[MINH HUỆ 21-07-2013]

Bài liên quan: “Khảo sát thống kê: Về các trại lao động ở Trung Quốc trong 14 năm qua“.

Bối cảnh

Cầm tù là một trong số các biện pháp chính mà chế độ Cộng sản đã sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Website Minh Huệ Net đã công bố 11.597 báo cáo về việc các học viên bị kết án tù từ khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999 đến giữa tháng 07 năm 2013.

Cần lưu ý rằng các số liệu thống kê này được thu thập chỉ dựa trên các báo cáo mà Minh Huệ Net đã nhận được. Người ta đều biết rằng, còn rất nhiều trường hợp khác nữa vẫn chưa được báo cáo bởi vì các nạn nhân lo sợ bản thân và người nhà của họ bị trả thù nếu như dám lên tiếng. Ngoài ra, “Tường lửa Trường thành của Trung Quốc”, chương trình kiểm duyệt Internet của Trung Quốc, đã ngăn chặn thành công nhiều báo cáo được gửi ra ngoài.

Khảo sát thống kê

Biểu đồ này do Minh Huệ Net báo cáo, thể hiện các trường hợp học viên bị kết án tù theo tỉnh. Trong số tất cả các vùng ở Trung Quốc, vùng Đông Bắc, tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông là nghiêm trọng nhất. Việc kết án tù ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quảng Đông và Hà Nam cũng rất nghiêm trọng. Một số nhà tù, như nhà tù Gia Mộc Tư ở Hắc Long Giang, nhà tù Thẩm Dương ở Liêu Ninh, nhà tù Bảo Định ở Hà Bắc và nhà tù Tư Dương ở Tứ Xuyên, đã có tai tiếng về việc tra tấn và ngược đãi các học viên. Nhiều học viên đã chết do phải chịu sự ngược đãi ở những nơi này.

Biểu đồ này thể hiện số lượng các học viên bị kết án tù mỗi năm, dựa trên thông tin được công bố trên website Minh Huệ, phản ánh tình trạng bức hại Pháp Luân Công từ năm 2001 đến 2004, và đến năm 2004 thì lên đến cao điểm. Tình hình trở nên nghiêm trọng vào năm 2001, sau khi chế độ Cộng sản dàn dựng vụ tự thiêu lừa dối tại quảng trường Thiên An Môn nhằm hãm hại và gây kích động thù hận đối với Pháp Luân Công.

Xin vui lòng lưu ý rằng mỗi cột biểu thị số lượng học viên bị kết án tù trong năm đó, mà không phải số lượng học viên bị cầm tù ở thời điểm đó. Án tù phổ biến là từ ba đến năm hoặc cao hơn.

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn đã phần nào xác nhận rằng tội ác mổ cướp nội tạng sống lên đến cao điểm vào giữa năm 2003 và năm 2006.

Phòng 610” – một cơ quan vượt trên cả luật pháp được thành lập ngày 10 tháng 06 năm 1999 (do vậy lấy tên là Phòng 610) chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định liên quan tới cuộc bức hại. Với quyền lực tương tự như Gestapo (cơ quan mật vụ của Đức quốc xã) trong thời kỳ Đức quốc xã, Phòng 610 đã xâm nhập vào từng cấp chính phủ và trực tiếp thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hệ thống tư pháp của Trung Quốc không có quyền lực độc lập, do nó phải trực tiếp tuân theo các mệnh lệnh của Phòng 610 hoặc thông qua Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

Các phiên xét xử Pháp Luân Công đã được định trước về mọi mặt, từ những vu khống cho đến bản án bất công. Tất cả chỉ là những cuộc xét xử hình thức. Thậm chí một số thẩm phán còn nói công khai trong các phòng xử án rằng pháp luật không áp dụng đối với các trường hợp Pháp Luân Công.

Án tù thường đi kèm với lao động khổ sai trong các điều kiện giống như nô lệ. Các quan chức Đảng [Cộng sản Trung Quốc] yêu cầu các nhà tù ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ, thực hiện cái mà họ gọi là “chuyển hóa”. Không đạt được chỉ tiêu “chuyển hóa” sẽ ảnh hưởng không tốt tới các khoản tiền thưởng cho cán bộ và thậm chí có thể đe dọa công việc của họ. Kết quả là, các lính canh thường xuyên tra tấn các học viên một cách tàn nhẫn, hoặc là họ trực tiếp làm, hoặc là ra lệnh cho các tù nhân làm. Những cuộc tra tấn thường dẫn tới thương tích, tàn tật và mất mạng.

Nhà tù không phải là mắt xích cuối cùng trong chuỗi bức hại. Nhiều học viên, sau khi sống sót được qua sự ngược đãi về thể xác và tinh thần trong tù, tiếp tục bị đẩy đến các trung tâm tẩy não. Một lần nữa, điều này lại do Phòng 610 ra quyết định. Các chiến lược tẩy não khác nhau vốn đã được hoàn thiện trong Cách mạng Văn hóa nay lại được sử dụng kết hợp với lao động tay chân nặng nhọc và tra tấn.

Pháp Luân Công dạy con người trở thành người tốt hơn; trở thành những thành viên gia đình, những người hàng xóm tốt hơn và công dân có trách nhiệm. Pháp Luân Công không có hại đối với bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì. Các học viên tự nguyện tiếp tục tu luyện hoặc dừng lại theo ý muốn. Nó chắc chắn không phải là “tà giáo” như các luận điệu điên cuồng của chế độ cộng sản.

Các học viên bị cầm tù chỉ đơn giản vì đức tin của họ và vì các nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc bức hại mà họ phải chịu đựng. Vấn nạn này vẫn đang tiếp tục ở Trung Quốc thậm chí đến tận ngày nay. Mặc dù các quan chức Đảng hô hào cái gọi là “Nhà nước Pháp quyền” khắp Trung Quốc ngày nay, song các hành vi hung ác đối với các học viên Pháp Luân Công cho thấy một sự thật khác hẳn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/21/十四年来中共判刑迫害法轮功学员案例统计图表-276997.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/24/141193.html

Đăng ngày 04-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share