Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-04-2015] Tòa án Hình sự thứ hai thuộc Tòa án khu Hải Điến ở Bắc Kinh đã mở một phiên tòa xét xử cô Hứa Côn, học viên Pháp Luân Công, vào buổi sáng ngày 08 tháng 04 năm 2015. Trong phần biện hộ cho cô Hứa, luật sư đại diện của cô đã đưa ra những lập luận vững chắc. Mặc dù thẩm phán không thể đưa ra bất kỳ phản bác nào đối với những lập luận của luật sư, ông ta vẫn kết án cô Hứa ba năm tù giam.
Cô Hứa bị bắt vào ngày 17 tháng 07 năm 2014, vì đã gửi một đĩa DVD chân tướng Pháp Luân Công cho sỹ quan cảnh sát Lương Nhã Kỳ trong khu vực dân cư nơi cô sinh sống.
Cô Hứa Côn
Các học viên có quyền phân phát các tài liệu Pháp Luân Công
Cô Hứa Côn bị đưa vào phòng xử án trong tình trạng bị cùm.
Luật sư bào chữa của cô Hứa yêu cầu cho mở chiếc đĩa DVD trước tòa và triệu tập người sỹ quan đã bắt giữ cô để đối chứng, nhưng thẩm phán Lý Nguyên Tuyên đã bác bỏ những đề nghị đó của luật sư.
Sau đó, luật sư đã yêu cầu công tố viên giải thích trong vụ án này đâu là bên bị hại, và những thiệt hại mà những đồ vật này đã gây ra cho xã hội hoặc cho cá nhân nào đó là gì. Công tố viên không thể đưa ra câu trả lời. Luật sư kết luận: “Không có nạn nhân trong vụ án này.”
Luật sư bào chữa nhấn mạnh rằng truyền bá thông tin về Pháp Luân Công không thể bị kết án, vì đó là quyền hợp pháp của cô Hứa, là tự do tín ngưỡng của cô, được Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ. Luật sư đã dẫn ra một vài ví dụ: chẳng hạn như khách du lịch đến Tây Tạng có thể thấy các biểu tượng của Phật giáo ở khắp Tây Tạng.
Luật sư cho rằng việc quy kết cho cô Hứa tội danh “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” là không có cơ sở pháp lý và không thể áp dụng cho trường hợp của cô.
Một lần nữa, cả công tố viên và thẩm phán đều im lặng.
“Hệ thống trại cưỡng bức lao động là bất hợp pháp”
Đề cập đến lời buộc tội trong bản cáo trạng rằng cô Hứa đã từng bị kết án vào trại cưỡng bức lao động hai lần và “không tỏ ra hối cải về những hành động phạm pháp của mình trong quá khứ”, luật sư chỉ ra rằng bản thân trại cưỡng bức lao động là đi ngược lại với luật pháp quốc tế và bị cấm trong Hiến pháp Trung Quốc. Nó đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ đến mức đã bị bãi bỏ. Hai lần bị kết án vào trại cưỡng bức lao động của cô Hứa chính là “thành tích” phạm pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức hành pháp và tư pháp của nó. Luật sư lập luận rằng việc sử dụng bản án lao động cưỡng bức để làm “bằng chứng” tự nó đã là một sự lạm dụng pháp luật.
Thẩm phán và các công tố viên không thể nói gì trước những lập luận này của luật sư.
Cô Hứa Côn cũng đã lên tiếng tự biện hộ cho mình và cho Pháp Luân Đại Pháp. Thẩm phán đã rất nhiều lần ngắt lời cô. Kết thúc phiên tòa, thẩm phán đã kết án bất hợp pháp cô Hứa ba năm tù giam, đây rõ ràng là một quyết định đã được sắp đặt từ trước.
Bài viết liên quan: Món quà chu đáo của một phụ nữ tới từ Bắc Kinh lại là nguyên nhân khiến cô bị ngồi tù
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/12/307435.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/30/149948.html
Đăng ngày 09-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.