Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-01-2014] Sau khi các trại lao động cưỡng bức tự báo cáo là đã bị xóa bỏ ở Trung Quốc vào năm ngoái, thì một hệ thống khác trở nên nổi bật hơn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công: các trung tâm tẩy não. Tính tùy tiện của các trung tâm này – với ít yêu cầu thủ tục hơn các trại lao động cưỡng bức hoặc các trung tâm giam giữ – khiến chúng là một vũ khí hiệu quả trong kho vũ khí của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Loạt bài này gồm ba phần tập trung vào Trung tâm tẩy não Tân Tân ở tỉnh Tứ Xuyên, còn được gọi là Trung tâm tẩy não Thành Đô. Khoảng 1.000 học viên đã bị giam giữ ở đó từ khi nó được thành lập vào năm 2003.
Ít nhất có 7 cái chết và nhiều trường hợp bị rối loạn tinh thần từ kết quả của việc ngược đãi đã được xác nhận. Tuy nhiên, Trung tâm tẩy não Tân Tân vẫn chỉ là một trong 157 trung tâm được biết đến như vậy, theo báo cáo của Minh Huệ.
Phần 1 của loạt bài này giải thích cách mà trung tâm tẩy não phù hợp với cơ chế tổng thể của cuộc đàn áp. Cùng với cảnh sát và các đội an ninh nội địa, nơi mà các quan chức lạm dụng quyền lực của họ không bị trừng phạt, trung tâm tẩy não được sử dụng để gây ảnh hưởng tối đa đến cuộc đàn áp. Các lính canh và các nhân viên tại trung tâm giam giữ này được cho phép, thậm chí được khuyến khích, để tùy ý tra tấn các học viên.
Một cách thủ tục, các nhà chức trách có thể cử người đến các trung tâm trong vài tháng cùng một lúc mà hầu như không có giấy tờ hay bất kỳ hình thức kiểm tra hay chính sách nào. Điều này khiến nó thành một con đường lý tưởng để thực hiện bức hại một cách bí mật và tùy ý, mà không qua thủ tục pháp lý nào.
Hơn nữa, các trung tâm tẩy não không khác gì một “hệ thống trung chuyển” đến các nhà tù và các trại lao động. Các nhân viên làm việc với cảnh sát và các đội an ninh nội địa để tạo bằng chứng giả gửi đến các học viên tại các trại giam và trại lao động. Nếu không có sự giám sát tư pháp, các lính canh có thể bắt các học viên bị giam giữ chịu nhiều hình thức ngược đãi.
Tuy vậy, đơn giản từ bỏ niềm tin là chưa đủ để được trả tự do. Nếu nhân viên trung tâm không hài lòng với kết quả tẩy não do các học viên “bị chuyển hóa” thể hiện, các học viên sẽ phải chịu sự tra tấn thêm một lần nữa.
Phần 2 thảo luận về chiều sâu của cuộc bức hại. Ngoài những hình thức trực tiếp tra tấn và ngược đãi thể chất, ĐCSTQ còn tác động tới bạn bè và gia đình của các học viên, tạo ra áp lực tài chính rất lớn, sử dụng mọi phương tiện khác theo ý của họ để cố gắng đè bẹp ý chí của các học viên.
Sau khi bắt giữ học viên Lưu Ứng Húc, cảnh sát đã đưa bố mẹ anh đến trung tâm tẩy não và giữ ở đó. Họ từ chối bất kỳ ai tới thăm trừ khi anh Lưu từ bỏ niềm tin của mình. Ngoài ra, cảnh sát còn pha ma túy vào đồ ăn của anh Lưu. Việc ngược đãi có hệ thống đó tấn công nạn nhân từ nhiều góc độ nhằm mục đích để hủy hoại tinh thần của học viên một cách toàn diện.
Phần ba bao gồm các phương thức tống tiền, tra tấn và ngược đãi khác diễn ra bên trong các trung tâm tẩy não. Việc ngược đãi tinh thần thường là khắc nghiệt nhất, vì nó tấn công vào niềm tin cốt lõi của các học viên vào Chân – Thiện – Nhẫn. Nó thường gồm các bước leo thang, để một người từ việc từ bỏ niềm tin của mình đến việc phản bội [tiết lộ] danh tính của các học viên khác.
Phần I: Sự hợp tác giữa trung tâm tẩy não và lực lượng công an
phòng 610, cơ quan điều hành có trách nhiệm duy nhất là giám sát cuộc đàn áp có hệ thống đối với Pháp Luân Công, sử dụng cách tiếp cận với hai mũi nhọn trong chính sách đàn áp – tàn bạo về thể chất và tra tấn tinh thần.
Phòng An ninh nội địa thu thập thông tin và bằng chứng giả để đảm bảo các học viên chỉ có thể kết thúc trong các trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù, trong khi trung tâm tẩy não thì phá hủy ý chí của các học viên.
Theo thông lệ, cảnh sát và trung tâm tẩy não hợp tác làm việc trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
1. Cảnh sát hung ác
Tái hiện tra tấn: Còng tay sau lưng
Bởi vì các trung tâm tẩy não hầu như không có các tham số quy phạm pháp luật, việc cảnh sát thẩm vấn tàn bạo là phổ biến. Ví dụ, ông Tương Vân Hoành, một kỹ sư ở một nhà máy khí nén Thành Đô, đã bị đưa đến trung tâm tẩy não vào ngày 22 tháng 07 năm 2005.
Cảnh sát từ Đội An ninh nội địa còng tay và tra tấn ông trong vòng bảy ngày liên tiếp, cấm ngủ dài ngày. Để bắt ông ấy thức, những lính canh sẽ liên tục đánh, đấm và tát ông ấy bằng những thanh gỗ mỏng – và sau đó dội nước lên người để ông tỉnh lại.
Sau đó, cảnh sát từ Đội An ninh nội địa của Sở Cảnh sát thành phố Thành Đô và Phòng 610 địa phương đã tiếp nhận nhiệm vụ tra tấn ông Tương. Cánh tay ông bị còng sau lưng của chiếc ghế, và cảnh sát kéo mạnh tóc của ông ngược ra đằng sau trong khi đồng thời giẫm lên còng tay. Cơn đau đã khiến ông bị ngất đi nhiều lần. Cổ tay ông bị sưng, và sau đó là da thịt trên cổ tay bị mưng mủ.
Ông Trịnh Bân, một công nhân nhà máy đã bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Tân Tân vào năm 2005, đã trải qua những tra tấn tương tự. Khi mô tả sự ngược đãi ông phải chịu, ông Trịnh cho biết: “Các cảnh sát chiếu một luồng ánh sáng thẳng vào mắt để tôi không thể ngủ. Họ làm ồn hoặc đổ nước lạnh vào tôi bất cứ khi nào tôi nhắm mắt lại. Họ còng tay tôi ra sau ghế, đấm vào đầu, tát vào mặt tôi, và dẫm lên còng tay. Một cảnh sát còng tay tôi lại ở một vị trí khó chịu, và tôi hầu như ngất xỉu vì đau đớn.”
2. Nhân viên trung tâm tẩy não hỗ trợ cảnh sát chụp hình các học viên
Trung tâm tẩy não Tân Tân tuân theo một bộ các thủ tục bắt giữ và ép buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ. Khi một người hành động trái với lương tâm của mình vì áp lực, nó trở nên rất khó khăn cho anh ấy duy trì sự phản kháng của mình trong tương lai. Vào thời điểm đó, cán bộ của Đội An ninh nội địa có thể dễ dàng can thiệp vào để thu thập thông tin của các học viên, những người chưa bị bắt.
Để tối đa hóa hiệu quả của việc tẩy não, họ ít khi trả tự do một người nào đó ngay sau khi người đó đã [tuyên bố] từ bỏ Pháp Luân Công. Thay vào đó, các viên chức sau đó gây áp lực với họ để biến đổi cả những người khác, hoặc sử dụng họ như một ví dụ để “chuyển hóa” những học viên khác.
Thậm chí, nếu một học viên được thả tự do sau khi tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình, vụ việc sẽ không dừng lại ở đó. Với lời thú tội trước đó được sử dụng làm bằng chứng, cảnh sát có thể lại giam giữ người đó tại trung tâm tẩy não hoặc ở một nơi khác.
3. Nhân viên trung tâm tẩy não và cảnh sát cùng nhau đe dọa các học viên
Khi những học viên bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân, cảnh sát thường có bằng chứng tối thiểu để buộc tội họ. Khi họ mới được đưa vào, các cảnh sát và lính canh ở trung tâm tẩy não thường tổ chức nhiều “cuộc trò chuyện” với họ. Nó thường bao gồm việc đe dọa họ bằng án tù kéo dài, một số họ được cho biết là có thể tránh được việc đó chỉ bằng cách hợp tác với các yêu cầu của cảnh sát.
4. “Các người sẽ không thể ra khỏi đây trừ phi từ bỏ niềm tin của mình”
Các học viên bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân bị cô lập với thế giới bên ngoài như là bước đầu tiên để bẻ gãy ý chí của họ.
Mỗi học viên bị giam trong một căn phòng nhỏ được theo dõi bởi hai lính canh, cả ngày và đêm. Họ không có cách nào để liên lạc với thế giới bên ngoài, khi bên cạnh có hai người theo dõi họ.
Các nhân viên, với kế hoạch đã lên cẩn thận, đưa các mẩu thông tin cho các học viên theo thời gian. Chúng được sắp xếp để khuấy động sự sợ hãi cho chính họ hoặc làm cho họ lo lắng về các thành viên trong gia đình mình. Thông tin thu thập về các học viên trong khi họ đang bị sự giám sát suốt ngày đêm, thường được sử dụng để chống lại họ.
Trong khi đó, một thông điệp chính được nhấn mạnh nhiều lần: “Các người sẽ không thể ra khỏi đây trừ phi từ bỏ niềm tin của mình.”
Môi trường bị áp bức và cô lập này tạo ra một áp lực khổng lồ cho các học viên.
5. Liên tục gây ồn ào và tuyên truyền làm xói mòn sức mạnh ý chí
Một chiến thuật khác là liên tục gây tiếng ồn lớn và tuyên truyền của ĐCSTQ.
Ngoài ba vật dụng như giường, ghế và kệ, có rất ít không gian còn lại trong các phòng giam mà các học viên bị giam giữ. Họ bị ép phải xem các trương chình truyền hình vu khống với mức âm lượng lớn trong nhiều giờ liên tiếp. Với một phòng chật hẹp và cách sắp xếp giường ngủ, sẽ không có cách nào thoát khỏi những tuyên truyền được phát một cách liên tục, ngay cả khi một ai đó muốn cố gắng ngủ vào ban đêm. Sau khi phải chịu điều này trong một khoảng thời gian, một số học viên có dấu hiệu chóng mặt và phản ứng chậm.
Khi đang chịu đựng thời kỳ tẩy não, các tù nhân bị giam giữ được gọi là các “học viên” đang nhận sự “giáo dục”.
Những phương pháp khác bao gồm không cho các học viên nhắm mắt và lăng nhục công khai với nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp tẩy não riêng rẽ được triển khai cùng với cảnh sát dựa trên những gì họ biết và tìm hiểu được về các học viên bị giam giữ.
(Còn tiếp…)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/14/浅析“成都市法制教育中心”的罪恶(中)-285649.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/8/145293.html
Đăng ngày 10-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.