Bài viết của Lý Tịch Nhiên
[MINH HUỆ 05-09-2014] 11 công dân Trung Quốc đã bị bắt giữ vào tháng 03 năm 2014 vì tìm cách giải thoát những người bị giam tại Trung tâm tẩy não Thanh Long Sơn, một hắc lao được biết với tên gọi chính thức là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Cục Nông khẩn đất Hắc Long Giang”.
Bốn luật sư đã được thả trong vòng 15 ngày hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, bốn học viên Pháp Luân Công trong số 11 người vẫn bị giam và đối mặt với kết án phi pháp.
11 người đã bị bắt cùng một nơi với cùng lý do, nhưng kết cục lại khác nhau. Tại sao chỉ có các học viên Pháp Luân Công là phải đối mặt với việc xét xử phi pháp?
Trường hợp này cho thấy tại Trung Quốc ngày nay, các học viên Pháp Luân Công bị đối xử như tội phạm chỉ bởi vì họ tu luyện Pháp Luân Công. Họ bị định tội vì thân phận của mình, cho dù là họ không hề phạm tội đi chăng nữa.
Tiền đề “Định tội theo thân phận” định rằng một tầng lớp xã hội, một hạng người, một đức tin tâm linh hay dân tộc nào đó là xấu, và kết luận rằng bất kỳ ai liên quan với những điều trên là xấu. Mặc dù tiền đề này bản thân nó vô cùng hoang đường và phi pháp, nhưng nó chính là phương thức ĐCSTQ dùng để bức hại người Trung Quốc, thậm chí là nhiều năm trước Cách mạng Văn hóa.
ĐCSTQ yêu cầu người Trung Quốc mang theo giấy tờ tùy thân và đánh dấu các học viên Pháp Luân Công (trong số những nhóm khác) trong dữ liệu của họ. Khi một chứng minh thư được quét và người sở hữu bị xác định là một học viên, thì sẽ không là điều bất thường nếu nhân viên an ninh có hành vi phi pháp đối với các học viên. Dưới đây là vài trường hợp:
Ngày 13 tháng 08 năm 2008, vợ và con trai của học viên Pháp Luân Công, ông Vương Trường Thắng đón xe lửa từ Cao Mật, tỉnh Sơn Đông đến Duy Phường để mua nguyên liệu thô cho nhà máy của họ. Vợ của ông Vương đã bị xác định là học viên Pháp Luân Công trong khi kiểm tra chứng minh thư tại trạm xe lửa. Bà và con trai đã bị giam và sau đó bị chuyển đến Đồn công an Đông Quan.
Bà Hoàng Tống Hà, một học viên Pháp Luân Công ở Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, chuẩn bị đi tàu tại Trạm xe lửa Hứa Xương cùng gia đình của bà vào ngày 13 tháng 07 năm 2014. Sau khi chứng minh thư của bà được quét, nhân viên an ninh cho biết chứng minh thư có vấn đề, đã giam giữ và chuyển bà đến đồn công an để thẩm vấn.
Thân phận là học viên Pháp Luân Công khiến họ trở thành mục tiêu của việc bắt giữ. Những học viên muốn có hộ chiếu hay hồ sơ du lịch, một khi ĐCSTQ xác định danh tính của họ thì bị từ chối không cấp. Chỉ những học viên đã có hộ chiếu có thể đi ra nước ngoài.
Các học viên Pháp Luân Công bị ném vào tù và trại lao động đã phải chịu tra tấn, lao động nặng nhọc và lăng mạ thậm tệ nhất chỉ bởi vì họ tu luyện Pháp Luân Công.
Một lính canh ở nhà tù Ngũ Mã Bình, tỉnh Tứ Xuyên đã công khai nói với các học viên Pháp Luân Công:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói với chúng tôi rằng phải giám sát tuyệt đối và tùy ý đối xử với các người. Nhân quyền là gì? Hãy đến phương Tây nếu muốn nói đến nhân quyền. Ở đây, các người phải phục tùng vô điều kiện. Các người chỉ là những con gà, con lợn và cừu đang đợi bị giết mổ. Dính dáng đến Pháp Luân Công là cơ sở cho việc giáo dục lại các người thông qua lao động (một uyển ngữ của lao động cưỡng bức) và giáo dục (một uyển ngữ của tẩy não)!”
Các học viên Pháp Luân Công không phải là nhóm duy nhất bị ĐCSTQ bức hại dựa trên thân phận. Trong lịch sử, ĐCSTQ đã bức hại các nhóm người khác nhau dưới những cái tên khác nhau, như địa chủ, tư bản, tăng ni và “trí thức hôi thối” (một danh từ khinh thường những người có giáo dục trong thời Cách mạng Văn hóa), v.v..
Trong suốt 60 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc, người vô tội có thể trở thành mục tiêu chỉ vì họ giàu có, có tín ngưỡng hay được giáo dục tốt. Một khi bị gán nhãn, những người này bị tước đoạt nhân quyền cơ bản của họ. Các học viên Pháp Luân Công là những mục tiêu gần đây nhất của những thủ đoạn cũ rích của ĐCSTQ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/5/296921.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/10/3197.html
Đăng ngày 16-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.