[Minh Huệ]

“Tự ngã” chiếm lấy tôi trong suốt hành trình tu luyện của tôi; gần đây tôi mới nhận ra lòng ích kỷ của tôi trong nhiều lãnh vực.

Khi tôi gặp phải vấn đề, tôi biết mình phải tự nhìn vào trong chính mình, nhưng rất nhiều lần tôi thường dừng lại ngay cái lúc mà tôi tự trách mình và cố tìm lời bào chữa và cố tình bám lấy những chấp trước của mình.

Ðôi khi chỉ cần một lời của người khác hay một sự việc nào đó đụng chạm đến những chấp trước còn lại của tôi, điều đó làm tôi nóng giận lắm. Tôi tự hỏi mình tại sao tâm tôi lại run lên dữ vậy. Tôi tự nhìn vào trong và tìm thấy mình vẫn còn nhiều chấp trước cá nhân. Tôi cố gắng tự mình tìm ra nguyên nhân và muốn học được lỗi lầm của mình từ đó.

Bây giờ tôi mới hiểu ra rằng cái cách mà tôi đối xử với các bạn đồng tu, nhiều lần tôi đã dùng ý kiến cá nhân của mình để giúp các bạn khác giác ngộ, nhưng tôi không làm những chuyện này theo ý kiến cá nhân của họ. Tôi thật sự chưa xem những công việc của họ như việc của chính tôi.

Ðôi khi tôi bị dính vào những rắc rối, khó khăn và những ý nghĩ riêng của tôi. Tôi nghĩ đến những mất mác hay lợi lộc mà tôi có thể có được trước và ngay lúc đó tôi quên rằng tôi là một người tu luyện và tôi phải đối xử một cách đứng đắn theo tiêu chuẩn của Ðại Pháp.

Trong quá trình tu luyện thật sự của tôi. Tôi thấy rằng hầu như tất cả những suy nghĩ và ý kiến của tôi đều lẫn lộn với lòng ích kỷ của tôi như là tôi phải tu luyện tốt thật sự, tôi cần phải giảng rõ sự thật, tôi cần phải học Pháp, tôi cần phải tiếp tục nâng cao tâm tính..v..v. Tất cả mọi thứ đều liên quan đến “tôi”, và tôi không bao giờ quên cái “tôi” đó để có thể hoàn toàn hoà nhập vào Pháp.

Thật ra, chúng ta không có “lòng ích kỷ” này trong tự tánh của chúng ta. Nhưng nó chính là chúng ta bị bám vào lợi ích cá nhân mà chúng ta từ lâu bị sống trong mê mờ bởi thế gian này.

Tôi biết thật sâu sắc rằng Ðại Pháp rất uy nghi và tùy trong mỗi một tầng đều có tiêu chuẩn riêng của nó. Trong suốt quá trình tu luyện của tôi, tôi không ngừng dứt bỏ “cái tự ngã” của mỗi tầng khác nhau. Mỗi lần khi tôi dứt bỏ được một lớp “tự ngã”, tôi lại tìm thấy một lớp “tự ngã” khác tồn tại trong một chỗ khác. Tôi mới nhận biết được rằng “tự ngã” đã bám chặt từng lớp một trong vũ trụ củ và chính nó cũng đã gây ra sự thối nát, tuột dốc của vũ trụ củ.

“Tự ngã” như là một ổ khoá, khoá chặt khả năng và trí khôn ngoan của con người. Nếu tự ngã tồn tại, thì con người bị bao bọc bởi những quy ước, định lệ của thế gian và sẽ theo đuổi những lợi lộc cá nhân. Nếu một người tiếp tục dứt bỏ tự ngã, người đó mới có thể thăng tiến lên tầng cao hơn được.

Là một đệ tử Ðại Pháp, khi gặp phải vấn đề, thì điều đầu tiên trong tâm trí của chúng ta phải là Ðại Pháp. Chúng ta cần phải nghĩ đến người khác trước và nhớ lại những điều Sư phụ đã dạy dỗ. Nếu chúng ta có thể hiểu vấn đề dựa trên căn bản của Ðại Pháp và bỏ đi ý kiến riêng của mình hay tư lợi cho mình, thì chúng ta mới có thể được hoà nhập trong Pháp và mới có thể tận diệt hoàn toàn những chấp trước của mình.

Chúng ta phải theo lời giảng dạy của Sư phụ khi làm việc gì. Sư phụ nói trong bài “Vô lậu trong Phật tính” (Tinh tấn Yếu chỉ)

“Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ được vô ngã và vị tha. Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác—thậm chí đến cả thế hệ tương lai—cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.”

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/9/13/57333.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/9/29/40803.html.

Dịch ngày 3-10-2003; đăng ngày 4-10-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share