trại lao động cưỡng bức
Ông Chu đã viết trong đơn khiếu nại rằng tu luyện Pháp Luân Công đã giúp ông chữa được chứng rối loạn thần kinh nặng, viêm dạ dày mãn tính, bệnh hẹp cột sống. Khi ông cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông bị giam một năm tại Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình ở Trùng Khánh trong năm 2003 và ba tháng trong năm 2008.
Trong trại lao động, họ cấm ông ngủ. Suốt 43 ngày, ông chỉ được phân phát một phần tư cái bánh bao mỗi ngày, bằng một phần tám khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn trong tù. Họ bắt ông chạy bộ 45 phút mỗi ngày. Lính canh ở trại còn ra lệnh cho tù nhân ở đó dùng gậy tre đánh vào gót chân và đầu gối của ông, khiến cho hai chân của ông bị sưng tấy nghiêm trọng.
Những trường hợp bị tra tấn khác của nguyên đơn
Trong năm 1999, bà Bì Khai Đông bị giam giữ một tháng ở trại tạm giam Ba Nam ở Trùng Khánh. Họ tiếp tục bắt giữ bà Bì vào tháng 03 năm 2000, và giam bà tại Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia ở Trùng Khánh trong bảy tháng.
Trong tháng 01 và tháng 07 năm 2001, bà Bì bị bắt giữ hai lần và cả hai lần đều bị giam tại một trại tạm giam trong một tháng. Khoảng cuối năm 2001, chính quyền đã kết án bà hai năm lao động cưỡng bức.
Vào tháng 09 năm 2006, họ lại tiếp tục bắt giữ bà Bì. Sau khi bị giam tại trại tạm giam Lưu Điếm Tử trong 22 ngày, sau đó bà bị kết án hai năm lao động cưỡng bức.
Vì bị tra tấn tàn bạo trong trại lao động, nên bà Bì đã mắc nhiều chứng bệnh. Gia đình bà Bì đã tốn hơn 300.000 nhân dân tệ (50.000 USD) để điều trị cho bà.
Vợ chồng bà Vương Quốc Quần đã cùng đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Chồng bà Vương bị bắt vào tháng 05 năm 2000 và bị giam trong 22 ngày. Ngoài ra, từ tháng 05 năm 2000 đến tháng 06 năm 2002, tiền lương của ông còn bị giảm trừ đi một nửa.
Tháng 05 năm 2000, bà Vương bị giam tại trại tạm giam Hoa Tân Nhai trong hai tháng và sau đó bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong bốn tháng.
Năm 2008, bà Vương lại bị bắt và bị giam giữ tại trại tạm giam Hoa Tân Nhai trong 20 ngày.
Bà Vương Bình bị bắt vào tháng 03 năm 2001 và bị giam tại trại tẩy não trong một tháng. Cấp trên đã giảm 100 nhân dân tệ (16 USD) trong tiền lương hàng tháng của bà. Tháng 01 năm 2002, bà lại bị bắt và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Trùng Khánh trong hai năm. Bà liên tục bị công an địa phương giám sát và sách nhiễu từ lúc được thả khỏi trại lao động.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân lúc đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối từ các ủy viên thường trực Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Có rất nhiều người bị tra tấn chỉ bởi tín ngưỡng của họ và thậm chí còn bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm cho việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo của bản thân Giang, ĐCSTQ đã thành lập một tổ chức nằm ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, một tổ chức nắm quyền lực cao hơn cả lực lượng công an và hệ thống tư pháp, có nhiệm vụ thực thi chỉ đạo của Giang Trạch Dân liên quan đến Pháp Luân Công: Bôi nhọ uy tín, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/10/310676.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/19/151158.html
Đăng ngày 28-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.