Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-05-2014] Từ năm 2013, khi ngày càng nhiều các trại lao động cưỡng bức đang bị giải thể ở Trung Quốc, thì chế độ Cộng sản lại vẫn đang tiếp tục dựa vào các trung tâm tẩy não để tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. Trung tâm tẩy não Điếm Tử ở thành phố Lai Châu, tỉnh Sơn Đông, là một trong 157 Trung tâm tẩy não khét tiếng ở Trung Quốc.

Các trung tâm tẩy não được biết đến một cách rộng rãi là “những trung tâm giáo dục pháp luật.” Cơ sở Điếm Tử này được thành lập với mục đích chính là giam giữ phi pháp và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hơn 1.000 học viên đã bị giam giữ ở đó kể từ tháng 03 năm 2001.

Trong nỗ lực “chuyển hóa” các học viên, bên cạnh việc sử dụng các kỹ thuật tẩy não mạnh, các lính canh còn sử dụng những phương pháp tra tấn tàn độc. Với việc thu một khoản tiền lớn để trang trải “học phí” và “chi phí sinh hoạt,” các nhân viên của trung tâm tẩy não này đã gây áp lực rất lớn về tài chính cho các học viên và gia đình của họ.

Mục đích của các trung tâm tẩy não là phá vỡ ý chí của các học viên

Nhằm ép buộc các học viên phải “chuyển hóa” và từ bỏ niềm tin của họ vào Pháp Luân Công, các nhân viên và lính canh của Trung tâm tẩy não Điếm Tử đã dùng mọi cách thức có thể để phá vỡ ý chí của các học viên.

Vào một thời điểm nhất định trong ngày, các học viên sẽ không được ngủ, và thường phải xem các chương trình tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Họ bị sỉ nhục, bị đe dọa, và bị tra tấn. Một số được báo cáo là bị buộc phải ở ngoài trời trong những ngày đông lạnh giá hoặc bị bắt phơi nắng vào mùa hè trong một thời gian dài.

Sau khi bắt giữ hơn 30 học viên ở địa phương và đưa họ đến trung tâm tẩy não vào cuối năm 2005, các nhân viên Phòng 610 Lai Châu đã kết án lao động cưỡng bức đối với bốn học viên nữ vào đầu năm 2006.

Tra tấn tàn bạo

Bà Trương Tú Cần, người thôn Khấu Gia, thị trấn Hạ Khâu, đã bị đánh đập tàn bạo trong trung tâm tẩy não này. Bà bị bầm tím khắp thân thể và không thể ra khỏi giường trong hơn một tuần. Các lính canh đã ra sức ép bà phải đứng lên bức ảnh của ông Lý Hồng Chí (người sáng lập của Pháp Luân Công), nhưng bà đã kiên quyết chống cự. Khi bà Trương không còn có thể nhúc nhích sau những lần bị đánh đập tàn bạo, các lính canh đã lấy chân bà đặt lên trên bức hình.

Phớt lờ thực tế rằng bà Lưu Nguyệt Hương, người thôn Khấu Gia được chuẩn đoán là bị mắc bệnh tim, cách lính canh vẫn còng tay bà lại và dùng gậy đánh đập bà một cách không thương tiếc. Thậm chí đến ba tuần sau đó, bà Lưu ăn uống còn khó khăn.

Bà Vương Nguyệt Hoa, người thôn Vũ Gia, thị trấn Sa Hà, đã không được cung cấp bất cứ đồ ăn nào trong ba ngày đầu ở trung tâm tẩy não này. Sau đó bà bị đá, bị tát vào mặt, bị đánh đập bằng một chiếc ống cao su. Sau đó, bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức thôn Vương.

Giam giữ trên diện rộng trong Thế vận hội Olympic

Xung quanh khoảng thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh 2008, các nhân viên Phòng 610 địa phương đã vô cùng tàn nhẫn. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 76 học viên địa phương đã bị bắt và giam giữ ở Trung tâm tẩy não Điếm Tử trong năm đó và khoảng 30 học viên đã bị kết án tù giam hoặc lao động cưỡng bức.

Các cách thức tra tấn được sử dụng trong thời gian này bao gồm việc bắt phơi nắng trong thời gian dài, cấm ngủ, đánh đập tàn bạo, ngồi xổm với một chiếc gậy chống vào đầu gối, và bị treo người lên trong một thời gian dài. Hầu hết các học viên đều bị thẩm vấn. Ngoài ra các trung tâm này còn tống tiền các học viên hoặc lục soát nhà của họ và các tịch thu tài sản cá nhân của họ.

Một trong những cách thức tra tấn được sử dụng phổ biến nhất ở Điếm Tử là “treo lớn,” với hai tay của học viên bị còng riêng rẽ lên hai thành giường của chiếc giường tầng hoặc hai dây xích được gắn vào một bức tường trong một thời gian dài. Toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào các cánh tay và bàn tay.

Các học viên sau đây được biết là đã bị tra tấn bằng hình thức “treo lớn” trong năm 2008: Bà Phán Ngọc Vân, ông Lý Ngọc Phú, bà Địch Khải Nga, bà Ngô Tú Lệ, ông Lưu Bá Phúc, bà Trương Bảo Hoàn, bà Lô Tú Mẫn, ông Lưu Chấn Đạc, ông Lô Hi Diệu, bà Triệu Huệ Cúc, và bà Lưu Mỹ Hà.

Thuật chuyện của bà Vương Khánh

Bà Vương Khánh, nhân viên của Hiệu sách Tân Hòa đã cho biết: “Tôi đã bị giam giữ phi pháp hai lần tại Trung tâm tẩy não Điếm Tử vào năm 2001, một lần vào tháng 03 và một lần vào tháng 10, tổng cộng cả hai lần là ba tháng. Lần thứ hai, tôi đã bị thẩm vấn bởi Vương Chính Văn và một vài lính canh khác trong tám tiếng rưỡi. Tôi đã bị đánh đập, bị đá, và bị bắt phải ngồi xổm và đứng trong một thời gian dài với một chiếc quạt thổi trực tiếp vào người. Các lính canh không thèm đếm xỉa đến việc tôi chỉ nặng chưa đến 45kg và rất yếu.

“Tất cả các học viên đều bị bắt phải ngồi trên những chiếc ghế nhỏ trong 14 ngày. Ngoài lúc ăn cơm và một khoảng thời gian ngắn ngủi để tắm rửa ra, thì chúng tôi không được phép nói hay đi lại. Ngoại trừ một học viên lớn tuổi có sức khỏe yếu và tôi (lúc này tôi đang bị giam trong một buồng giam nhỏ), thì tất cả các học viên khác bị cấm ngủ trong hai tuần. Các cẳng chân và bàn chân của họ bị sưng phồng lên đến nỗi đi giầy không còn vừa.

“Sau khi đến thăm một thành viên trong gia đình tôi đã bị giam giữ phi pháp vào ngày 08 tháng 05 năm 2006 tại trung tâm tẩy não này, tôi đã bị sáu cảnh sát bắt giữ khi đang trên đường trở về nhà, trong đó có Lưu Kinh Binh của Phòng An ninh nội địa, giám đốc Từ Thanh Hoa, và Sử Bỉnh Đào, và tôi đã bị đưa đến trung tâm tẩy não này.

“Cảnh sát đã lấy chìa khóa của tôi, đột nhập vào nhà tôi, và tịch thu các đồ dùng cá nhân của tôi, trong đó có một máy tính và một máy in. Trong trung tâm tẩy não này, cảnh sát đã thẩm vấn tôi. Phó bí thư của Ban Pháp chế và Chính trị thành phố cũng tham gia thẩm vấn.

“Do từ chối hợp tác, nên tôi đã bị bắt phải đứng trong một thời gian dài. Từ Thanh Hoa đã cầm lấy một ống nhựa cứng và bắt đầu đánh vào hông tôi. Bà ta ra lệnh cho hai cảnh sát trẻ ghì người tôi xuống và các cảnh sát khác thay phiên nhau đánh tôi bằng ống nhựa đó. Sử Bỉnh Đào đã tát vào mặt tôi và chửi rủa tôi, cho đến khi tôi bắt đầu cảm thấy choáng váng và tim tôi như ngừng đập. Vì bị thương do bị đánh đập nên tôi đã không thể ngồi xuống được.”

Bức hại tài chính

Bà Nguyên Trách Tú, người thôn Dịch Đạo, thành phố Lai Châu, đã qua đời ở tuổi 58. Bà đã hai lần bị giam giữ phi pháp tại Trung tâm tẩy não Điếm Tử. Họ đã tống tiền gia đình bà 5.000 nhân dân tệ mà không hề có giấy biên nhận. Sau đó, gia đình bà phát hiện ra rằng số tiền đó đã bị ba lính canh là Cổ Điện Lương, Dương Điện Tâm, và Lưu Duy Bân chia nhau.

Từ năm 2001 đến 2002, hơn 10 phiên tẩy não đã được tổ chức ở Điếm Tử, mỗi phiên tẩy não có ít nhất 10 học viên. Thời gian của mỗi phiên tẩy não là khác nhau, kéo dài từ một đến hai tháng. Người chủ của mỗi học viên bị bắt phải trả 500 nhân dân tệ và mỗi học viên phải trả khoảng 1.200 nhân dân tệ cho trung tâm tẩy não này.

Bà Khúc Nhược Phác và bà Lý Chấn Thiến, người thị trấn Chu Do, mỗi người đã phải trả 5.000 nhân dân tệ cho trung tâm tẩy não này vào năm 2012. Cảnh sát cũng tịch thu 6.000 nhân dân tệ khi họ lục soát nhà bà Lý.

Ông Tang Khuê Đồng, giáo viên trường Hối Tuyền, đã phát hiện ra rằng sau khi được thả ra từ Điếm Tử năm 2013, các nhân viên của Phòng 610 thành phố đã thu 5.000 nhân dân tệ từ người chủ của ông. Ba học viên trong cùng phiên tẩy não với ông, mỗi người cũng bị thu 5.000 nhân dân tệ. Tổng cộng 20.000 nhân dân tệ đã phải trả cho trung tâm tẩy não cho phiên tẩy não kéo dài hai tuần. Những khoản tiền này được sử dụng để chi trả cho một nhân viên [canh giữ] ba người đó, bốn nhân viên cảnh sát của Phòng 610 và đồn cảnh sát, và một bếp trưởng chuyên nghiệp nấu ăn cho họ. Ông Tang nhớ lại rằng trong khi các nhân viên và các lính canh được chuẩn bị cho những bữa ăn ngon, thì bốn học viên thường phải chia nhau một đĩa cơm.

Bà Vương Hữu Khánh, người thôn Loan Gia, thị trấn Thổ Sơn, đã nhớ lại rằng các lính canh đã chèn bà nghẹt thở. Hơn 20 nhân viên cảnh sát đã được đưa tới đó trong vòng hai tuần để lục soát nhà bà trong ngày hôm đó. Họ đã lật tung mái nhà và tìm kiếm từng vết nứt trên tường.

Bà Vương và chồng của bà là ông Loan Thế Hải, cũng là học viên Pháp Luân Công, đã bị đưa đến Trung tâm tẩy não Điếm Tử. Sau một đêm bị đánh đập, ông Loan đã bị chuyển đến Trung tâm giam giữ thành phố Lai Châu, ở đó ông đã bị treo lên trong bốn ngày và bị đánh đập. Ông đã được thả ra sau khi trả 10.000 nhân dân tệ.

Đây chỉ là một vài ví dụ về việc các học viên bị tống tiền. Trong hơn mười năm qua, chính xác bao nhiêu người đã bị tống tiền thì chúng ta không bao giờ có thể biết hết được. Hầu hết số tiền này đều được sử dụng hoang phí hoặc là bị các nhân viên của Phòng 610 và các lính canh của trung tâm tẩy não này chia nhau.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/27/酷刑加勒索-莱州店子洗脑班劫持上千人次-292643.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/15/1658.html

Đăng ngày 02-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share