Bài viết của Brian Cole
[MINH HUỆ 16-08-2014] “Tôi đã thu gom và hủy đi các tờ rơi, sách nhỏ và băng-rôn giảng chân tướng về Pháp Luân Công trong vài năm trước đây. Ủy ban dân cư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra lệnh cho tôi làm vì tôi đã nhận trợ cấp thu nhập thấp.”
“Chân tôi đã bị gãy, và tôi không thể tự đi lại. Tôi biết mình đã bị quả báo vì đã làm theo lệnh của ĐCSTQ. Tôi biết Pháp Luân Công là tốt, và các học viên Pháp Luân Công là người tốt. Tôi chân thành xin lỗi Pháp Luân Công và cầu xin sự tha thứ. Tôi sẽ không làm những việc xấu kể trên nữa. ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’. Tôi luôn nghĩ về điều này.”
Ở trên là lời nghiêm chính thanh minh của Lu Qin, một người không phải là học viên tại Trung Quốc, đã gửi đến Minh Huệ và được đăng vào ngày 04 tháng 07 năm 2014.
Ngày càng nhiều người Trung Quốc đang quan sát cuộc bức hại Pháp Luân Công và những điều xảy ra xung quanh họ theo quan điểm truyền thống về quả báo (báo ứng), một cách nhìn về nhân quả.
Sách Thượng Thư từ hơn 2.000 năm trước đã viết: “Hành thiện được Trời ban phúc, làm ác phải chịu mọi tai ương.”
Người Trung Quốc tin rằng họ sống trong một thế giới đạo đức, trong đó nhân quả được thể hiện thông qua “quả báo,” mà trong bối cảnh này có thể là tích cực hay tiêu cực. Nó cũng mang ý nghĩa là sự kết nối giữa nhân và Thần (hay vũ trụ rộng lớn), hàm ý rằng hành vi của con người được phán xét và có báo ứng từ vũ trụ.
Trong “Những cuốn sổ [ghi] công – lỗi: Sự thay đổi về xã hội và trật tự luân lý ở đất nước Trung Hoa hậu kỳ”, Cynthia Brokaw, giáo sư Lịch sử tại Đại học Brown, đã miêu tả “quả báo” như là một “đức tin vào sự báo ứng của siêu tự nhiên hay vũ trụ, một đức tin từng là nguyên tắc cơ bản, vào thời điểm cơ sở này, đức tin của tín ngưỡng Trung Hoa từ thời kỳ đầu của lịch sử ghi chép lại.”
Một cảm giác “tội lỗi và đền bù”
Khi các học viên Pháp Luân Công không ngừng giảng chân tướng về sự tốt đẹp của môn tu luyện và phơi bày cuộc đàn áp, người ta đang dần nhận ra một bức tranh rõ ràng hơn về lý do tại sao cuộc bức hại này là sai về cơ bản.
Một học viên đã giúp hầu hết mọi viên chức tại nơi làm việc và một nhân viên ĐCSTQ thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Một ngày nọ, vị phó bí thư đã đến văn phòng của anh ấy và hỏi: “Tại sao anh không giúp tôi thoái ĐCSTQ?”
Người học viên và năm đồng nghiệp khác có mặt lúc đó rất ngạc nhiên: “Ông đang nói đùa đấy ư?”
Ông ấy trả lời: “Không. Tôi không nói đùa.”
Khi đưa cho ông ấy một hóa danh để thoái, ông nói: “Hãy dùng tên thật của tôi. Hãy đến văn phòng của tôi khi anh có thời gian. Tôi còn có những vấn đề khác muốn thảo luận cùng anh.”
Ngày hôm sau, ông ấy tiết lộ rằng ông từng bắt giữ và đánh đập các học viên Pháp Luân Công khi còn đang làm bí thư ĐCSTQ ở quê nhà. Ông hỏi: “Tôi không muốn bị quả báo. Tôi nên làm gì?” Theo lời khuyên của người học viên, ông đã viết Nghiêm chính thanh minh và gửi đến Minh Huệ Net để bày tỏ sự hối hận của mình.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 15 năm qua không chỉ gây nên cái chết và làm hại 70 triệu học viên mà còn đặt gánh nặng to lớn lên rất nhiều người vốn phải thi hành chính sách bức hại như một phần công việc của họ.
Một công an từng tra tấn các học viên Pháp Luân Công gần đây đã trải qua thay đổi lớn trong cuộc đời. Ông từng bị đột quỵ, phải ly dị, và con trai bị cầm tù. Ông dường như đã già đi hàng chục tuổi chỉ sau một đêm, trở nên hốc hác và đi khập khiễng.
Một học viên đã nhận ra ông ở trên đường, và nói với ông các nguyên lý về quả báo: gieo nhân nào gặt quả đó, đây là điều không có trong học thuyết của ĐCSTQ bởi vì nó trái ngược hẳn với các nguyên lý của chủ nghĩa vô thần.
Người cựu công an này đã im lặng và chăm chú lắng nghe. Ông đột nhiên rơi lệ, khóc nức nở, như thể đã trút bỏ được gánh nặng mang theo bên người nhiều năm. Ông đã quyết định gửi Nghiêm chính thanh minh đến Minh Huệ Net và phản đối những gì đã từng làm.
Ba tháng sau, ông trông như trẻ ra nhiều và hồi phục sinh lực như thể đã trở thành một người mới.
Quan niệm xưa chỉ đạo quyết định của người Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc báo cáo rằng có hơn 500 thẩm phán ở Bắc Kinh và hơn 300 người ở Thượng Hải đã từ chức trong năm năm qua. Các số liệu tương tự là 1.850 thẩm phán ở tỉnh Giang Tô trong năm năm qua. Riêng năm 2013 ở Thượng Hải mất đi hơn 70 thẩm phán. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại các tòa án địa phương. Minh Huệ Net cũng báo cáo rằngcác Phòng 610 địa phương đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy chỗ trống.
Điều này có thể được kết nối với quảng đại quần chúng tại Trung Quốc đang xem việc ngã ngựa của các quan chức ĐCSTQ cấp cao là bị quả báo bởi những việc làm xấu của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các thẩm phán là lực lượng đặc biệt then chốt trong việc tuân theo chính sách đàn áp và kết án tù các học viên.
“Các quan chức ĐCSTQ ngã ngựa là những người đã bức hại [các học viên] Pháp Luân Công và họ đang bị quả báo. Cuộc bức hại này lan rộng khắp Trung Quốc. Tôi đã theo dõi nó. Mỗi người nên được biết sự thật. Nếu không, chúng ta thậm chí sẽ không biết tại sao thảm kịch xảy đến với mình khi quả báo đến,” một du khách Trung Quốc đã nói với các học viên Pháp Luân Công ở Lucerne, Thụy Sỹ vào mùa hè này.
Sợ bị Trời trừng phạt là một trong những động lực chính đằng sau sự thành công của phong trào thoái ĐCSTQ ở Trung Quốc: Hơn 200 triệu người Trung Quốc đã lựa chọn thoái xuất khỏi các tổ chức cộng sản để tránh bị liên lụy khi ĐCSTQ và thành viên của nó bị quả báo trong tương lai.
Người ta biết rằng cuộc bức hại là xấu, vì thời điểm những kẻ chịu trách nhiệm cho hành động của mình sẽ đến.
Nâng cao nhận thức vì lợi ích của mọi người
Trong khi quan niệm về quả báo tồn tại trong nhiều nền văn hóa, người ta có thể nhìn thấy nó chỉ có ý nghĩa trừng phạt, hay nhầm lẫn nó là “ăn miếng trả miếng.” Quan niệm về sự trừng phạt thay vì nói rõ nguyên tắc chỉ dẫn thực hành phổ quát là làm tốt được ban phúc còn kẻ xấu sẽ phải gánh chịu hậu quả cho những hành vi của họ.
Đây là một quan niệm phổ biến trong hầu hết những hệ thống tín ngưỡng trên thế giới, nhưng lại không quan trọng với nhiều người trong thời hiện đại. Các học viên Pháp Luân Công kể những chuyện về quả báo, cả tốt lẫn xấu, là đang nhắc nhở con người về những điều họ kiên định tin tưởng và dùng để chỉ đạo cuộc sống của họ.
Một học viên đã viết một bức thư gửi đến trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương, một trong những người chịu trách nhiệm bức hại các học viên. Nghĩ về những khó khăn mà viên công an này đã trải qua trong cuộc sống: Cha chết khi anh ta mới được vài tháng tuổi, để lại mẹ của anh ta rồi bà cũng tái hôn, và lớn lên trong nhà của người chú dưới sự chăm sóc của bà ngoại, người học viên đã khóc khi viết lá thư.
Anh ấy cảm thấy đồng cảm với người công an, và không muốn anh ta phải chịu khổ nhiều hơn nữa do hậu quả của cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Người học viên đã khuyên anh ta không làm theo chính sách bức hại và mang lại thảm họa cho bản thân mình.
Hai ngày sau, anh ấy gọi cho người công an và hỏi: “Anh đã nhận được lá thư của tôi chưa?” Người công an trả lời: “Có, tôi đã đọc rồi. Bức thư đó thật là dài.” Sau đó anh ta đã thông báo với người học viên rằng anh đã thả những học viên bị nhốt trong đội của mình.
Thông qua việc cho người Trung Quốc biết được quan niệm về quả báo từ xa xưa và nhờ đó mang lại lợi ích cho họ, các học viên Pháp Luân Công đang mang đến những thay đổi tích cực trong xã hội Trung Quốc. Dường như quan niệm cổ xưa này đang trải qua một thời hồi sinh và giúp dẫn dắt người Trung Quốc một lần nữa.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/16/2539.html
Đăng ngày 14-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.