Bài viết của Lý Tịch Nhiên

“Hơn một thập niên sau khi Liên bang Xô Viết cũ và các chính quyền của Đảng Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản quốc tế đã bị toàn thể thế giới phỉ nhổ. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc xuống mồ cũng chỉ là vấn đề thời gian.” – trích từ Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản (ĐCSTQ).

Tại sao cộng sản lại bị toàn thế giới ghét bỏ như thế? Cửu bình đã cho biết rõ rằng sự bạo lực và dối trá của chế độ cộng sản ở Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn đến sự giải thể của nó. Thực ra, nhiều người từng tiếp xúc với Đảng Cộng sản đã từ lâu nhận ra rằng về cốt lõi nó là tà ác và đã dự đoán sự sụp đổ tất yếu của nó. Sau đây là bốn ví dụ.

Tưởng Giới Thạch, người lãnh đạo của Quốc Dân Đảng

Tưởng Giới Thạch, người thành lập Trung Hoa Dân Quốc, đã rất bị cuốn hút bởi “Đảng Cộng sản toàn liên bang (Nga)” (Bolshevik, còn được biết đến với tên “Đảng Cộng sản liên bang Xô Viết”) đến nỗi ông ấy dẫn đầu một “Phái đoàn của Tiến sĩ Tôn Dật Tiên” và bắt đầu chuyến thăm ba tháng đến Liên Xô cũ vào tháng 08 năm 1923.

Tuy nhiên, chuyến thăm đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của Tưởng đối với cộng sản. Trong cuốn sách của ông, Đảng Cộng sản Liên Xô ở Trung Quốc, đã bày tỏ những ý sau (trích dẫn, không nguyên văn).

“Trước khi đến Liên Xô, tôi đã tin rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đã ủng hộ chúng tôi với sự bình đẳng và chân thành mà không có bất kỳ ác ý nào. Tuy nhiên, chuyến thăm đã hoàn toàn xóa bỏ niềm đam mê đối với đảng cộng sản và lòng tin của tôi. Tôi kết luận rằng chiến lược liên minh với Đảng Cộng sản Liên Xô có thể giúp chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây trong thời gian này, nhưng nó sẽ không bao giờ bảo đảm sự độc lập của chúng tôi. Tôi cũng cảm thấy rằng cách mạng thế giới dưới sự ủng hộ của Đảng cộng sản Liên Xô thậm chí còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc.”

Theo Tưởng, Đảng Cộng sản Liên Xô dựa trên hai chiến lược để thực hiện cuộc cách mạng của nó. Một là mãi mãi chiến đấu chống lại kẻ thù giai cấp và hai là dùng bạo lực để duy trì khủng bố trong tâm người dân. Trong suốt giai đoạn cách mạng ở Nga, nó đã chia toàn bộ xã hội thành những giai cấp khác nhau và làm cho họ đấu tranh với nhau. Cuộc cách mạng chỉ được xem là thành công khi giai cấp vô sản đánh bại các giai cấp xã hội khác. Không chỉ vậy, để dành được sự ủng hộ của người dân, Đảng Cộng sản đã không từ thủ đoạn để khủng bố người dân ngay cả khi nó dụ dỗ họ bằng những món lợi nhỏ.

Thực ra, ĐCSTQ đã làm đúng những gì mà Tưởng nói về Đảng Cộng sản Liên Xô từng làm. Không lạ gì mà ông ấy đã chiến đấu quyết liệt chống lại ĐCSTQ trong suốt cuộc nội chiến.

Georgi Valentinovich Plekhanov, cha đẻ của chủ nghĩa Mác tại Nga

Georgi Valentinovich Plekhanov được xem là cha đẻ của chủ nghĩa Mác tại Nga và là cố vấn của Vladimir Lenin.

Tháng 05 năm 1918, chưa đầy sáu tháng sau Cách mạng Nga 1917, ông ấy đã viết một chúc thư mà sau đó đã được gửi đến BNP Paribas, một ngân hàng quốc tế. Trong khi phân loại tài liệu vào tháng 11 năm 1999, ngân hàng đã tìm thấy chúc thư và gửi trả về Nga theo lời đề nghị của Plekhanov.

Chúc thư của Plekhanov đã gây sốc mọi người, bởi vì mọi điều trong đó đã dự đoán chính xác sự phát triển và giải thể của Liên Xô cũ. Sau đây là một vài điểm chính của chúc thư.

“Thứ nhất, khi sản xuất gia tăng, người trí thức sẽ có nhiều hơn người vô sản và trí thức sẽ giữ vai trò chính trong phát triển sản xuất. Lý thuyết của giai cấp vô sản chuyên chính sẽ trở nên lỗi thời.

“Thứ hai, giai cấp vô sản chuyên chính của Bolshevik sẽ nhanh chóng trở thành một chế độ độc tài độc đảng và sau đó là một chế độ độc tài lãnh đạo. Một xã hội được xây dựng trên lừa dối và bạo lực sẽ tiềm ẩn những quả bom mà sẽ nổ tung một khi sự thực được phơi bày.

“Thứ ba, Bolshevik sẽ trải qua bốn nguy cơ theo thứ tự: nạn đói, ý thức hình thái, kinh tế, và nguy cơ sụp đổ. Điều này có thể mất vài thập niên, nhưng kết quả là không thể tránh khỏi.

Thứ tư, sự vĩ đại của một quốc gia không phải ở sự bao la của đất đai hay lịch sử hùng tráng, mà là ở truyền thống dân chủ và mức sống. Miễn là người dân còn sống trong sự nghèo đói và không dân chủ, thì khó mà đảm bảo rằng sẽ không có khủng hoảng hay sụp đổ tất yếu.”

Trữ An Bình, tổng biên tập báo

Trữ An Bình, người từng là tổng biên tập của Quang Minh nhật báo, sau đó đã bị dán nhãn là một trong ba “cánh hữu” chính trong phong trào chống cánh hữu của ĐCSTQ.

Trong một bài viết được đăng trên Nhân dân nhật báo và Quang Minh nhật báo vào ngày 02 tháng 06 năm 1957, Trữ đã gạt bỏ tấm màn che của ĐCSTQ. Với tiêu đề “Một vài đề nghị đối với Chủ tịch Mao và Thủ tướng Chu”, bài viết với giọng điệu sắc bén đã chỉ ra rằng sự cai trị của ĐCSTQ thật ra là chế độ độc tài độc đảng. Nghe nói Mao đã không thể ngủ ngon trong nhiều ngày sau khi đọc bài báo này.

Trở lại năm 1947 khi cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng vừa mới bắt đầu, Trữ đã thấy rõ rằng nền dân chủ mà ĐCSTQ ủng hộ thực ra là chuyên chế vì nó không cho phép tồn tại bất kỳ quan điểm nào khác. Ông đã dự đoán rằng nếu Quốc Dân Đảng thắng, người dân sẽ đối mặt với vấn đề là tự do đến mức nào, nhưng nếu cộng sản thắng thì sẽ chẳng có tự do gì.

Đã gần 50 năm trôi qua từ khi Trữ An Bình qua đời. Nhìn lại, đánh giá của ông đối với ĐCSTQ thật chính xác.

Hồ Thích, một học giả nổi danh

Hồ Thích là hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh và là viện trưởng của Viện Nghiên cứu Trung ương trước đây vào những năm 1940. Thậm Chí Mao Trạch Đông còn tự gọi ông ta là một học trò của Hồ Thích trong những ngày đầu.

Khi quân đội cộng sản bao vây Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1948, họ đã phát loa to trên chương trình phát thanh, hứa rằng Hồ Thích có thể giữ vị trí của ông ở Đại học Bắc Kinh nếu ông chịu ở lại Bắc Kinh. Họ cũng gửi đi các đặc vụ để cố gắng khiến ông hợp tác với Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên Hồ Thích đã rời khỏi Bắc Kinh không chút do dự. Ông cũng khuyên con trai mình là Hồ Tư Đỗ đi cùng, nhưng con ông đã từ chối vì anh ấy không nghĩ rằng Đảng Cộng sản sẽ làm hại mình.

Tại sao Hồ Thích từ chối trở thành viên chức ĐCSTQ? Một bài viết do ông công bố vào ngày 09 tháng 01 năm 1950 đã nói rõ rằng ông không nghĩ sẽ có bất kỳ tự do nào dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản.

Còn Hồ Tư Đỗ thì đã sớm bị ĐCSTQ tẩy não và đã phản bội lại cha mình. Anh ta không chỉ giao nộp mọi tài sản mà Hồ Thích để lại, mà còn viết một bài để chỉ trích và không thừa nhận cha mình.

Hồ Thích không ngạc nhiên bởi điều con trai ông làm. Dù sao thì ông cũng biết rằng không có tự do ngôn luận trong đất nước cộng sản. Bây giờ ông thấy rằng con trai mình thậm chí không có quyền để giữ im lặng.

Mặc dù Hồ Tư Đỗ đã dành cả đời cho ĐCSTQ, nhưng anh ta cuối cùng lại bị bỏ rơi sau khi không còn giá trị. Anh ta đã bị gán nhãn là thành phần cánh hữu trong phong trào chống cánh hữu và đã tự sát vào ngày 21 tháng 09 năm 1957.

Không nghi ngờ rằng Hồ Thích đã khôn ngoan khi thoát khỏi Trung Quốc Đại lục; nếu không ông chỉ có hai lựa chọn: hoặc là chết như con trai hoặc trở thành một con rối của ĐCSTQ.

Từ những học giả cho đến lãnh đạo đảng đối lập và người sáng lập một quốc gia cộng sản, những người này đều có một hiểu biết sâu sắc về bản chất tà ác vốn có của cộng sản. Không ngạc nhiên khi các quốc gia cộng sản khắp thế giới đã bị sụp đổ trong thế kỷ trước. ĐCSTQ sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/21/智者的远见-278450.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/6/141849.html

Đăng ngày 21-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share