Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-01-2014] Sau khi các trại lao động cưỡng bức tự báo cáo là đã bị xóa sổ tại Trung Quốc vào năm ngoái, thì một hệ thống khác lại trở nên nổi bật hơn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công: các trung tâm tẩy não. Tính tùy tiện của các trung tâm này thể hiện ở việc yêu cầu ít hơn các thủ tục so với các trại lao động cưỡng bức hay trung tâm giam giữ – biến chúng thành thứ vũ khí hiệu quả trong kho vũ khí phục vụ cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Loạt bài gồm ba phần này tập trung vào Trung tâm tẩy não Tân Tân thuộc tỉnh Tứ Xuyên, còn được gọi là Trung tâm tẩy não Thành Đô. Khoảng 1.000 học viên đã bị giam giữ ở đó kể từ khi trung tâm được được thành lập vào năm 2003.
Phần 1 trong loạt bài giải thích việc các trung tâm tẩy não đã làm thế nào để phù hợp với cơ chế tổng thể của cuộc đàn áp. Cùng với cảnh sát và các đội an ninh nội địa, nơi các quan chức lạm dụng chức quyền của họ mà không bị trừng phạt, các trung tâm tẩy não được sử dụng để gây ảnh hưởng tối đa đến cuộc đàn áp.
Phần 2 phân tích theo chiều sâu của cuộc đàn áp. Ngoài những hình thức trực tiếp tra tấn và ngược đãi thể chất, ĐCSTQ còn thao túng bạn bè và người thân của các học viên, tạo sức ép lớn về tài chính, và nỗ lực sử dụng mọi biện pháp để đè bẹp ý chí của các học viên.
Phần 3: Những tội ác tại Trung tâm tẩy não Tân Tân
Nằm tại quận Tân Tân, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, trung tâm tẩy não này chính thức được gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Thành Đô.” Hiện giờ trung tâm đang được nâng cấp cải tạo lại, người ta cho rằng các quan chức đã chi 10 triệu nhân dân tệ cho dự án. Trung tâm được Phòng 610 Tứ Xuyên và Phòng 610 Thành Đô thành lập vào năm 2003.
Trung tâm có nhiều phòng ban được phân công nhiệm vụ chi tiết. Bộ phận chủ chốt là Khoa chỉ đạo Chính trị, giữ nhiệm vụ “chuyển hóa” các học viên. Bộ phận này cũng hợp tác với công an, cùng gây sức ép với các học viên đã bị chuyển hóa để họ quay lưng lại với những học viên khác.
Giám đốc của Khoa chỉ đạo Chính trị trước đây là Ân Thuấn Nghiêu, hiện tại là Bao Tiểu Mục. Tăng Khả là nhân viên liên lạc của phòng cảnh sát địa phương.
Trung tâm tẩy não Thành Đô
Giam giữ số lượng lớn học viên
Theo Hiến pháp và Pháp chế của Trung Quốc quy định, bất cứ sự giới hạn nào về tự do cá nhân cũng phải có sự chấp thuận của luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp tính phi pháp của nó, trung tâm đã giam giữ khoảng 1.000 học viên kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2003. Thời hạn giam giữ thường từ vài tháng tới vài năm, đôi lúc lên tới 7 năm.
Việc giam giữ trong trung tâm tẩy não vi phạm “Luật về Tội ác chống lại Hòa bình và An ninh Nhân loại” và các công ước quốc tế khác của Liên Hợp Quốc. Quy mô và phạm vi ngược đãi khiến nó trở thành tội ác chống lại nhân loại.
Đáng buồn thay, các viên chức tại Trung tâm tẩy não Tân Tân không nhận thức được những gì họ đang làm là bất hợp pháp. Bao Tiểu Mục thường nói với các học viên bị giam giữ rằng: “Không có cách nào để rời khỏi đây ngoài việc từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Chúng tôi gặp tình huống này nhiều lần rồi.”
Tước bỏ những quyền cơ bản
Có sẵn một số quy định cho toàn thể các trung tâm giam giữ và nhà tù. Những quy định này thường được thực thi bởi những người hành pháp, gia đình của những người bị giam giữ có thể nhận được một số văn bản thông báo. Những người bị giam giữ và thân nhân đại diện của họ cũng được phép thuê luật sư kháng cáo. Ngay cả hệ thống các trại lao động được bãi bỏ gần đây cũng có một quy trình xem xét, phê duyệt và kháng cáo.
Ngược lại, các trung tâm tẩy não không có những thủ tục như vậy. Các nhân viên có thể tùy ý giam giữ các học viên mà không cần bất cứ lý do chính đáng hay văn bản thông báo nào. Quyền được thăm viếng của các thân nhân cũng bị kiểm soát hoàn toàn, và các yêu cầu thường bị từ chối. Khi các nhân viên thấy việc gặp mặt người thân có thể giúp “chuyển hóa” học viên, thì yêu cầu được chấp thuận rất nhanh, đôi lúc thân nhân thậm chí còn bị ép phải ở lại trung tâm cùng học viên bị giam giữ.
Các bước tẩy não
Mục tiêu cuối cùng của trung tâm tẩy não là buộc các học viên phải từ bỏ đức tin của mình, và tất cả các hoạt động của trung tâm đều tập trung vào mục đích chính này.
Hầu hết các nhân viên của trung tâm tẩy não hiểu rằng mọi thứ mà họ ép buộc lên các học viên đều là tuyên truyền giả dối. Tuy nhiên, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất – lương và tiền thưởng – họ chọn làm trái với lương tâm mình.
Bước đầu tiên thường là ép các học viên nói dối về những cảm xúc thật của họ. Bước này bao gồm hứa hẹn sẽ thả tự do cho các học viên và để họ trở về nhà khi đã viết một số tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. Sau khi thực hiện được bước này, họ sẽ lại tiếp tục gây áp lực để các học viên phỉ báng lại đức tin mà họ đã từng giữ – tương đương với việc họ hoàn toàn chấp nhận tẩy não. Bước thứ ba là khiến các học viên quay lưng lại với các đồng tu của mình.
Từng bước một, họ dẫn các học viên theo con đường không lối thoát.
Trớ trêu thay, sau đó các nhân viên sẽ yêu cầu học viên viết thư cảm ơn tới các viên chức tại trung tâm và các nhân viên khác vì đã “định hướng đúng” tâm trí và linh hồn của họ.
Thông đồng với các cơ quan khác để tăng cường đàn áp
Ngay khi các học viên nhượng bộ, thường thì cảnh sát địa phương sẽ cùng tham gia để moi thông tin. Ví dụ, thu thập thông tin về các học viên khác hay cách mà các học viên đưa thông tin lên Internet. Đặc biệt trang web Minh Huệ là mục tiêu chính. Bằng cách này, họ tiếp tục tước bỏ quyền của những học viên bị giam giữ lúc đầu, trong khi thu thập thêm các thông tin cá nhân để tìm ra những học viên khác.
Theo Ân Thuấn Nghiêu, trung tâm tẩy não hoạt động dưới sự giám sát của nhiều cơ quan. Dù báo cáo lên Phòng 610 cấp tỉnh và thành phố, nhưng trung tâm hợp tác chặt chẽ cùng các quan chức cấp trên và trung tâm khác.
Mạng lưới như vậy cho phép công an theo dõi các học viên chặt chẽ hơn trong việc mở rộng đàn áp. Ví dụ, Bao Tiểu Mục, Ân Thuấn Nghiêu, và tất cả các nhân viên khác tại trung tâm đã từng đến Nhà tù Dương Mã Hà, giúp nhà tù “chuyển hóa” các học viên và quyết định xem ai sẽ được đưa tới trung tâm tẩy não khi họ hết hạn tù.
Một ví dụ là anh Viên Bân, giáo viên của một trường trung học tại quận Long Tuyền Dịch thành phố Thành Đô. Sau khi bị giam giữ tại Nhà tù Ngũ Mã Bình 8 năm, các nhân viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương đã bí mật gửi anh tới trung tâm tẩy não vào ngày 27 tháng 07 năm 2013, mặc dù vào lúc bị chuyển đi, người nhà của anh đang ở bên ngoài nhà tù để đợi anh được phóng thích.
Kết luận
Các trung tâm tẩy não hiện giờ đang được sử dụng để thay thế cho các trại lao động cưỡng bức trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Khuynh hướng này được nhận biết trong bài phân tích của Minh Huệ và báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế vào tháng 12 năm 2013.
Theo nguồn tin từ Minh Huệ, 157 trung tâm tẩy não ở 27 tỉnh đã giám sát việc tra tấn 737 học viên vào năm 2013. Số học viên bị gửi tới các trung tâm tẩy não trong nửa cuối năm 2013 cao hơn bốn lần so với nửa đầu năm.
Hơn nữa, những phương thức tra tấn mới đang được sử dụng trong các trung tâm tẩy não, đặc biệt là việc sử dụng một số loại thuốc gây tác động tới thần kinh. Những thứ thuốc này khiến các học viên mất khả năng nhận thức cũng như trí lực của họ, tạo điều kiện cho các nhà chức trách ép buộc các họ kí vào tuyên bố từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.
Các trại lao động có thể bị đóng cửa, nhưng hiện giờ các học viên Pháp Luân Công đang bị chuyển tới các nhà tù hoặc trung tâm tẩy não, một kiểu “hắc lao” mà hồ sơ theo dõi thậm chí còn tệ hơn các trại lao động.
Điều cấp thiết là tất cả các cơ sở đàn áp, gồm các trung tâm tẩy não, cần phải được bãi bỏ ngay lập tức.
Bài liên quan bằng tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/18/八年冤狱刚满-教师被劫入新津洗脑班-278313.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/13/浅析“成都市法制教育中心”的罪恶(上)-285642.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/14/145398.html
Đăng ngày 13-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.