Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-03-2014] Mặc dù có rất ít tin tức được đưa, nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra ác liệt tại Trung Quốc. Ít nhất 240 vụ bắt giữ, 20 trường hợp kết án trái phép và 30 trung tâm tẩy não các học viên Pháp Luân Công đã được báo cáo trong hai tháng đầu năm 2014. Hơn 300 ngôi nhà đã bị lục soát. Hơn 10 học viên đã bị giam trong các trung tâm giam giữ. Có nhiều không kể xiết các trường hợp qua đời gần đây do bị bức hại thời gian dài.

Trước khi Đại hội đại biểu nhân dân (NPC) và Hội nghị Chính trị Hiệp Thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC) nhóm họp, sách nhiễu và đe dọa trở nên phổ biến, đặc biệt ở các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên và Hà Bắc cùng Trùng Khánh – một trong bốn thành phố tự trị tại Trung Quốc.

Dưới đây là một ghi nhận nhỏ về các trường hợp bị bức hại được báo cáo trong tháng 01 và tháng 02 năm 2014.

Ngược đãi tinh thần

Báo cáo Nhân quyền Quốc gia của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 về Trung Quốc phát biểu rằng việc điều trị tâm thần ép buộc được sử dụng phổ biến với các tù nhân lương tâm. Số lượng học viên Pháp Luân Công hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.

Một trong những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) mà thường được sử dụng để biện minh cho cuộc đàn áp là việc tu luyện Pháp Luân Công có thể khiến các học viên trở thành tâm thần. Nhưng thực tế lại khác hẳn: vô số học viên khỏe mạnh và tỉnh táo đã trở nên rối loạn tinh thần hoặc mất đi sinh mạng do bị tra tấn bằng những loại thuốc tâm thần trong các bệnh viện tâm thần của ĐCSTQ.

Bà Hạng Hiểu Ba

Bà Hạng Hiểu Ba đã qua đời vào ngày 20 tháng 02 năm 2014 ở tuổi 55. Bà trông hốc hác và suy sụp tinh thần trước khi được thả để điều trị y tế từ nơi phục hồi chức năng của trại lao động cưỡng bức tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 05 tháng 06 năm 2013. Người ta tin rằng trong suốt tám tháng bị giam tại trại lao động, bà đã bị cho uống các thuốc gây phá hủy hệ thần kinh trung ương.

Bà Hạng Hiểu Ba với đôi mắt đờ đẫn và lãnh đạm đã trở về nhà. Bà ăn rất ít và lẩm bẩm một mình. Bà thường cố chạy ra khỏi nhà hoặc đứng, ngồi ở một chỗ trong nhiều giờ mà không di chuyển. Bà không thể ngủ. Trong suốt hai tháng cuối đời, bà Hạng đã nằm liệt giường, cuộn tròn lại và dùng rất ít thức ăn và đồ uống.

Ông La Giang Bình cùng gia đình

Ông La Giang Bình đã ở trong tình trạng nguy kịch khi được thả từ nhà tù số 1 tỉnh Vân Nam để điều trị y tế vào ngày 23 tháng 12 năm 2013. Ông đã qua đời năm ngày sau đó ở độ tuổi 51.

Trước khi mất, ông La Giang Bình đã nói với gia đình mình rằng ông đã bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Có một khối u cứng, sẫm màu to bằng quả nho trên tay ông. Răng với nướu của ông đều đen và răng dính đầy máu khô. Bên trong miệng ông đã thối rữa.

Ông Vương Hải Điền

Ông Vương Hải Điền được thả từ trung tâm tẩy não Sa Hà Tử tại tỉnh Cát Lâm vào ngày 05 tháng 12 năm 2013, sau đó sức khỏe của ông đã xấu đi nhanh chóng. Ông đã bị khó thở kèm theo chướng bụng và táo bón. Ông đã mất trong vòng hai tháng sau khi được thả, vào ngày 02 tháng 02 năm 2014 ở tuổi 45. Các thành viên gia đình nghi ngờ rằng ông đã bị tiêm những loại thuốc có hại.

Các trung tâm tẩy não được tổ chức bởi Phòng 610 địa phương thường được gọi là “các trại lao động ngắn hạn.” Tại đây, những phương thức tra tấn vượt quá giới hạn chịu đựng của con người được sử dụng với các học viên Pháp Luân Công nhằm bắt họ từ bỏ niềm tin của mình.

Ông Lưu Hỉ Phong

Ông Lưu Hỉ Phong, một giáo viên trung học tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Quảng Đông, đã trở thành tàn phế do 10 năm bị hành hạ trong tù, bao gồm tra tấn. Ông đã bị giam trong trung tâm tẩy não Tây Lệ tại Thẩm Dương từ tháng 08 năm 2013. Thức ăn của ông đã bị tẩm các loại thuốc phá hủy thần kinh và ông đã cho thấy các triệu chứng đang trên bờ vực của sự suy sụp tinh thần.

Vợ của ông Lưu, bà Vương Hiểu Đông cũng là một học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết vào tháng 07 năm 2003 tại trung tâm giam giữ Nam Sơn. Ông Lưu đã bị kết án 10 năm tù tại cùng thời điểm. Con trai của họ, Lưu Hưởng, đã bị gửi đến trại trẻ mồ côi.

Qua đời do bị tra tấn trong thời gian dài

Cuộc đàn áp trên toàn quốc đã có một ảnh hưởng kéo dài đến vô số học viên, nhiều người trong số họ đã bắt buộc phải sống một cuộc sống vô gia cư và nghèo đói nhằm tránh bị sách nhiễu gay gắt cùng nguy cơ bị bắt. Căng thẳng do lo lắng, sợ hãi và mất gia đình đã là cuộc sống của họ, thậm chí mặc dù họ đã có sức khỏe hoàn hảo nhờ tập Pháp Luân Công trước khi cuộc bức hại bắt đầu.

Bác sĩ Cao Kiệt

Bác sĩ Cao Kiệt trong tình trạng cấp cứu

Sau khi bị biến chứng từ một cơn đột quỵ và liệt giường hơn hai năm, bác sĩ Cao Kiệt, một học viên Pháp Luân Công đến từ thị trấn Đại Điện, quận Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời vào ngày 15 tháng 01 năm 2014 ở tuổi 45. Nguyên nhân đột quỵ là do áp lực gây nên.

Để tránh bị bắt và sách nhiễu thường xuyên, bác sĩ Cao đã rời nhà và liên tục cố gắng trốn chạy cảnh sát. Áp lực như thế đã lấy đi sức khỏe của bà và bà đã bị đột quỵ lại vào tháng 05 năm 2010, hai năm rưỡi sau lần đột quỵ đầu tiên.

Trong khi bác sĩ Cao đang tìm kiếm sự chăm sóc y tế tại bệnh viện quận Ngân Châu vào ngày 12 tháng 06 năm 2010, chủ tọa Lý Tông thuộc tòa án quận Ngân Châu đã bắt giữ bà. Bà đã bị kết án tù bốn năm rưỡi. Bà được thả vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, nhưng bị liệt, mất trí nhớ và không có khả năng nói. Bà đã qua đời năm 2014.

Ông Khúc Huy

Ông Khúc Huy, người bị tra tấn đến mức bị liệt vào 13 năm trước tại trại lao động cưỡng bức thành phố Đại Liên, đã qua đời lặng lẽ vào ngày 19 tháng 02 năm 2014 ở tuổi 45. Cuối cùng ông đã được giải phóng khỏi sự đau đớn mà bản thân phải chịu đựng trong hơn chục năm cuối đời mình.

Trong trại lao động, bộ phận sinh dục của ông Khúc Huy đã bị sốc bằng dùi cui điện nhiều lần, gây nên vết thương mưng mủ. Ông đã bị liệt sau khi những kẻ tra tấn làm gẫy đốt sống cổ của ông.

Ông Khúc Huy đã nằm liệt giường và thậm chí không thể tự chuyển mình. Cuộc bức hại đã tàn phá cơ thể ông và ông đã phải chịu đựng nỗi đau to lớn.

Ông Trịnh Tông Nghiệp và gia đình đã bị buộc trở thành những người vô gia cư hơn 10 năm. Do áp lực kéo dài, ông Trịnh đã mất vào ngày 07 tháng 01 năm 2014 ở tuổi 61. Ông từng sống ở quận Tây Thành thuộc Bắc Kinh và làm việc tại nhà máy xử lý nước thải ở Phương Trang, Bắc Kinh.

Ông Đỗ Chí Anh đến từ thị xã Kiến Xương, thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh đã qua đời vào ngày 16 tháng 01 năm 2014, tám tháng sau khi ông được thả khỏi trung tâm giam giữ của thị xã vào tháng 07 năm 2013.

Chỉ sau một tháng trong trung tâm giam giữ, ông đã không thể nói và tự chăm sóc bản thân do bị tra tấn. Người mẹ hơn 80 tuổi đã phải chăm sóc ông sau khi ông được thả. Lần bắt giữ gần đây nhất đối với ông Đỗ diễn ra vào tháng 07 năm 2013 tại thị xã Kiến Xương thuộc huyện Kiến Xương.

Sau khi trở thành vô gia cư trong năm năm, ông Lưu Thụ Quân đến từ nội Mông Cổ đã qua đời vào ngày 28 tháng 12 năm 2013 ở tuổi 50. Ông đã bị bắt và kết án tù bất hợp pháp nhiều lần. Ông chủ của ông đã hợp tác với Phòng 610 và sa thải ông vào tháng 03 năm 2004 khiến gia đình ông mất đi nguồn thu nhập duy nhất.

Bà Triệu Chí Vân, một nông dân Trung Quốc đến từ thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã qua đời vào ngày 26 tháng 12 năm 2013 do bị bắt giữ, tra tấn, cưỡng bức lao động, giám sát, sách nhiễu nhiều lần.

Bà Triệu đã trở nên ốm với nhịp tim đập bất thường vào năm 2012 và sau cùng đã qua đời vào cuối năm 2013. Bệnh tim của bà bắt đầu từ năm 2001 trong thời gian bị giam giữ tại trung tâm giam giữ Bình Cốc thuộc Bắc Kinh. Bà đã bị đánh đập tàn bạo và bị đổ nước lạnh vào người sau khi bất tỉnh.

Bà Vương Mỹ Phương đến từ thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang chỉ còn da bọc xương khi được thả từ một trại lao động cưỡng bức vào năm 2013. Tóc của bà đã hoàn toàn chuyển sang bạc trắng. Bà run rẩy một cách vô thức và không thể tự chăm sóc bản thân. Trong những năm qua, bà đã bị bắt giữ năm lần và bị giam trong các trại lao động ba lần.

Ông Chu Học Lượng đã tiều tụy trong đau đớn sau khi được thả từ trại lao động Tây Sơn Bình vào tháng 04 năm 2013. Ông đã qua đời vào ngày 14 tháng 01 năm 2014. Toàn bộ cơ thể ông, đặc biệt là hai bàn tay, đã bị sưng lên trước khi ông qua đời. Gia đình ông đã trả 120.000 nhân dân tệ chi phí y tế nhưng việc điều trị không thể cứu sống ông.

Các phương thức tra tấn tàn bạo được sử dụng trong các trung tâm tẩy não, trung tâm giam giữ và nhà tù

Trong suốt hai tháng đầu năm 2014, ít nhất 10 học viên được báo cáo rằng họ bị đưa đến các trung tâm tẩy não. Sự bắt giữ diễn ra tại huyện Hoàng Mai và thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc; thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc; thành phố Liêm Giang, tỉnh Hắc Long Giang; thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam; thành phố Thâm Quyến, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông và các khu vực khác.

Hầu hết các học viên bị bắt đều bị tra tấn nặng nề. Nhiều gia đình có người thân bị giam giữ trong nhà tù Tứ Hội thuộc tỉnh Quảng Đông đã nhận thấy rằng các học viên cực kỳ sợ hãi và không thể nói về bản thân một cách rõ ràng

Anh Hứa Hồng Tân, 21 tuổi, đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 05 năm 2013. Cảnh sát đã bắt giữ anh tại Thượng Hải vì anh nói với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp.

Anh Hứa bị giam giữ và tra tấn trong trung tâm giam giữ Phổ Đông trong năm tháng. Anh đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ trái phép. Để trả đũa, các lính canh đã bức thực anh một cách tàn bạo cho đến khi anh nôn và ho ra máu.

Ông Hoạt Liên Hữu

Ông Hoạt Liên Hữu đến từ quận Bắc Thần thuộc Thiên Tân đã tuyệt thực gần 600 ngày để phản đối việc bức hại. Ông đã được thả trong tình trạng nguy kịch vào ngày 28 tháng 01 năm 2014 vì các lính canh không muốn ông chết trong tù. Ông đã được đưa về nhà từ nhà tù Tân Hải trên một cái cáng.

Tống tiền

Ông Thôi Kim Phong thuộc thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị phòng An ninh Nội địa và cảnh sát khu vực bắt vào ngày 14 tháng 01. Gia đình của ông đã bị họ tống tiền 10.000 nhân dân tệ. Họ được cho biết rằng tiền sẽ trả cho hai người đã tố cáo ông Thôi Kim Phong.

Cảnh sát viên Bạch Ninh đến từ văn phòng cảnh sát thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đã tống tiền trên 2 triệu nhân dân tệ từ gia đình các học viên trong những năm qua. Ông ta đã công khai tuyên bố rằng giá để thả một người bây giờ là 100.000 nhân dân tệ.

Lý Hải long, nhân viên cảnh sát phòng An ninh Nội địa trong khi vực Đại Hưng An thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã bắt học viên Dương Minh Nguyệt và giam cô tại trung tâm giam giữ Gia Cách Đạt Kỳ. Để biện minh cho việc tịch thu 100.000 nhân dân tệ trong nhà cô Dương, ông ta đã nói nó là một phần của “quỹ Pháp Luân Công” và đe dọa chồng của cô, cáo buộc anh “che giấu bằng chứng.” Ông ta còn đe dọa thêm: “Hiện tại anh đang tự do, chúng tôi có thể bắt giữ anh bất cứ lúc nào!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/7/1-2月间法轮功学员遭迫害综述-288446.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/9/145760.html

Đăng ngày 16-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share