[MINH HUỆ 14-01-2014] Tiếp theo Phần 1

Sau khi các trại lao động cưỡng bức tự báo cáo là đã bị xóa sổ tại Trung Quốc vào năm ngoái, thì một hệ thống khác lại trở nên nổi bật hơn trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công: các trung tâm tẩy não. Tính tùy tiện của các trung tâm này thể hiện ở việc yêu cầu ít hơn các thủ tục so với các trại lao động cưỡng bức hay trung tâm giam giữ – biến chúng thành thứ vũ khí hiệu quả trong kho vũ khí phục vụ cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Loạt bài gồm ba phần này tập trung vào Trung tâm tẩy não Tân Tân thuộc tỉnh Tứ Xuyên, còn được gọi là Trung tâm tẩy não Thành Đô. Khoảng 1.000 học viên đã bị giam giữ ở đó kể từ khi trung tâm được thành lập vào năm 2003.

Phần 1 trong loạt bài giải thích việc các trung tâm tẩy não đã làm thế nào để phù hợp với cơ chế tổng thể của cuộc đàn áp. Cùng với cảnh sát và và các đội an ninh nội địa, nơi các quan chức lạm dụng chức quyền của họ mà không bị trừng phạt, các trung tâm tẩy não được sử dụng để gây ảnh hưởng tối đa đến cuộc đàn áp.

Phần 2 dưới đây phân tích theo chiều sâu của cuộc đàn áp. Ngoài những hình thức trực tiếp tra tấn và ngược đãi thể chất, ĐCSTQ còn thao túng bạn bè và người thân của các học viên, tạo sức ép lớn về tài chính, và nỗ lực sử dụng mọi biện pháp để đè bẹp ý chí của các học viên.

Khai thác hoàn cảnh gia đình của các học viên

Để thúc đẩy các học viên Pháp Luân Công và ép họ từ bỏ đức tin của mình, các quan chức Trung tâm tẩy não Tân Tân đã dùng thủ đoạn đe dọa sự an toàn đối với những người thân của họ.

Khi trợ lý kĩ sư của Nhà máy Tua-bin hơi nước phía Đông Miên Trúc, anh Lưu Ứng Húc, bị giam giữ bất hợp pháp tại trung tâm tẩy não, anh đã tuyệt thực để phản đối.

Nhân viên Bao Tiểu Mục đã báo cho cha mẹ của anh Lưu tới thăm anh để thuyết phục anh chấm dứt tuyệt thực. Ngay khi họ đến, Bao đe dọa rằng nếu anh Lưu không ăn thì cha mẹ của anh cũng sẽ bị bắt giam.

Ông Tạ Đức Thanh cùng vợ là bà Dư Cần Phương

Sau khi ông Tạ Đức Thanh, cựu nhân viên của Tập đoàn Cơ khí Thành Đô, bị giam giữ lần đầu tiên tại Trung tâm tẩy não Tân Tân, con dâu của ông đã không thể chịu được sự căng thẳng do bị theo dõi, giám sát và đe dọa liên tục. Cô đã lâm bệnh và qua đời ngay sau đó.

Ông Tạ không được phép về nhà hay tham dự tang lễ của con dâu. Để được phép tham dự, các viên chức tại trung tâm tẩy não đã ép buộc ông phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Ông Tạ bị bắt trở lại vào ngày 29 tháng 04 năm 2009, bởi các nhân viên từ Tập đoàn Cơ khí Thành Đô, Ủy ban Cộng đồng Dân cư Phù Nam, Phòng 610 địa phương, Ủy ban Cộng đồng Dân cư đường Thi Nhân Nam và các nhân viên từ Đồn cảnh sát Phù Nam. Ông đã bị giám đốc Lưu Xuyên và các nhân viên khác tại đồn cảnh sát đánh đập dã man gây thương tích nghiêm trọng.

Ông Tạ đã qua đời chưa đầy một tháng sau khi bị gửi tới Trung tâm tẩy não Tân Tân lần thứ hai. Trước khi qua đời, ông tiết lộ việc mình đã bị các nhân viên trung tâm tẩy não dùng vũ lực đưa tới bệnh viện, kiểm tra cơ thể, và tiêm thứ thuốc không nguồn gốc. Kết quả là ông hầu như không thể ăn hay uống trong gần 10 ngày.

Cả hai tay của ông Tạ đã chuyển màu đen khi ông qua đời. Theo lời các thân nhân kể lại, các bộ phận còn lại trên cơ thể ông cũng chuyển màu sẫm, cho thấy dấu hiệu bị nhiễm độc.

Trước khi qua đời, ông Tạ nằm liệt giường, không thể ăn hay uống và mất tự chủ trong việc tiểu tiện

Anh Tạ Hải Phong, nghiên cứu sinh tại Đại học Dược Trung Quốc, cũng bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Tân Tân. Anh không được phép ở bên vợ khi cô sinh con. Các nhân viên của trung tâm tẩy não lợi dụng việc này để ép anh phải từ bỏ đức tin của mình, nói rằng anh sẽ không thể gặp gia đình cho đến khi anh chấp nhận yêu cầu của họ.

Để “chuyển hóa” cô Dương Thiến, cư trú tại số 18 Tập thể Trung học thành phố Thành Đô, trung tâm tẩy não đã đe dọa bắt giữ mẹ cô.

Cô Vương Minh Huân từ quận Kim Ngưu, thành phố Thành Đô, đã không được phép về nhà khi một người thân trong gia đình cô bị ốm nặng. Các nhân viên tại trung tâm tẩy não lợi dụng việc này để gây sức ép cho cô, ép cô từ bỏ đức tin của mình.

Ông Nghiêm Lương Như, nhân viên Viện Nghiên cứu và Thiết kế Máy bay Thành Đô, đã bị cảnh sát từ Cục an ninh nội địa địa phương bắt giữ và đưa tới Trung tâm tẩy não Tân Tân. Vắng mặt ông, người mẹ già 92 tuổi của ông than khóc mỗi ngày. Cụ bà không thể ăn hay uống và phải truyền dịch IV để duy trì sự sống. Hai tay và bàn chân của cụ sưng đến mức IV cũng không thể truyền được nữa. Thậm chí suốt những ngày cuối đời, cụ luôn hỏi về con trai bất cứ khi nào tỉnh táo.

Ông Nghiêm không được phép về thăm mẹ trước khi cụ bà qua đời hay tham dự lễ tang. Thậm chí ông còn không được phép gọi điện về nhà trước khi mẹ mình mất.

Tống tiền: Một hình thức thương mại béo bở

Các trung tâm tẩy não thường xuyên ép các học viên cùng gia đình chi tiền cho họ để bổ sung thêm kinh phí mà họ nhận được từ ĐCSTQ. Họ gọi đó là “học phí”.

Gần 10.000 tệ (khoảng 1.600 USD) lệ phí cho một người mỗi tháng mà các thân nhân, người sử dụng lao động, và/hay các quận dân cư phải trả cho các trung tâm tẩy não.

Tuyên truyền và lừa dối triệt để nhằm che dấu tính bất hợp pháp của các trung tâm tẩy não

Sự tồn tại của các trung tâm tẩy não là bất hợp pháp, nhưng rất ít người trong dân chúng nhận thức được điều này.

Trung tâm tẩy não Tân Tân chính thức được công chúng biết đến như “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Thành Đô.” Các lớp tẩy não thì được gọi là các “chương trình giáo dục” hay các “lớp học”. Các học viên bị giam giữ bất hợp pháp được gọi là các “học viên”, và các lính canh, các giám sát viên thì được gọi là “giáo viên”. Những thuật ngữ này nhằm che đậy sự giả dối và tạo tính hợp pháp cho trung tâm.

Có người có thể tưởng rằng các “học viên” ở đây được tự do và có đầy đủ các quyền lợi như một công dân bình thường. Trên thực tế, các học viên bị giam giữ bị đối xử như các tù nhân; tự do của họ bị tước đoạt ngay khi bị đưa tới trung tâm tẩy não. Họ không được phép bỏ khóa huấn luyện, và buộc phải chịu đựng những tuyên truyền do ĐCSTQ tạo dựng.

Tập trung hủy hoại tinh thần của các học viên

Mạnh Tử, một triết gia Trung Quốc và là học trò nổi tiếng nhất của Khổng Tử, nói rằng: “Hạo nhiên chi khí, chí đại chí cương, trường tồn vu thiên địa gian.” (Chính khí là quan trọng nhất và có uy lực nhất – Nó trường tồn giữa trời đất) Ông khuyên mọi người “hữu bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy võ bất năng khuất.” (không nên: trước khó khăn mà dao động, trong phú quý sinh phóng đãng, trước quyền lực mà quỳ gối cúi đầu)

Các học viên Pháp Luân Công giữ gìn truyền thống này bằng việc trung thành với các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và hành xử theo phương thức phi bạo lực. Ngược lại, các viên chức tại trung tâm tẩy não sử dụng các phương thức tra tấn và tuyên truyền giả dối để hủy hoại ý chí của các học viên.

Tương đối ít các học viên bị giết hại ngay, nhưng tất cả đều bị ngược đãi về thể xác lẫn tra tấn về tinh thần.

Bản chất của việc chuyển hóa

Trung tâm tẩy não Tân Tân đã tự ý sử dụng mọi phương pháp để “chuyển hóa” các học viên và ép họ từ bỏ đức tin của mình. Điều này trái với Hiến pháp Trung Quốc, có quy định về việc đảm bảo cho công dân có quyền tự do tín ngưỡng, và trung tâm tẩy não sẽ không ngừng nghỉ để đạt được mục đích của nó.

Quy trình tẩy não dựa trên một chu trình của lừa dối, đe dọa, giam giữ và tra tấn. Trước khi được thả, các học viên bị bắt phải viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình và tiết lộ danh tính của các học viên khác. Với ý chí bị hủy hoại và lương tâm không còn nguyên vẹn, họ bước ra khỏi trung tâm thành một con người khác biệt hoàn toàn.

Trước khi được thả, mỗi học viên được yêu cầu phải viết “Mẫu chấp thuận giáo dục [chuyển hóa].” Chúng được xem như minh chứng với các nhà chức trách của trung tâm tẩy não rằng các học viên đã chấp nhận những lời dối trá, phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ và tự xem mình là “các học viên” của trung tâm.

Việc bức hại vẫn tiếp tục sau khi các học viên này được thả. Bằng cách đặt các học viên được thả ở trong một “giai đoạn theo dõi” và thường xuyên ghé thăm nhà của họ, các nhân viên của trung tâm tẩy não đã tăng cường bức hại, củng cố kết quả tẩy não.

Về cơ bản, toàn bộ quá trình là một đợt huấn luyện để kiểm soát tâm trí – một trong những phương diện hiểm độc nhất của cuộc đàn áp tàn bạo.

Cửu bình” luận bàn về chín đặc điểm cố hữu của ĐCSTQ: tà ác, lừa dối, kích động, dung túng những thứ cặn bã của xã hội, gián điệp, cướp đoạt, tranh đấu, trừ bỏ và kiểm soát. Quy trình tẩy não phản ánh rất sát mỗi đặc tính này:

Tà ác: Các trung tâm tẩy não phủ nhận tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của các học viên, tìm cách tiêu diệt mặt lương thiện trong bản tính của con người. Sự tồn tại và nhiệm vụ của các trung tâm tẩy não vốn đã là tà ác.

Giả dối: Giả dối là chiến thuật được sử dụng phổ biến nhất tại các trung tâm tẩy não. Từ nhân viên tới các “trợ giảng”, tất cả đều rất thạo lừa gạt và tuyên truyền.

Kích động: Sử dụng những lời dối trá và bịa đặt vu khống Pháp Luân Công và kích động thù hận của dân chúng đối với các học viên.

Tranh đấu: Các “trợ giảng” lăng mạ và lạm dụng thể xác những người từ chối từ bỏ đức tin của họ. Hành vi bạo lực này gợi nhớ đến “đấu tranh giai cấp”, thứ đánh dấu toàn bộ lịch sử của ĐCSTQ.

Cướp đoạt: Các trung tâm tẩy não tống tiền các học viên và gia đình họ.

Gián điệp: Các học viên và gia đình họ bị theo dõi gắt gao, các đặc vụ của ĐCSTQ tìm cách để phát hiện ra các điểm yếu của họ và bảo đảm việc họ bị “chuyển hóa” hoàn toàn, thậm cả ngay cả ở bên ngoài trung tâm tẩy não.

Trừ bỏ: Buộc các học viên từ bỏ đức tin của mình nhằm mục đích hủy hoại tinh thần của họ.

Kiểm soát: Như được phân tích trong “cửu bình”, tất cả những thứ này để phục vụ cho một mục tiêu chung: “khủng bố để kiểm soát dân chúng”. Tại Trung tâm tẩy não Tân Tân, mọi hoạt động hướng tới việc “chuyển hóa” các học viên để thiết lập sự kiểm soát về tâm trí và tinh thần của họ.

(Còn tiếp…)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/14/浅析“成都市法制教育中心”的罪恶(中)-285649.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/13/145395.html

Đăng ngày 11-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share