[MINH HUỆ 11-02-2009] New York – Chiến dịch của Đảng Cộng sản đàn áp Pháp Luân Công leo thang dữ dội năm 2008 vì các lãnh đạo của Trung Quốc lợi dụng Thế vận hội để gia tăng và biện hộ cho sự bắt bớ, giam cầm, và theo dõi số lượng lớn các công dân Trung quốc được biết là đã gia nhập môn tập luyện tâm linh này, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp nói trong một bản báo cáo hàng năm đăng ngày thứ ba vừa qua.
Trong khi Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc tiếp tục xét duyệt hồ sơ nhân quyền của Trung quốc tuần này, Trung tâm kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án công khai chiến dịch đàn áp năm 2008 và thực hiện các biện pháp để tránh những vi phạm như vậy trong tương lai. “Thay vì là một động cơ để thăng tiến nhân quyền, Thế vận hội 2008 là một chất xúc tác để tăng cường đàn áp hơn nữa – không chỉ trước Thế vận hội, mà cả sau khi nó kết thúc, một số lượng gia tăng những người vô tội đang bị kêu án đi các trại lao động và nhà tù cho đến 13 năm,” Phát ngôn viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp Epring Zhang nói. “Chế độ Trung quốc đã sử dụng hệ thống an ninh cao độ quanh thế vận hội để đẩy mạnh chương trình hằng chục năm của nó để tiêu trừ Pháp Luân Công.”
Bản báo cáo thu thập tài liệu về các loại vi phạm nhân quyền đối với những người tập Pháp Luân Công, cả trong và ngoài Trung quốc, mà đã xảy ra trong năm 2008. Nó nêu ra nhiều loại nguồn tin bao gồm mô tả của chính các học viên, gia đình của họ, và các luật sư nhân quyền, các mạng lưới của chính phủ Trung quốc, các báo cáo của các kênh thông tin ngoại quốc, nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, và một nghiên cứu kỹ lưỡng của Ủy ban chấp hành của Quốc hội về Trung quốc.
Những điều chính được tìm thấy trong nghiên cứu đó là:
- Có một sự leo thang rõ rệt và dữ dội trong chiến dịch đàn áp những người tập Pháp Luân Công trong suốt 2008.
- Sự leo thang bắt đầu trước Thế vận hội bằng cách đi lục soát từng nhà bởi các nhân viên an ninh, gia tăng sự theo dõi, giam cầm, và các trường hợp bị chết trong khi bị giam giữ. Ngay sau khi Thế vận hội kết thúc, có một sự gia tăng kêu án, nhất là những án tù dài hạn, đối với những người mà đã bị giam giữ trước khi xử trong nhiều tháng.
- Cuộc đàn áp đã gia tăng trên toàn quốc và từ trên xuống dưới: Trong khi số lượng lớn những người bị giam cầm, bức hại, và tra tấn tại Bắc Kinh và các thành phố khác có các địa điểm tổ chức Thế vận hội, các báo cáo vi phạm và các chỉ thị của chính quyền nhắm vào Pháp Luân Công – đặc biệt là từ Phòng 610 trung ương đến các chi nhánh của nó – xuất hiện trên toàn quốc. Một trong các tỉnh mà chết người nhiều nhất là Hắc Long Giang, nơi không có tổ chức Thế vận hội.
- Tổng số, Trung tâm đã nhận được báo cáo của hơn 8,000 học viên mà đang bị giam cầm trong năm 2008 và 104 người bị chết do bị bức hại – trong nhiều trường hợp là trong vòng vài tuần, vài ngày, hoặc vài giờ sau khi họ bị đưa đến sở cảnh sát.
- Những người tập Pháp Luân Công vẫn tiếp tục là một phần đáng kể trong những người bị giam tại các ‘trại cải tạo lao động’ và nhà tù, khiến họ trở thành số lượng lớn nhất các tù nhân lương tâm trong nước
- Một khi bị giam, những người tập vẫn thường bị tra tấn nặng nề – bao gồm cả xâm phạm tình dục và tra tấn bằng dùi cui điện để buộc họ từ bỏ đức tin của họ.
- Trong suốt năm, một nhóm nhỏ khoảng 20 luật sư tiếp tục bênh vực những người tập Pháp Luân Công, mặc dù các chỉ thị của Đảng là cấm các hành động như vậy. Nhiều người trong số họ đã phải đối diện với việc bức hại, theo dõi, mất bằng cấp, và cả giam cầm họăc tra tấn bởi chính quyền.
- Pháp Luân Công vẫn còn là một trong các đề tài cấm kỵ trong việc đưa tin nhất cho các cơ quan thông tin tại Trung quốc và ngoại quốc năm 2008, các mạng lưới của họ bị ngăn chặn trong suốt thời gian Thế vận hội. Tối thiểu một trường hợp điển hình là một người tập bị kêu án tù chỉ vì in ra và phân phát các tin tức liên quan đến Pháp Luân Công từ mạng lưới Internet.
“Trong nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công là thành phần lớn nhất trong các tù nhân lương tâm tại Trung quốc, và điều này vẫn còn là sự thật đến ngày nay,” Zhang nói. “Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác cần nghiêm túc thảo luận rõ ràng về vấn đề Pháp Luân Công khi nói đến các vi phạm nhân quyền của Trung quốc và không cho phép các viên chức ĐCSTQ tránh né một vấn đề nghiêm trọng mà ảnh hưởng đến nhiều người như vậy tại Trung quốc.”
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/12/104737.html
Ngày đăng 29-04-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên gốc.