Bài viết của một học viên ở Singapore

[MINH HUỆ 16-03-2014] Ngày 25 tháng 04 năm 2014, các học viên Pháp Luân Công ở Singapore đã tổ chức luyện công tập thể và thu thập chữ ký ở công viên Hong Lim, để kỷ niệm năm thứ 15 của cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04. Họ đã giải thích ý nghĩa của sự kiện ngày 25 tháng 04 năm 1999, ngày mà hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa với chính phủ, và phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công đang tiếp diễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều du khách đã ký thỉnh nguyện lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên đang còn sống.

Luyện công tập thể ở Singapore để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Khách qua đường tìm hiểu về Pháp Luân Công và ký thỉnh nguyện lên án tội ác thu hoạch nội  tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Trong số các tội ác diễn ra trong 15 năm bức hại Pháp Luân Công, tội ác kinh hoàng nhất của chế độ này là thu hoạch nội tạng từ các học viên đang còn sống bị giam giữ trong các trại tạm giam, nhà tù, và các trại lao động cưỡng bức. Các tấm biểu ngữ phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng đã được trưng bày trong suốt sự kiện. Tội ác đã khiến nhiều người cảm thấy sốc, gồm cả người dân địa phương, du khách, học sinh và những người từ Ấn Độ, Australia, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Serbia, Nga, Cộng hòa Sip, Philippine, Sri Lanka, Myanmar, Mexico, Pakistan, và Hà Lan sang Singapore công tác. Nhiều du khách đã ký thỉnh nguyện lên án tội ác này. Nhiều người dừng lại để xem sự kiện, chụp ảnh, và nói chuyện với các học viên. Một du khách nhận xét đầy ngưỡng mộ: “Có thật nhiều người tập hợp ở đây vì lương tâm và công lý!”

Friederike, giáo viên lịch sử và tiếng Anh người Australia, đến Singapore theo một nhóm du lịch, đã bị thu hút bởi màn biểu diễn các bài công pháp. Cô nói rằng cô đã đọc các bài báo viết về các trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên cô biết đến tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Tommy, 26 tuổi, là một nhà tư vấn về công nghệ thông tin, đến từ Philipine. Vì lớn lên trong một gia đình Công giáo, anh đã nghe nói đến cuộc bức hại Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc. Tommy nói: “Mổ cướp nội tạng sống là hoàn toàn sai trái. Giết những người thực hành niềm tin của họ là một tội ác. Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn nữa biết đến tội ác này và Liên Hợp Quốc sẽ quan tâm đến vấn đề này.”

“Đây thực sự là một sự kiện ôn hòa,” Annshul, một kỹ sư phần mềm đến từ Ấn Độ, nói, khi anh đứng ở điểm tập trung của các học viên. Anh bày tỏ hy vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ biết đến cuộc bức hại, đặc biệt là những người định đến Trung Quốc để phẫu thuật ghép tạng.

Bối cảnh

Vào ngày 23 và 24 tháng 04 năm 1999, công an ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh đã tấn công và bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công đang tụ tập bên ngoài văn phòng một tạp chí để thảo luận về những sai lầm trong một bài báo công kích Pháp Luân Công được đăng tải thời gian gần đó. Khi thông tin về việc bắt giữ được lan truyền và có nhiều học viên Pháp Luân Công chất vấn các quan chức, họ được yêu cầu đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Ngày hôm sau, 25 tháng 04, theo sự hướng dẫn của các quan chức ở Thiên Tân, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công, đã tự phát tụ tập tại văn phòng thỉnh nguyện trung ương ở Bắc Kinh. Một vài đại diện của Pháp Luân Công được gọi vào gặp mặt thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, và các nhân viên của ông. Chiều hôm đó, mối lo ngại của các học viên Pháp Luân Công đã được đáp ứng, các học viên bị bắt ở Thiên Tân được thả, và mọi người đã ra về. Sự kiện này được truyền thông quốc tế khen ngợi vì đã được giải quyết hoà bình và nhanh chóng. Theo vài nguồn tin trong nội bộ chính phủ Trung Quốc, trong những tháng sau cuộc tập trung ngày 25 tháng 04, một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt đã nổ ra giữa các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Giang Trạch Dân, Tổng bí thư ĐCSTQ khi ấy, đã kêu gọi chính phủ “xóa sổ” Pháp Luân Công, trong khi các ủy viên khác của Bộ Chính trị không thấy nguy cơ đe dọa nào từ môn tu luyện. Willy Lam, nhà phân tích cấp cao của CNN đã dẫn lời các quan chức cao cấp nói rằng đàn áp Pháp Luân Công là quyết định “cá nhân” của Giang Trạch Dân. Vào tháng 07, Giang chính thức ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 nhanh chóng bị bóp méo – không còn là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa như vốn có, mà thực ra vốn là sự kiện được các quan chức Bắc Kinh và Thiên Tân hợp tác với nhau, yêu cầu các học viên đến văn phòng thỉnh nguyện Bắc Kinh – mà là “bao vây” khu phức hợp chính quyền trung ương và là “bằng chứng” rõ ràng rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa.

Việc đưa tin sai lệch rằng sự kiện ngày 25 tháng 04 là một “cuộc bao vây” khu phức hợp đã chính trị hóa vấn đề Pháp Luân Công, cả ở Trung Quốc và nước ngoài. Vì vậy, thay vì coi cuộc bức hại của ĐCSTQ như một sự bức hại bạo lực đối với một nhóm thiểu số người theo tôn giáo, một bài viết đã nói rằng sự chạy đua quyền lực giữa Pháp Luân Công và ĐCSTQ đã bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, một số nhà quan sát Trung Quốc ở phương Tây tin rằng Pháp Luân Công đã tự mang đến cuộc bức hại bằng cách “thách thức” chính quyền vào ngày 25 tháng 04. Bài viết này đã làm suy giảm lòng nhiệt tình của nhiều nhà ủng hộ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo, và trở thành yếu tố lớn nhất và duy nhất đối với hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân, tạo rào cản cho việc điều tra và đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công sâu rộng hơn.

Hơn 15 năm bức hại đã qua, hơn 3.700 học viên đã mất mạng như là hậu quả trực tiếp của cuộc bức hại, thường là do bị tra tấn hoặc giam giữ trong điều kiện ghê sợ. Thật đáng buồn, số trường hợp tử vong có thể cao hơn nhiều, nhưng do sự ngăn chặn thông tin của chế độ này, rất khó để thông tin lọt ra ngoài Trung Quốc. Cuộc bức hại tàn bạo này vẫn đang tiếp diễn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/19/新加坡学员纪念四二五和平上访-290259.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/20/272.html

Đăng ngày 27-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share